Thích thú với quà tặng hết sức “độc” từ Đông Nhi
Bận rộn thực hiện single Lạnh lùng để kịp ra mắt khán giả trong tháng 11 này cùng lịch diễn khá dày đặc, tuy nhiên Đông Nhi vẫn cố gắng vào phòng thu để hoàn thành một ca khúc dành tặng cho các thầy cô và mọi người nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam sắp đến. Với tên gọi Lá thư gửi thầy, đây là ca khúc rất ý nghĩa mà Đông Nhi đã sáng tác trong thời gian tham gia bộ phim về đề tài học đường – Thứ ba học trò. Tuy nhiên trong lần giới thiệu này đến mọi người, đây là bản hoàn chỉnh và tốt nhất chưa từng được Đông Nhi công bố đấy nhé!
“Khi viết ca khúc này Nhi đã suy nghĩ rất nhiều về những thầy cô đã dạy dỗ Nhi trong suốt thời gian cắp sách đến trường, đó thật sự là một tình cảm rất đáng quý giá mà Nhi hết sức trân trọng và chắc sẽ mãi không bao giờ quên được. Ngoài muốn gửi tặng đến các thầy cô của mình, Đông Nhi cũng hy vọng ca khúc Lá thư gửi thầy sẽ như một món quà mà mọi người có thể sử dụng dành tặng cho thầy cô yêu quý của mình trong ngày trọng đại này. Đặc biệt lần này, Nhi sẽ gửi tặng thêm cho các bạn phần beat của bài hát này để có thể đi thu âm và gửi tặng đến thầy cô của mình nữa” – Đông Nhi vui vẻ cho biết.
Quả là một gợi ý quá thú vị và đặc biệt đúng không nào, giờ mời các bạn cùng thưởng thức Lá thư gửi thầy và có thể tập theo Đông Nhi để thu âm ca khúc này dành tặng thầy cô của mình nhé!
Ca khúc “Lá thư gửi thầy”
Video đang HOT
Theo VCTV
Em sẽ tìm về bên cô!
20 năm trôi qua... tôi chưa một lần về thăm cô!
20 năm đã trôi qua... nhưng những hình ảnh về cô, những kí ức đẹp của tuổi học trò vẫn còn mãi trong tâm trí tôi!
Đã gần 20 năm trôi qua nhưng tôi vẫn luôn khắc ghi hình ảnh cô Hoàng Thị Thanh Lan - "Người Thầy" đầu tiên của tôi tại trường tiểu học Trần Văn Ơn, quận Gò Vấp. 20 năm, biết bao đổi thay, biến cố, vui buồn nhưng câu chuyện về cô vẫn luôn là hành trang tôi mang theo bên mình, nhắc nhở tôi sống tốt hơn, về những giá trị của cuộc sống mà mình may mắn được đón nhận ngay từ những ngày đầu chập chững đi học...
Cái ngày đầu tiên đến trường thật đáng nhớ. Hôm đó là ngày các cô cậu sắp vào lớp 1 được phụ huynh chở đến trường để cô giáo chủ nhiệm phổ biến thông tin nhập học, thế mà cả nhà tôi lại quên mất. Chú hớt hải đạp xe chở tôi đến trường khi buổi sinh hoạt đã kết thúc, trong lớp chỉ còn mình cô giáo đang chuẩn bị ra về. Thế nhưng, cô không hề khó chịu khi học trò đến muộn mà cô vẫn nán lại dặn dò, tiếp chuyện với chú tôi. Cô có khuôn mặt trái xoan, tóc để dài, hơi xoăn, nét đẹp dịu dàng và hiền từ của cô đã khiến chú tấm tắc khen mãi trên đường chở tôi về nhà.
Ngày ấy, gia đình tôi mới từ Bắc vào. Cuộc sống của 1 gia đình mới vừa an cư cũng hòa vào sự khó khăn chung của xã hội. Mẹ tôi làm đủ nghề từ may vá đến buôn bán rau quả, bánh mì,... vì đồng lương Quân nhân ít ỏi của bố đâu đủ trang trải cuộc sống gia đình? Mỗi ngày đi học, bịch Xi-rô đá ở căng-tin hay những tấm hình siêu nhân bán ở trước cổng trường luôn là thứ tôi thèm thuồng, thậm chí là ao ước...
Một buổi ra chơi nọ, cô giáo trẻ gọi tôi lên bàn giáo viên. Cô bảo tôi bỏ một chiếc dép ra rồi cô lấy dậy đo chân của tôi. Với đầu óc con trẻ, tôi cũng chẳng thắc mắc cô đang định làm gì với đôi dép tổ ong đen đúa, mòn đế và đã rách quai gần hết của mình. Hôm sau, cũng vào giờ ra chơi, cô gọi tôi lên bàn giáo viên và trìu mến đưa cho tôi một đôi dép cao su màu xanh mới tinh, có in các nhân vật hoạt hình rất thích mắt. Tôi vui và hớn hở vô cùng, không chỉ vì đó là đôi dép "cao cấp" nhất tôi được xỏ từ trước đến giờ, mà đây còn là món quà đầu tiên tôi nhận được từ người khác.
Cô là người giáo viên đầu tiên để lại trong tôi những kí ức thật khó quên (Ảnh minh họa)
Tiếp sau đó là những cuốn vở trắng tinh, phần thưởng cho những điểm 10 hoặc chỉ là khi cô thấy vở tôi đã gần tràn hết chữ. Cuộc sống lúc bấy giờ khó khăn, lương giáo viên tiểu học thời đó còn rất ít ỏi.. nhưng cô vẫn trích số tiền lương của mình để mua quà cho học sinh của mình.
Thương tôi là thế nhưng cô giáo hết sức nghiêm khắc với tôi... Có lần, vừa đến giờ chơi, cô đã gọi tôi lên mắng xối xả vì thói kiêu ngạo và chủ quan trong việc học. Tôi vẫn nhớ lắm những lời dạy đó - cái lần duy nhất bị cô mắng, vì sau đó tôi vẫn tiếp tục là một trong những đứa học giỏi nhất lớp...
Hết lớp 1, tôi chỉ còn học ở trường thêm nửa năm lớp 2 với một giáo viên khác, cái năm mà tôi học dở kinh khủng và bắt đầu biết nếm mùi đòn roi của cô giáo. Gia đình dời đến nơi khác nên tôi cũng phải chuyển sang một ngôi trường gần nhà hơn. Tôi học tốt hơn và vẫn luôn là học sinh giỏi mỗi năm cấp I. Ký ức về cô cũng không còn sâu đậm trong cái đầu vô âu vô lo của mình...
Thế rồi, 4 năm sau khi chuyển trường, tôi vô tình gặp lại cô, khi mà giáo viên các trường trong Quận luân chuyển chéo để canh thi thử Tốt nghiệp lớp 5, và cô lại chính là giám thị của Phòng tôi. Cô nhận ra tôi trước, còn tôi thì ngờ ngợ... Chỉ một câu hỏi của Cô: " Em có phải là Cường không?", tôi chưa kịp trả lời nhưng cũng đủ để hai cô trò nhận ra nhau từ những cảm giác thân thương. Cô giáo chuyện với tôi ngay từ khi xếp hàng cho đến khi vào phòng thi. Suốt buổi thi hôm ấy, Cô hầu như chỉ đứng gần phía mép bàn nơi tôi ngồi, lặng yên theo dõi tôi làm bài và hỏi chuyện khi tôi đã hoàn thành xong bài sớm. Nhưng, đó cũng là lần cuối tôi được gặp và trò chuyện với cô!
Những năm tháng qua, tôi luôn nhớ về cô với niềm kính trọng vô bờ bến. Câu chuyện về cô luôn là niềm tự hào, một cảm xúc đặc biệt mỗi khi tôi có dịp trải lòng cùng bạn bè. Thế nhưng, thật tệ, tình cảm tôi dành cho cô cũng chỉ dừng lại ở đó. Cái nhút nhát, ngại ngùng của tuổi học trò đã cản bước tôi trở về thăm cô.
Cách đây vài năm, khi quay về, tôi đã tự trách mình khi biết cô đã không còn dạy ở trường từ lâu rồi... Nơi cô ở, mọi thông tin đều rất mơ hồ. Trong ký ức tôi giờ chỉ mang máng về con đường đi vào... Nhưng tôi chắc chắn là mình vẫn sẽ tiếp tục.
Một ngày nào đó, tôi sẽ tìm lại được cô. Tôi tin là như vậy!
Phạm Cường (Theo Bưu Điện Việt Nam)
Những câu chuyện "bó tay" về ngày 20.11 Thực cảnh 20/11 của một số năm trước khiến người phải lắc đầu. Thay vì tri ân thầy cô vào ngày 20/11, nhiều bạn biến nó thành trò cười hay một thảm cảnh bi hài... Thầy cũ - cô mới Một thực trạng rất đáng buồn là nhiều bạn học sinh rất phân biệt giữa thầy người khác và thầy của mình. Nghĩa...