Thiện chí bị xem nhẹ, Mỹ nối lại tập trận trên bán đảo Triều Tiên
“Chúng tôi đã đình chỉ một số cuộc tập trận lớn để thể hiện thiện chí. Tuy nhiên chúng tôi không có kế hoạch ngừng hoạt động này thêm nữa”, AFP dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis trong cuộc họp báo ngày 28/8.
Mỹ nối lại tập trận trên bán đảo Triều Tiên.
Ông Mattis nhấn mạnh rằng việc Mỹ dừng các cuộc tập trận lớn với Hàn Quốc trên bán đảo Triều Tiên vào mùa hè năm nay nhằm tạo dựng lòng tin với Bình Nhưỡng, tuy nhiên đó không phải là quyết định vô thời hạn.
Hiện ông Mattis chưa đưa ra bất cứ dấu hiệu nào cho thấy các cuộc tập trận với những đồng minh trong khu vực sẽ sớm tiếp tục. “Chúng tôi sẽ theo dõi tình hình các cuộc đàm phán rồi xem xét”, vị Bộ trưởng cho biết.
Trước đó, tại cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hồi tháng 6, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định các cuộc tập trận chung Mỹ – Hàn rất tốn kém, trong đó Washington phải trả phần lớn chi phí. Ông tuyên bố ngừng các cuộc tập trận này vì đây là hoạt động “mang tính khiêu khích và không thích hợp”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis.
Mỹ và Hàn Quốc hồi đầu năm đã quyết định dừng các cuộc tập trận chung mang tên Đại bàng non và Thần sấm để tạo bầu không khí hòa dịu với Triều Tiên. Tới tháng 6, hai nước tuyên bố hủy thêm cuộc tập trận Người bảo vệ tự do và 2 cuộc tập trận huấn luyện thuộc Chương trình trao đổi lính thủy đánh bộ (KMEP).
Tuy nhiên, mới đây, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo kế hoạch triển khai thêm tên lửa cho hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) và hệ thống phòng không Patriot ở Hàn Quốc.
Việc nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa đã được Thượng viện Mỹ phê chuẩn trong dự luật chính sách quốc phòng trị giá 716 tỷ USD. Trong đó, 284 triệu USD được chi cho việc cải thiện tính năng đánh chặn và 81 triệu USD để mua thêm tên lửa.
Video đang HOT
Động thái này có phần mâu thuẫn với quyết định hủy tập trận chung với Hàn Quốc của Mỹ trước đó.
Mỹ và Hàn Quốc hồi đầu năm đã quyết định dừng các cuộc tập trận chung mang tên Đại bàng non và Thần sấm.
Đồng thời, Mỹ vẫn tiếp tục duy trì các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên cho tới khi phi hạt nhân hóa hoàn toàn và có thể kiểm chứng.
Về phía Triều Tiên, theo báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc, nước này vẫn chưa dừng các chương trình hạt nhân, đồng thời vi phạm một loạt lệnh cấm vận khi nhập khẩu dầu và xuất khẩu vũ khí trái phép.
Báo cáo trên được đưa ra trong bối cảnh Nga và Trung Quốc đề xuất Hội đồng Bảo an thảo luận về việc dỡ bỏ lệnh cấm vận sau khi lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cam kết tiến tới phi hạt nhân hóa trong hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 6.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt tay nhau sau khi ký kết thông cáo chung sau thượng đỉnh tại Singapore hồi tháng 6.
Tại cuộc gặp với Mỹ, phía Triều Tiên không đưa ra chi tiết cụ thể về kế hoạch thực hiện cam kết. Trong khi đó, giới quan sát nhận xét Bình Nhưỡng có thể sẽ không bao giờ từ bỏ kho vũ khí hạt nhân mà quốc gia này đã xây dựng trong nhiều năm.
Tờ Washington Post ngày 27/8 tiết lộ Tổng thống Mỹ Donald Trump hủy chuyến thăm Bình Nhưỡng của Pompeo sau khi nhận “bức thư hiếu chiến” từ một quan chức cấp cao Triều Tiên.
Được biết, người gửi thư là ông Kim Yong-chol, phó chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên. Trong tuyên bố hủy chuyến thăm, Tổng thống Trump lần đầu tiên công khai thừa nhận nỗ lực của chính quyền Mỹ nhằm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên chưa có tiến triển kể từ sau hội nghị thượng đỉnh với ông Kim Jong-un hồi tháng 6 ở Singapore.
Chu La
Theo vietnamfinance/AFP
Sự "lệch pha" giữa các bên trước thềm đàm phán phi hạt nhân hóa Triều Tiên
Phi hạt nhân hóa Triều Tiên là mục tiêu mà các bên hướng tới trong các cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng mục tiêu này có thể mang tới rủi ro đàm phán không thành công vì định nghĩa phi hạt nhân của mỗi bên dường như đang "lệch pha" nhau.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters)
Khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gặp gỡ Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ngày 27/4 tới đây, chủ đề quan trọng nhất trong chương trình nghị sự chính là tiến trình phi hạt nhân hóa Triều Tiên. Vào đầu tháng 6 tới, ông Kim cũng sẽ gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump và cùng bàn bạc về vấn đề tương tự.
Tuy nhiên, mỗi bên có liên quan như Hàn Quốc, Mỹ, Triều Tiên dường như đang hiểu về phi hạt nhân theo một cách khác nhau và điều này được cho là có thể gây nên những nhầm lẫn và tệ hơn có thể khiến các cuộc đàm phán bế tắc, theo CNN.
Về phía Mỹ và Hàn Quốc, khái niệm phi hạt nhân hóa được hiểu bằng khái niệm "CVID", nghĩa là xóa bỏ toàn bộ chương trình hạt nhân Triều Tiên một cách có thể thẩm tra và không thể đảo ngược. Theo chuyên gia Josh Pollack từ học viện Middlebury, Mỹ, khái niệm này đã được Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc bắt đầu sử dụng từ tháng 10/2006. Từ đó tới nay, thuật ngữ phi hạt nhân hóa vẫn ám chỉ CVID theo quan điểm của Mỹ và Hàn Quốc.
Theo đó, nếu Triều Tiên lựa chọn phi hạt nhân hóa theo cách hiểu của Mỹ, Bình Nhưỡng sẽ phải từ bỏ toàn bộ chương trình vũ khí hạt nhân hiện có, cam kết không tái khởi động trong tương lai và quy trình này sẽ được một bên thứ 3 và các nhà quan sát độc lập giám sát.
Hàng chục năm qua, Mỹ và Hàn Quốc đã theo đuổi mục tiêu này. Vào năm 1991, Bình Nhưỡng và Seoul đã cùng ký tuyên bố chung về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Hai năm sau, Triều Tiên cho biết họ sẽ từ bỏ chương trình hạt nhân để đổi lấy viện trợ quốc tế. Tuy nhiên, vì có nhiều yếu tố bên ngoài tác động mà những cam kết trên đã không thành hiện thực.
Hiện tại Mỹ vẫn đang kỳ vọng vào cuộc họp thượng đỉnh lần này với Triều Tiên. Tổng thống Trump tự tin cho biết ông sẽ làm được những điều mà những người tiền nhiệm chưa thực hiện được. Nhưng ông cũng tuyên bố sẵn sàng rời đi nếu kết quả cuộc họp không được như kỳ vọng.
Về phía Hàn Quốc, Tổng thống Moon cho rằng giữa 2 miền Triều Tiên dường như không có sự khác biệt về khái niệm phi hạt nhân hóa.
Quan điểm của Triều Tiên
Một vụ phóng tên lửa Triều Tiên (Ảnh: KCNA)
Theo Tân Hoa Xã, khi ông Kim Jong-un nói về các cuộc đàm phán nhằm mục tiêu phi hạt nhân hóa, ông dường như không nói rằng điều đó có nghĩa là Bình Nhưỡng sẽ phi hạt nhân hóa, mà ám chỉ phi hạt nhân hóa toàn bộ bán đảo Triều Tiên.
Theo chuyên gia quân sự David Maxwell của viện nghiên cứu Mỹ Triều Tiên, phi hạt nhân hóa trong khái niệm của Bình Nhưỡng bao gồm cả phi hạt nhân hóa Hàn Quốc. Ngoài ra, ông Pollack cho rằng Triều Triên dường như sẽ đưa vấn đề quân Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc vào chương trình nghị sự.
Dù Mỹ không đặt vũ khí hạt nhân ở Hàn Quốc từ năm 1992, nhưng theo quan điểm của chính quyền ông Kim Jong-un, sự hiện diện quân sự của Washington dường như được coi là mối đe dọa hạt nhân với Bình Nhưỡng.
Theo ông Pollack, việc Triều Tiên phát triển chương trình vũ khí hạt nhân dường như một phần là do họ lo ngại mối liên minh quân sự giữa Seoul và Washington. Vì vậy, nếu Mỹ yêu cầu Triều Tiên dừng chương trình hạt nhân, Triều Tiên được cho là cũng sẽ yêu cầu Mỹ đưa quân khỏi Hàn Quốc. Khi đó, sự bất đồng trong quan điểm về phi hạt nhân hóa giữa các bên có thể sẽ khiến cục diện đàm phán có sự thay đổi nhất định.
Chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học Leeds, Adam Cathcart, cho biết hy vọng của các quan chức Mỹ về việc Triều Tiên sẵn lòng từ bỏ chương trình hạt nhân sau cuộc đàm phán tới dường như là quá lạc quan.
Ông Cathcart lấy ví dụ về Iran và Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) ký năm 2015. Về mặt nguyên tắc, Iran đã đồng ý từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân và sản xuất uranium để đổi lại việc các lệnh cấm vận sẽ bị gỡ bỏ. Song thực tế, các bên còn quá thiếu niềm tin lẫn nhau cũng như thiếu đi sự thấu hiểu để hiệp định có thể thực thi một cách thực sự hiệu quả.
"Họ có thể sẽ đồng thuận về mặt nguyên tắc phi hạt nhân hóa. Và quá trình thực thi dường như sẽ khó lòng xảy ra", ông Pollack dự đoán về kết quả hội nghị thượng đỉnh giữa các bên về vấn đề hạt nhân Triều Tiên trong thời gian tới.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Triều Tiên bị nghi thử lò phản ứng hạt nhân giữa lúc căng thẳng hạ nhiệt Một viện nghiên cứu của Mỹ cho biết Triều Tiên có thể đã bắt đầu thử nghiệm một lò phản ứng hạt nhân mới trong khi vẫn tiếp tục tăng cường hoạt động của các cơ sở hạt nhân của nước này. Quân đội Triều Tiên diễu binh tại Bình Nhưỡng (Ảnh: Reuters) Trong báo cáo được công bố ngày 5/4, Viện Khoa...