Thích mê 4 bảo bối nhà bếp “nhỏ mà có võ” của Nhật Bản, giá rẻ giật mình không chốt đơn thì quá uổng
Những món bảo bối nhà bếp này đều có giá chỉ loanh quanh vài chục nghìn đồng, chị em sắm hết cũng không lo “hao ví”.
1. Phới lồng đánh trứng dạng nhấn không cần điện
Nếu chưa có điều kiện mua máy đánh trứng tự động thì phới lồng đánh trứng dạng nhấn này sẽ là sản phẩm rất đáng để chị em tham khảo. Sản phẩm không sử dụng điện, chị em chỉ cần nhấn tay cầm xuống là lồng phới sẽ tự động xoay tròn, đơn giản và đỡ tốn sức hơn nhiều so với lồng phới thông thường.
2. Kẹp gắp thức ăn tự đứng
Căn bếp của bà nội trợ Nhật lúc nào cũng sạch sẽ, gọn gàng một phần là nhờ chiếc kẹp gắp thức ăn tự đứng hay ho này. Nhờ thiết kế đặc biệt ở phần đế, chiếc kẹp gắp này có thể đặt trên bàn bếp, bàn ăn mà không lo làm dính vệt thức ăn lên bề mặt. Đầu kẹp có thiết kế mặt nhám giúp gắp thức ăn dễ dàng, không lo lỡ tay làm rơi hay tuột.
3. Túi rác di động dán tường
Đúng như tên gọi, chiếc túi rác này có thể dán lên hầu hết các bề mặt phẳng, từ gỗ, nhựa, gạch cho tới kính. Túi có kích thước 24 x 31 cm, làm từ chất liệu PE dày dặn, chống thấm nước, dùng để gom dầu thừa, thức ăn thừa dạng lỏng rất thích hợp.
Ngoài sử dụng cho phòng bếp, sản phẩm này còn phù hợp để dùng cho phòng khách, phòng tắm và cả trong xe hơi.
4. Dụng cụ đựng và phết bơ
Video đang HOT
Thay vì mỗi lần phết bơ lại mất công rửa thêm 1 con dao, khuyên thật chị em thử sắm dụng cụ đựng và phết bơ hữu dụng này đi, đảm bảo thấy sướng và tiện lợi hơn rất nhiều.
Chị em cần cắt miếng bơ sao cho vừa khuôn đựng (như hình), gắn lõi xoay vào miếng bơ, đậy nắp và bảo quản trong tủ lạnh.
Mỗi khi cần dùng, chị em chỉ cần xoay phần đáy giống như xoay thỏi son, thanh bơ sẽ được đẩy dần ra ngoài. Nếu dùng không hết, chị em nhớ xoay theo chiều ngược lại để rút thanh bơ vào trong khuôn, bảo quản cho lần dùng sau.
Ngắm căn hộ phong cách tối giản trị giá gần 10 tỷ ở Hưng Yên có gì đặc biệt mà nhận được 10 nghìn lượt yêu thích
Không gian rộng rãi theo phong cách tối giản của gia đình chị Hà Nguyễn khiến giới nghiện nhà mê mẩn.
Vợ chồng chị Nguyễn Hà trước giờ chưa bao giờ nghĩ đến chuyện sẽ mua nhà hay xây nhà. Hai vợ chồng đều cảm thấy thoải mái với việc đi thuê. Phong cách sống này mang lại cảm giác cho anh chị là chỉ cần xách đồ vào ở thôi rất sướng, và "nhàn thân". Chỉ cần chọn một căn nhà tốt, rồi đến ở vậy thôi. Cuộc sống như thế nhẹ nhàng và thư giãn hơn hẳn.
Căn hộ của chị Hà nhận được rất nhiều lượt yêu thích và tương tác trên mạng xã hội.
Từ cửa đi vào căn hộ. Chị Hà vẫn đang tìm một bức tranh đẹp để treo ở đây. Hai bên là tủ giầy và gương, thoải mái đựng giày cho gia đình 2 người lớn và 2 em bé.
Tấm đá nguyên khối này mọi người đã phải rất vất vả để khiêng lên do thang máy không vừa. Chị Hà dự định treo tivi ở trên đó, nhưng vẫn chưa nghĩ ra biện pháp để treo.
Toàn bộ không gian phòng khách, nhà bếp.
Nhưng khi bạn lớn sắp vào lớp 1, chị Nguyễn Hà có bầu bạn thứ 2 và rồi một người bạn cứ rủ rỉ kể chị nghe không gian sống của họ, về việc được hít thở không khí trong lành thích thế nào, chất lượng cuộc sống thay đổi ra sao. Và cũng nằm trong tính toán về việc học hành cho bạn lớn, hai vợ chồng chị Hải quyết định mua trong phút chót và đặt mục tiêu về nhà mới trước Tết.
Căn bếp tối giản, sạch bong sáng bóng không một món đồ vật thừa thãi. Tất cả là nhờ hệ tủ lưu trữ lớn được đặt hai bên.
Mùa hè gia đình chị Hà sẽ kê sofa quay ra ngoài ban công thế này để mở cửa hóng gió.
Cửa phòng làm việc chị Hà làm cửa lùa, để nhìn thấy các bé chạy chơi bên ngoài. Nhược điểm là các bé nhỏ tuổi nên còn chưa phân biệt được đây là gương, thời gian ban đầu còn chạy cộc đầu vào.
Phòng làm việc của hai vợ chồng. View nhìn ra ngoài vô cùng đẹp mắt.
Sau đợt giãn cách xã hội, chị Hải nhận thô, thi công trong khoảng 2 tháng. Trước đó hai vợ chồng đã nói chuyện với kiến trúc sư, chia sẻ mong muốn cũng như ý tưởng. " Hai vợ chồng mình đều thích phong cách tối giản, hiện đại, nhưng vẫn phải có những nét phá cách riêng. Căn hộ rộng tổng 212 mét vuông được chia công năng đúng với nhu cầu của gia đình. Trước khi chuyển về thậm chí mình đã tưởng tượng ra cảnh mình sống trong căn nhà thế nào, sử dụng ra sao nên mọi thứ thật sự rất chân thật.
Gia đình có con nhỏ nên luôn thích sự gọn gàng. Do trước đây đi thuê nhà đồ đạc nhiều, mà ở nhà thuê không ưng về thiết kế nên khi tới không gian mới hai vợ chồng muốn tận dụng tối đa công năng để tạo sự rộng rãi, thoáng cho các con phát triển".
Bàn ăn cho 6 người.
Phòng ngủ của bé gái. Khu giường tầng được trưng dụng để chơi. Tầng 1 cũng có thể ngồi để đọc sách.
Lối vào master room.
Phòng ngủ khách nhỏ xinh, ấm cúng. Cửa sổ hướng ra ngoài khu vực phơi phóng giặt đồ.
Theo kinh nghiệm của chị Hà muốn không gian đơn giản thì chị không làm phòng để đồ. Vì chị Hà phát hiện ra đồ cứ nghĩ sẽ dùng thì sẽ lưu kho. Nhưng khi chuyển nhà lại bê nguyên cái kho theo. Chính vì thế, chị Hà vứt hoặc tặng hết những đồ không dùng tới mà chỉ mua đồ cần sử dụng. Hệ tủ trong nhà cũng nhiều nên chị cất hết vào trong cho không gian gọn gàng.
" Tổ ấm của chúng mình là một bước ngoặt mới của hai vợ chồng. Về chi phí thiết kế là 2,5 tỷ. Căn hộ mua thô với giá 7,2 tỷ. Tổng cộng là 9,7 tỷ".
Phòng tắm. Chị Hà thích nhất là quả bồn cầu thông minh cực ấm mông và thanh sưởi khăn tắm best cho mùa đông này. Bồn tắm hiện được dùng để chứa chậu nhựa tắm cho bé.
Tủ xuất hiện ở khắp nơi trong nhà chị Hà. Công dụng là để lưu trữ được tối đa nhất.
Ảnh: NVCC
Bỏ ngay 7 thói quen nội trợ xấu xí này thì căn bếp của bạn mới sạch sẽ, gọn gàng được Những thói quen xấu của người nội trợ sẽ khiến không gian nhà bếp lúc nào cũng ở trong tình trạng lộn xộn chẳng bao giờ sạch gọn nổi. Năm mới rồi, bạn hãy từ bỏ ngay những thói quen nội trợ xấu xí sau đây để giữ cho gian bếp của gia đình luôn ngăn nắp, sạch sẽ nhé! 1. Quăng các...