THIEF và Dishonored – chuyện kẻ đến trước người đến sau
Học tập nhiều từ THIEF, Dishonored giờ đây trở thành tựa game xuất sắc.
Sau 10 năm không xuất hiện trên thị trường, giờ quay trở lại, Thief Reboot vừa có lợi thế của một tựa game đàn anh có tên tuổi rất lớn, vừa có nỗi lo của một kẻ đã vắng mặt quá lâu, lại vừa phải chịu gánh nặng do thành công quá lớn từ những bản trước đem lại. Chưa kể, trong suốt 10 năm ấy, thể loại hành động lén lút cũng đã phát triển rất rộng và để lại nhiều game xuất sắc, cạnh tranh mạnh với Thief. Nổi bật là Dishonored, xuất hiện sau Thief 7 năm.
Việc một game ra sau như Dishonored bị ảnh hưởng mạnh bởi Thief là không thể tránh khỏi và sẽ dẫn đến việc bị người chơi soi xét, so sánh. Giữa hai trò chơi có rất nhiều điểm giống nhau: Bối cảnh thời Victoria, những cơn dịch bệnh khủng khiếp, những tình huống nguy hiểm đến tính mạng làm thót tim người chơi, khả năng đặc biệt của nhân vật chính – và trên hết – cả Thief và Dishonored đều có cốt lõi là game hành động lén lút.
Nếu chỉ so sánh hời hợt bên ngoài thì rất khó thấy được khác nhau cơ bản giữa hai game này. Nếu tìm hiểu tại sao Dishonored có thể thành công vang dội đến như vậy người chơi sẽ phát hiện ra một số vấn đề còn tồn đọng trong Thief, Thief có thể học hỏi rất nhiều từ Dishonored và ngược lại.
Mini sandbox – yếu tố quan trọng hàng đầu
Một trong những yếu tố làm nên thành công của Dishonored, đó là nhà sản xuất đã thiết kế để đây là một game sandbox.
Tất nhiên, “sandbox” ở đây không hiểu được theo nghĩa là một thế giới rộng lớn, để cho nhân vật chính muốn làm thì làm, muốn đi đâu thì đi, tự do khám phá như GTA hay Assassin’s Creed. “Sandbox” tức là game thủ được quyền lựa chọn cách của riêng mình để hoàn thành màn chơi: những tuyến đường khác nhau để đi đến đích cuối, những cơ chế khác nhau để kiểm tra ranh giới của game và những chiến thuật khác nhau để đạt được mục tiêu. Cũng tương tự, các bản trước của Thief đem lại một thế giới mini sandbox cho người chơi để tạo cho họ cảm giác như đang khám phá một thế giới rộng lớn thực sự, không những vậy game thủ còn có quyền thay đổi nhiệm vụ giữa chừng nếu muốn và quay trở lại để hoàn thành bất cứ lúc nào.
Video đang HOT
Trong khi Dishonored hoàn toàn tạo nên được cảm giác khám phá và phiêu lưu thì ngược lại, Thief Reboot lại thiếu vắng đi điều đó.
Thay vì giữ nguyên phong cách mini sandbox của các bản trước, môi trường của Thief Reboot dường như thiếu đi các yếu tố để khám phá xung quanh, và chuyển dần sang hướng tuyến tính (đó là còn chưa kể các trường đoạn chuyển từ góc nhìn thứ nhất sang góc nhìn thứ ba và các hành động rời rạc có thể làm hỏng những trải nghiệm trong Thief).
Tất nhiên, vẫn sẽ có những lộ trình khác nhau để tiến hành nhiệm vụ nhưng chúng không đem lại cho người chơi cảm giác tự mình khám phá ra những tuyến đường này, mà giống như nhà sản xuất cố ý xếp đặt một cách lộ liễu để game thủ có thể dễ dàng tìm thấy. Nhiệm vụ phụ cũng xuất hiện trong Thief nhưng không đa dạng về thể loại như Dishonored được.
Cơ chế chiến đấu, khả năng tập trung (Focus) của Thief và nâng cấp
Một vấn đề mà mọi người vẫn bàn luận nhiều khi so sánh giữa Dishonored và Thief, đó là cơ chế chiến đấu ở trong game. Trong Dishonored, cơ chế chiến đấu được chia làm hai phần: sử dụng công cụ và phép thuật. Chiến đấu đã trở thành một trong những vấn đề mà người chơi quan tâm nhiều nhất. Trong khi đó, Thief lại không khuyến khích điều này.
Hạn chế khả năng chiến đấu của nhân vật để buộc người chơi phải tập trung vào di chuyển lén lút, đó là ý tưởng rất hay, đã từng xuất hiện trong một số game như Mark of the Ninja. Nhưng quyết định đưa vào một hệ thống chiến đấu không có khả năng hoạt động hiệu quả thì lại dễ nảy sinh nhiều rắc rối khác.
Sử dụng khả năng tập trung để phát hiện các chi tiết có thể tương tác được trong môi trường xung quanh, chẳng hạn như một đoạn ống nước có thể leo trèo hay điểm yếu trên người kẻ địch thật sự rất hữu ích, chưa kể nhờ khả năng này người chơi có thể sử dụng được điểm focus để nâng cấp cho một loạt khả năng của Garret. Tuy vậy, vấn đề nằm ở chỗ nhìn vào danh sách những thứ có thể nâng cấp, phần lớn trong số đó lại khá…vô dụng. Ngay chính cả việc dùng khả năng tập trung để tìm các vị trí có thể tương tác trong môi trường, có người khẳng định rằng trong suốt game họ chỉ dùng khả năng ấy có đúng vài lần.
Khả năng tập trung chỉ là một trong rất nhiều những ý tưởng nửa vời và có phần vô dụng trong Thief. Những ý tưởng này không ảnh hưởng gì đến game, không tạo được hứng thú nhưng cũng chẳng tổn hại gì đến trải nghiệm của người chơi.
Hệ thống nâng cấp nói gì về game?
Trong Dishonored, khi cân nhắc việc nên sử dụng điểm nâng cấp như thế nào, người chơi có thể nhìn vào cây hệ thống khả năng có thể nâng cấp của nhân vật và nhanh chóng xác định được cần tăng cho những mục nào. Có những lựa chọn tưởng như vô thưởng vô phạt, chẳng hạn như tăng chiều cao của cú nhảy hoặc triệu hồi một bầy chuột cực kỳ hung hãn để tấn công kẻ thù, tất cả tùy thuộc vào cách mà game thủ tiếp cận trò chơi.
Hay nói cách khác, hệ thống nâng cấp chính là một phần cốt lõi của mini sandbox trong Dishonored, giúp các trải nghiệm trong game ngày một đa dạng, không nhàm chán và đề cao giá trị chơi lại.
Còn hệ thống nâng cấp của Thief thì đi theo hướng khác, khá rời rạc và ít có sự liên kết đến nhau, khiến cho người chơi đôi lúc cảm thấy bực mình vì không biết sẽ phải nâng cấp cho cái gì. Vô tình điều này đã làm nên điểm trừ lớn cho không đáng có Thief.
Thief vs. Dishonored – khi hậu bối qua mặt “sư phụ”
So sánh ở các yếu tố kể trên trong hai game Thief và Dishonored không đủ để chỉ ra hết các giá trị cũng như những điều chưa đạt của cả hai trò chơi này. Thay vào đó, nó chỉ có thể giúp mọi người hiểu rằng có những cơ chế, hệ thống trong Thief rất thừa thãi, vô dụng. Trong khi đó, các yếu tố trong Dishonored lại được sắp đặt hợp lý, khuyến khích người chơi thử hết, dùng hết và chơi hết mình trong thế giới tuy không rộng lớn nhưng vẫn đảm bảo hấp dẫn của game. Đó là một trong những lý do khiến Dishonored trở nên tuyệt vời và khó có thể quên được dù chỉ mới chơi có một lần.
Vấn đề của Thief là game đã lỡ đi quá đà và quên mất rằng điều gì mới thực sự làm cho game trở nên hấp dẫn hơn, đáng chơi hơn. Trong một thế giới giả tưởng như The City, hệ thống Focus có thể thú vị, nhưng không thể phủ nhận Thief cần phải học tập nhiều từ đàn em của mình nếu muốn ngày một tốt hơn và không bị tụt hậu lại.
Theo VNE
Ngỡ ngàng với yếu tố "rình rập" trong Assassin's Creed
Cứ ngỡ những pha rình rập, tấn công lén lút chỉ xuất hiện trong các trò chơi kinh điển như Thieft, Dishonored...Không ngờ, yếu tố "stealth action" này cũng "góp mặt" trong trò chơi đình đámAssassin's Creed: Black Flag.
Các màn chơi rình rập đầy ngẫu hứng này đã được một game thủ ghi lại trên thế hệ máy console mới nhất là PS4. Các pha xử lý của thuyền trưởng Edward khá nhanh và bất ngờ, đúng với tiêu chí "lén lút mà game thủ đã trải nghiệm. Như thường lệ, các môi trường trên đảo hoang hay bờ biển Caribates sẽ là địa điểm lý tưởng cho game thủ tận hưởng yếu tố này .
Theo VNE
Thief công bố ngày phát hành cùng trailer mới Một thế giới đen tối nơi những kẻ giàu có làm chủ thành phố trong khi người nghèo phải vật lộn để sinh tồn - đó là nơi cần đến sự ra tay của một siêu trộm như Garrett. Hãy cùng thưởng thức đoạn trailer CGI đầy hoa mỹ của Thief nhân dịp sự kiện Gamescom 2013 chuẩn bị diễn ra tại Cologne,...