Thiên đường du lịch Cồn Cỏ chờ những nhà đầu tư lớn
Như một điểm nhấn nằm dọc theo vĩ tuyến 17, trong những năm tháng chiến tranh, Cồn Cỏ là hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc với những mốc son lịch sử.
Ngày nay, Cồn Cỏ đang trở mình với sứ mệnh mới mang đến những cơ hội cho tỉnh Quảng Trị trong thu hút đầu tư du lịch.
Từ trên cao, có thể thấy màu xanh ngút ngàn của đảo Cồn Cỏ – được kiến tạo từ ngọn núi lửa cổ triệu năm.
Đảo ngọc giữa trùng khơi
Cách đất liền khoảng 15 hải lý, từ cảng Cửa Việt đã nhìn thấy đảo nhỏ nổi lên giữa biển xanh. Khác xa tưởng tượng chòng chành, chiếc thuyền cao tốc Cồn Cỏ Tourist với 80 chỗ ngồi lướt nhẹ trên sóng. Trong ánh nắng mai, biển bạc lấp lánh, du khách có thể bắt gặp những đàn cá chuồn bất ngờ vút lên dưới mặt biển rồi bay xa hàng chục mét.
Chỉ mất 50 phút, du khách đã đặt chân lên hòn đảo Cồn Cỏ hay còn gọi là Hòn Cỏ, Thảo phù, con Hổ hay Hòn Mệ. Được kiến tạo từ ngọn núi lửa cổ giữa biển khơi triệu năm về trước, thế nên Cồn Cỏ không chỉ mang trong mình giá trị về địa chất, tài nguyên mà một bảo tàng tự nhiên hiếm có.
Chỉ mất 50 – 60 phút, du khách đã đặt chân lên đảo Cồn Cỏ bằng các phương tiện hiện đại.
Biển bao quanh nhưng Cồn Cỏ có trên 60% là diện tích là rừng tự nhiên nhiệt đới 3 tầng của đảo núi lửa, những cánh rừng trên thềm san hô quý hiếm còn nguyên trạng của Việt Nam. Đặt nhẹ chân lên những thềm đá bazan hay con đường san hô xuyên qua cánh rừng, có lẽ đó là trải nghiệm khó quên được của du khách khi đến đảo.
Video đang HOT
Nếu du khách gặp cơn mưa giông bất chợt trong một buổi khám phá ở đảo cũng là điều may mắn. Bởi, mọi người sẽ được chứng kiến những con cua đá sống ẩn mình trong những khu rừng kéo nhau về bờ biển để tìm bạn tình. Đây là loại cua đặc hữu của đảo được bảo vệ nghiêm ngặt, chúng thường sống ở hang đá trong rừng, chỉ xuống biển vào mùa sinh sản.
Con đường san hô xuyên qua những cánh rừng tự nhiên nhiệt đới 3 tầng của đảo núi lửa.
Những cái tên Bến Tranh, Bến Nghè, bến Hương Giang, đồi Hải Phòng, bến Hà Đông, bến Đá Đen, ngọn Hải đăng, đài quan sát Thái Văn A… đã trở thành điểm đến không thể thiếu trong hành trình đến đảo. Đó không chỉ là những điểm di tích mà còn là danh thắng của đảo. Là nơi có thể ngắm mặt trời nhô lên từ biển lúc bình mình ở bến Nghè hay phóng tầm mắt quanh đảo trên ngọn Hải đăng ở điểm cao nhất của đảo.
Những cây bàng vuông hàng trăm năm tuổi vẫn xanh tươi như sức sống của đảo nhỏ.
Chỉ cần với chiếc kính lặn, du khách đã có thể ngắm rạn san hô cùng nhiều loài sinh vật biển. Từ các loại cá, hải sâm đến vô vàn các loài ốc, bào ngư. Đặc biệt, rong nho ở đảo Cồn Cỏ sinh sôi mạnh, hạt to và có vị đặc trưng so với các vùng biển khác.
Cùng với tài nguyên thiên nhiên, Cồn Cỏ cũng nằm trong hệ thống các địa danh lịch sử nổi tiếng trong 2 cuộc kháng chiến của quân và dân Quảng Trị. Từ “đảo thép” Cồn Cỏ đang trở thành đảo ngọc bởi sự hoang sơ, thanh bình và yên tĩnh… cùng nhiều điều kiện khác để phát triển thành một tâm điểm du lịch hấp dẫn. Trong đó, Cồn Cỏ có lợi thế với nhiều loại hình du lịch sinh thái và văn hóa, như: Nghỉ dưỡng, ẩm thực, câu cá giải trí và bắt hải sản, tắm biến, lặn biển, du thuyền, du ngoạn xuyên rừng, thăm và xem các di sản núi lửa bazan, các di tích lịch sử…
Rong nho trên đảo Cồn Cỏ mang hương vị độc đáo và sinh trưởng mạnh ở quanh đảo.
Giấc mơ thiên đường du lịch
Đứng trên cột cờ của đảo có thể thấy những sự đổi thay, cơ quan trụ sở cùng nhiều nhà cửa đã hình thành trên đảo nhỏ. Từ bến thuyền với những chiếc thuyền du lịch được đầu tư kỹ lưỡng, những chiếc xe điện đến nhiều con đường rải nhựa để khám phá quanh đảo.
Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch huyện đảo Cồn Cỏ Võ Viết Cường chia sẻ: Với những lợi thế, tiềm năng của Cồn Cỏ, xuyên suốt qua các kỳ đại hội, huyện xác định cơ cấu kinh tế trọng tâm của huyện là Du lịch – Dịch vụ – Thủy sản.
Từ việc tập trung xây dựng và hoàn thiện các loại quy hoạch làm cơ sở đầu tư, kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế – xã hội kết hợp đảm bảo an ninh quốc phòng. Trong những năm qua, cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội, trọng tâm là du lịch, dịch vụ, các công trình phục vụ dân sinh, thiết chế văn hóa trên đảo được đầu tư dần hoàn thiện.
Cơ sở hạ tầng trên đảo ngày càng được hoàn thiện.
Nhiều công trình phục vụ kinh tế và dân sinh đã được xây dựng, như: Hải đăng, khu neo trú bão, cảng cá với tàu trọng tải 300 tấn, nhà điều hành cảng, khu dịch vụ hậu cần nghề cá, nhà phân loại cá, trạm y tế, đài truyền thanh và truyền hình, công trình khu chứa nước…Tính giai đoạn 2005 – 2020, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng trên 1.400 tỷ đồng.
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, tuy là là 1 đảo nhỏ nhưng Cồn Cỏ vẫn thuộc nhóm 84 đảo có diện tích trên 1km2 trong số 2.773 đảo ven bờ Việt Nam… Hình dáng, kích thước và độ cao đảo đủ lớn để chắn gió và độ sâu ven biển đảm bảo cho việc tiếp cận từ các hướng như nhau.
Những chiếc thuyền lên đường đánh bắt quanh ngư trường Cồn Cỏ khi bình minh lên.
Bờ đảo kiểu mài mòn, tích tụ và bờ tích tụ, có trắc diện thoải ở phía Đông Bắc và một phần phía Nam, Tây Nam, thuận lợi cho tiếp cận vào đảo theo mùa gió, là nơi xây dựng bến tàu, đồng thời là những vị trí phòng thủ xung yếu. Với ưu thế gần bờ, Cồn Cỏ thuận lợi về liên lạc với đất liền, dễ dàng tiếp nhận cung ứng lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, vật tư thiết bị.
Với những lợi thế và tầm nhìn chiến lược về một đảo ngọc giữa biển khơi, ông Võ Viết Cường chia sẻ: “Cán bộ, nhân dân huyện đảo Cồn Cỏ mong muốn có một nhà đầu tư chiến lược, tâm huyết đến chung tay cùng chính quyền và địa phương ở đây. Quyết tâm xây dựng đảo Cồn Cỏ thành đảo du lịch và sớm có tên trên bảo đồ du lịch Việt Nam”.
'Thiên đường du lịch' Chiang Mai mở cửa đón khách từ tháng 8
Chiang Mai, tỉnh đông bắc Thái Lan vốn rất hút khách du lịch Việt Nam, sẽ mở cửa trở lại từ tháng 8 cho du khách đã tiêm đủ vắc xin COVID-19, Bangkok Post đưa tin ngày 8-6.
Người dân chờ tiêm vắc xin COVID-19 tại công viên Ratchapruek ở Chiang Mai ngày 7-6
Chính quyền Chiang Mai đang học hỏi để áp dụng mô hình "du lịch hộp cát" (sandbox) của Phukhet, cho phép hòn đảo này đón khách quốc tế từ 1-7. "Mô hình hộp cát" yêu cầu du khách ở lại đảo trong vòng 14 ngày trước khi di chuyển đến các địa điểm khác.
Cả hai địa phương, vốn có nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch, đã bị ảnh hưởng nặng kể từ khi đại dịch ập đến. Chính phủ Thái Lan bày tỏ kỳ vọng rằng "mô hình hộp cát" sẽ là "liều thuốc" cho tình thế khốn khó hiện tại.
Mô hình này sẽ được áp dụng thử nghiệm tại bốn huyện của Chiang Mai bao gồm Mae Rim, Mae Taeng, Doi Tao và Muang trước khi toàn tỉnh được mở cửa trở lại từ ngày 15-10.
Tổng cục Du lịch Thái Lan sẽ đệ trình đề xuất mở cửa trở lại Chiang Mai lên Trung tâm Quản lý tình huống COVID-19 (CCSA) để phê duyệt. Chương trình "hộp cát" của tỉnh này sẽ giới hạn hành trình tham quan của khách du lịch nước ngoài trong các lộ trình cố định, chỉ đưa họ đến những địa điểm đã được lên phương án từ trước và không cho phép du lịch tự túc.
Ông Narong Tananuwat, phó chủ tịch Ủy ban phát triển kinh tế của Phòng Thương mại Thái Lan khu vực phía Bắc, cho rằng Chiang Mai không thể để cho tình hình kinh tế trượt dài hơn được nữa.
Địa phương này là nơi thu hút rất đông khách du lịch nước ngoài và có đóng góp đáng kể đến kinh tế Thái Lan. Doanh thu từ du lịch của Chiang Mai vào năm 2019 là 100 tỉ baht (khoảng 3,2 triệu USD) nhưng con số này đã giảm xuống còn 43 tỉ baht (1,37 triệu USD) vào năm ngoái. Đại dịch đã buộc hơn 60% cơ sở kinh doanh du lịch của Chiang Mai phải đóng cửa.
Ông Narong cho biết làn sóng COVID-19 thứ ba, có sức tàn phá nặng nề nhất cho đến nay, đã thúc đẩy tỉnh này đưa ra các kế hoạch kích thích để cứu vãn ngành du lịch. Tuy nhiên, điều kiện cần là một số lượng lớn người dân địa phương được tiêm chủng trong khi việc triển khai chương trình vắc xin tại đây vẫn còn rất chậm chạp.
Nhiều "thiên đường nghỉ dưỡng" áp dụng "Kỳ nghỉ vaccine" Nhằm vực dậy nền kinh tế phụ thuộc chặt chẽ vào ngành du lịch, một số chính quyền của các hòn đảo du lịch đã lên kế hoạch thực hiện chương trình "kỳ nghỉ vaccine". Chính phủ Indonesia ngày 28/6 cho biết, hòn đảo nghỉ dưỡng Bali sẽ tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 cho tất cả du khách nhằm thúc đẩy lưu lượng...