‘Thiên đường’ của dân chơi Minsk
Dân chơi Minsk có thể tìm thấy tất cả những gì cần cho “xế yêu” tại một nơi gọi là Tề Lỗ.
Ký ức tuổi thơ của những kẻ 8x vẫn là được bố cho ngồi ở bình xăng và chở đi chơi, hoặc chạy theo chiếc xe chỉ để ngửi mùi khói thơm tỏa ra từ ống xả. Rồi những chiếc xe số 4 thì hiện đại, xe ga ra đời đã làm Minsk dần vắng bóng trên đường.
Cả xã Tề Lỗ giàu lên nhờ việc “phá mổ” các loại xe, máy công trình.
Trào lưu chơi Minsk rộ lên trong khoảng ba năm trở lại đây. Giới trẻ bây giờ không xem Minsk là “khù khờ” nhà quê nữa, mà Minsk giờ là phong cách và cá tính. Mang trong mình vẻ đẹp mạnh mẽ cùng tiếng nổ xe 2 kỳ đặc trưng, cộng thêm chút “bụi phủi” cho những ai cưỡi lên nó đang là “chất gây nghiện” cho những kẻ hám “phượt”. Tuy nhiên, do thời gian cũng như đã ngừng sản xuất nên phụ tùng thay thế thiếu thốn, chủ yếu là lấy từ các xe đã cũ không chạy được để sử dụng. Dân điMinsk vẫn nói với nhau rằng: “Muốn kiếm đồ Minks cứ lên Tề Lỗ”. Quả thật, Tề Lỗ là thiên đường phụ tùng không chỉ của riêng Minsk.
Tề Lỗ là một xã thuộc huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc. Từ Hà Nội có thể đi theo quốc lộ 2 lên Vĩnh Yên rồi rẽ trái vào quốc lộ 2C, đi thêm chừng 2km nữa khi thấy hai bên toàn máy xúc, máy ủi, ôtô nằm chơ vơ bên đường là đã tới nơi. Người ta gọi đây là làng “mổ” cũng bởi vì toàn xã gần như chỉ làm một nghề duy nhất là tháo dỡ và phá các loại máy công cụ và xe. Từ những chiếc xe cẩu hàng trăm tấn, xe ben, xe tải đến máy xúc, máy ủi, nhỏ hơn là xe máy, xe đạp đều được mổ xẻ. Trong hàng trăm thứ ấy, dân chơi Minsk tìm được ở đây cả một “kho” phụ tùng tuyệt vời.
Người mua thường phải tự chọn đồ giữa bãi xe.
Chúng tôi vào một nhà anh Rôm, một trong những nơi chứa nhiều Minsk nhất ở đây. Căn nhà được phủ kín toàn xe và phụ tùng, tràn hết cả ra sân và đường. Thông qua các “cò mồi” mà những người dân ở đây biết được ở vùng nào đang bán xe, chỗ nào thanh lý, chỗ nào đấu giá để thu gom về. Xe đưa về sẽ được phân làm nhiều loại khác nhau, loại có giấy tờ đầy đủ sẽ được “độ” lại hoàn chỉnh để bán nguyên con, xe không có giấy tờ sẽ bị “xẻ thịt” để bán phụ tùng.
Từng bộ phận của xe được tháo tung và chất thành từng đống, người mua muốn lấy thứ gì có thể tự ý chọn lựa rất thoải mái. Giá cả cũng chẳng bao giờ cố định, có cái rẻ như sắt vụn, có cái cũng khá đắt. Anh bạn tôi, một tay chơi Minsk khá lâu năm vẫn thường xuyên lên đây “nhặt” đồ, anh cho biết nếu may mắn có thể tìm được rất nhiều đồ còn “zin” như hôm vừa rồi, sau hàng giờ giữa trời nắng oi ả, anh bạn đã tìm được một bộ hơi cốt 0 (bộ hơi còn nguyên cốt). Có thể nói rằng bất cứ đồ gì về Minks ở đây cũng có. Từ bộ điều khiển điện TK, đến vành, thậm chí là giá để hàng sau, nắp cốp hay cao su ốp xích, nắp bình xăng, lá côn, cuộn điện….
Tề Lỗ là địa điểm thường xuyên được ghé thăm của dân chơi Minsk.
Có những nhà chỉ bán đồ đã “mổ xẻ” cũng có nhà chuyên độ xe để bán nguyên con. Ví dụ điển hình cho nhà bán xe nguyên con ở đây là nhà anh Đức. Xe nát từ các nơi được mua về (chủ yếu là từ các tỉnh miền núi phía Bắc) được “tút tát” lại, thay thế các phụ tùng và bán, giá bán tùy từng chiếc dao động trong khoảng 3 – 7 triệu đồng. Theo kinh nghiệm của nhiều người chơi Minsk, nên lên các tỉnh như Bắc Kạn, Thái Nguyên mua xe đã cũ (giá 1 – 2 triệu đồng/xe) về và lên Tề Lỗ tìm đồ rồi tự thay thế sữa chữa lại sẽ tốt hơn là mua xe nguyên con ở đây.
Chúng tôi tiếp tục ghé thăm mấy nhà nữa, điều dễ nhận ra là không chỉ có một mình xe Minsk mà ở đây xe gì cũng có. Từ những chiếc xe máy Trung Quốc với nhiều cái tên lạ hoắc, đến các dòng xe đời cổ lổ sĩ ngày xưa. Từ xe 50 phân khối đến cả xe 750 phân khối. Thật dễ dàng bắt gặp những chiếc Jawa, MZ, Sidecar gần như nguyên vẹn ở đây. Anh Chung, một người có nhiều năm làm nghề ở đây cho biết, có lần làng còn mua được nhiều bộ phận của máy bay và xe tăng.
Video đang HOT
Nếu may mắn, bạn có thể tìm thấy ở đây những phụ tùng còn rất mới và khá tốt.
Thông thường những nhà nhiều đồ và chất đống như anh Rôm, Đức, Chung buộc người mua phải tự tìm đồ rồi về tự lắp. Cũng có nhiều nhà đã chọn lọc sẵn các bộ phận ra cho khách chọn lựa, sửa chữa và lắp ráp luôn cho khách như nhà anh Soạn. Từng món đồ được anh tháo ra, chùi rửa cẩn thận, bảo dưỡng lại và để trên các giá hàng. Giá các món đồ ở đây đều được chọn lọc kỹ nên sẽ cao hơn ở các nhà đổ đống.
Kinh nghiệm rút ra khi đi Tề Lỗ mua đồ là việc bạn phải hiểu biết rõ về chiếc xe của mình, biết được hỏng bộ phận nào, cần thay thế phụ tùng nào để chọn lựa cho phù hợp. Nếu lần đầu chưa biết, nên đi cùng những người đã có hiểu biết để phân biệt được phụ tùng nào còn tốt, còn tận dụng được, cái nào hỏng hoàn toàn. Giá cả ở đây rất “bao la”, gần như là tùy thuộc vào “tính khí” của mỗi chủ cửa hàng. Có những món đồ tưởng rẻ hóa lại giá cao và ngược lại, do đó bạn cần mặc cả để có được giá tốt nhất. Giá bình quân của một số phụ tùng như sau: bộ hơi (không phân biệt còn dùng được hay không) – 120.000đ, bộn côn – 50.000đ, cốp – 20.000đ, giá để đồ – 30.000đ, cụm đèn trước – 30.000đ, ghi-đông – 50.000đ, cao su ốp xích – 40.000đ,…
Theo AutoCar
Sinh viên Việt 'chế' mô tô phân khối lớn từ xe Minsk
Nếu chỉ quan sát, nhiều người sẽ nhầm tưởng đây là một mẫu xe phân khối lớn chứ không phải một chiếc xe Minsk được độ lại, do toàn bộ dàn vỏ xe đã được tái thiết kế.
Từng là một mẫu xe gắn máy quen thuộc và gắn bó nhiều năm với người dân Việt Nam trong những thập niên 80-90 của thế kỷ trước, chiếc xe có nguồn gốc từ Belarus đã dần được thay thế bởi những mẫu xe mới, tiện nghi và hiện đại hơn. Khi đó, xe Minsk lại trở thành phương tiện được sử dụng nhiều ở những vùng núi cao hoặc nông thôn, những nơi có địa hình khó khăn, bởi chi phí sở hữu xe không cao, phù hợp với điều kiện đi lại tại đây.
Cũng chính từ yếu tố chi phí sở hữu xe không cao, chàng sinh viên trẻ Vũ Đắc Tâm đã lựa chọn xe Minsk cho đề tài đồ án tốt nghiệp đại học của mình. Tâm theo học khoa tạo dáng thiết kế sản phẩm của trường ĐHDL Văn Lang, TP. Hồ Chí Minh, nên đã lựa chọn đề tài tạo dáng cho xe mô tô, xuất phát từ một chiếc xe Minsk.
Chiếc xe Minsk được sử dụng để làm lại dàn vỏ.
Tâm chia sẻ, với những kiến thức học được từ trường đại học liên quan đến việc thiết kế, tạo dáng kết hợp cùng niềm đam mê dòng xe Café Racer, anh muốn tạo ra một mẫu xe kết hợp hài hòa yếu tố hiện đại và những đường nét cổ điển.
Bản vẽ phác thảo ý tưởng.
Sau một thời gian lên ý tưởng, vẽ phác thảo với nhiều mẫu khác nhau, Tâm đã chọn được thiết kế ưng ý để bắt tay vào công việc chế tạo. Từ những bản vẽ phác thảo, chàng sinh viên trẻ tuổi tiến hành lên khuôn, tạo dáng bằng đất sét cho xe. Tiếp đó, anh tiến hành các công đoạn đổ nhựa, gia công bề mặt và sơn vỏ xe.
Ý tưởng có phần giống với chiếc xe hoàn chỉnh, tuy nhiên có nhiều chi tiết trên xe đã được chỉnh sửa.
Mặc dù những công việc trên nghe có vẻ đơn giản, nhưng thật ra quá trình thực hiện đã tiêu tốn của chàng sinh viên này khá nhiều công sức và tiền bạc. Tâm cho biết, quá trình lên khuôn thực hiện hoàn toàn thủ công, nên việc căn chỉnh cho cân đối mất khá nhiều thời gian và công sức.
Lên khuôn đất sét và thử tư thế lái xe.
Bên cạnh đó, nhiều chi tiết của xe phải được tính toán và chế lại để đảm bảo độ an toàn khi vận hành, như thiết kế bình xăng, ghi đông xe, và điều chỉnh yên xe cùng tay lái để mang lại tư thế điều khiển xe tốt nhất. Thêm vào đó, quá trình thực hiện cũng hết sức tỉ mỉ và cẩn thận vì phần máy dễ hỏng.
Sản phẩm thành hình, với dàn vỏ bằng nhựa.
Ngoài công sức bỏ ra, Tâm cũng đã phải chi ra gần 20 triệu đồng mua sắm linh kiện, phụ tùng cho xe. Đây là số tiền không hề nhỏ với một sinh viên. Có nhiều lúc mua được linh kiện rồi, nhưng về lắp lên xe không phù hợp lại phải mua loại khác, nên chi phí phát sinh khá nhiều so với dự tính ban đầu.
Thử màu cho xe.
Sau 3 tháng bỏ nhiều công sức và tiền bạc, chàng sinh viên đam mê xe này cũng đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình, với sự giúp đỡ của 2 người bạn. Dưới đây là những hình ảnh đẹp của chiếc xe:
Tác phẩm hoàn thiện, khác biệt hoàn toàn so với mẫu xe Minsk ban đầu.
Cụm đèn pha với vỏ nhựa bên ngoài độc đáo.
Toàn bộ phần máy của chiếc xe Minsk được giữ nguyên, chỉ có bộ ống xả được thay đổi.
Xe sử dụng bộ lốp to bản hơn so với bộ lốp gốc.
HẠ PHONG
Ảnh: Vũ Đắc Tâm
Theo Infonet
Bộ sưu tập xe đạp cổ của dân chơi Hà Thành Hàng chục chiếc xe đạp hiệu Peugeot trị giá hơn nửa tỷ đồng đều đã cũ treo kín các bức tường một quán cafe, nơi gặp gỡ của những người yêu loại xe đạp nổi tiếng của Pháp từ thế kỷ trước. Thời kỳ bao cấp, một chiếc xe đạp Peugeot có thể đổi được cả căn nhà mặt phố, nên không nhiều...