Thích hải chiến thì phải biết sức mạnh của những con “quái vật” này (Phần 2)
Nếu không tìm hiểu lịch sử cũng như đặc điểm của các loại tàu trong game Thủy Chiến, bạn sẽ không bao giờ trở thành “quái vật trên biển”.
Trong Thủy Chiến, bên cạnh Tuần Dương Hạm và Thiết Giáp Hạm đã giới thiệu trong phần trước, bạn cũng không thể không thuộc lòng đặc điểm của những loại tàu sau:
1. Tàu sân bay
Ngày nay, thay thế cho những chiếc thiết giáp hạm cồng kềnh trong vài trò trung tâm của một hạm đội, lại là một loại tàu còn… cồng kềnh hơn thế, đó chính là những chiếc hàng không mẫu hạm (Carrier) hay goi đơn giản là Tàu sân bay. Tiêu biểu cho loại tàu này là chiếc USS Gerald Ford vừa xuất xưởng mới đây của Hải quân Mỹ, được mệnh danh là tàu chiến đồ sộ nhất thế giới.
USS Gerald Ford
Mặc dù còn chậm chạp hơn cả thiết giáp hạm nhưng độ linh hoạt của nó lại được bổ sung bằng thứ vũ khí nó mang trên mình: không quân. Các máy bay tiêm kích và cả máy bay thả bom đem lại cho tàu sân bay một ưu thế vượt trội so với các loại tàu khác. Tuy nhiên tốc độ chậm cũng như kích thước quá “khủng” khiến cho chúng trở thành mục tiêu dễ bị tìm thấy bằng rada đối phương. Đây chính là một điểm mà các game thủ Thủy Chiến cần cân nhắc trước khi sử dụng loại tàu này.
Tàu sân bay trong game
Hiện tại trong Thủy Chiến, tàu sân bay vẫn chưa được cập nhật. Hy vọng, trong bản update sắp tới, NPH sẽ mở loại hình tàu này để người chơi có thể trải nghiệm đầy đủ những cung bậc cảm xúc khác nhau khi chơi các loại tàu.
Chính vì vai trò của tàu sân bay rất quan trọng nhưng đồng thời dễ bị phát hiện và tập kích, nên yêu cầu về việc bảo vệ chiếc tàu này là vô cùng cấp thiết. Cùng với tuần tuần dương thì nhiệm vụ cao cả ấy được giao cho một chiến binh quả cảm và xông xáo khác, đó là đội tàu khu trục (destroyer).
Khu trục Golden Anshan
Là loại tàu “mỏng cơm” nhất trong hạm đội, nhưng những chiếc khu trục hạm tuy nhỏ mà lại có rất nhiều võ, với vũ khí kinh điển là thủy lôi. Thủy lôi cũng chính là thứ làm nên danh xưng “destroyer” của loại tàu này. Được phát triển gần như đồng thời với thủy lôi, loại tàu này ban đầu được gọi là tàu phóng lôi, với thiết kế nhẹ nhàng và nhanh nhẹn để vượt qua hệ thống tàu bảo vệ của đối phương, để rồi tiêu diệt soái hạm địch bằng một “mũi kiếm” thủy lôi chí mạng. Về sau này, khoa học kỹ thuật càng phát triển thì vai trò của tàu khu trục vẫn vậy, chúng ngày càng nhanh hơn và đương nhiên, chết chóc hơn rất nhiều.
Mê cung thủy lôi
Video đang HOT
Trong lịch sử thì chính Hải quân Đức quốc xã là thế lực ưa chuộng tàu khu trục nhất, với đại diện tiêu biểu là dòng chiến hạm mang mã Z , nổi tiếng với hiệu quả cực cao.
Chiếc Z43 của người Đức
Đặc biệt, các game thủ của Thủy Chiến cần lưu ý rằng khu trục hạm chính là những chiếc tàu có chỉ số “tàng hình” trước rada địch cao nhất trong game, cộng với tốc độ nhanh nhất game khiến nó luôn là kẻ tiên phong không thể thiếu trong mọi trận chiến.Không có khu trục soi đường, thiết giáp hay tuần dương khó mà có thể nhìn thấy kẻ địch. Hơn thế nữa, tàu khu trục còn là thiên địch của một loại tàu được xem là đáng sợ nhất trong đại dương – tàu ngầm.
Z43 trong game
Tàu ngầm
Được xem là một trong những phát minh tài tình và vĩ đại của nhân loại, tàu ngầm đã mở ra một kỷ nguyên chinh phục đại dương mới với nhiều mục đích đa dạng. Trong quân sự, tàu ngầm cũng được xem như một yếu tố không thể thiếu của bất kỳ lực lượng hải quân nào bởi những ưu thế quá lớn mà nó đem lại, nhất là ở độ bất ngờ, gây hoang mang cho quân địch từ ngay dưới lòng biển.
USS Seawolf
Tàu ngầm cũng luôn là niềm tự hào của lực lượng hải quân hùng mạnh nhất đương đại – Hải quân Mỹ, với những chiếc tàu ngầm hạt nhân tối tân được trang bị hỏa lực đáng sợ. Tiêu biểu là chiếc USS Seawolf – “con sói biển” thuộc lớp đầu tiên, biểu tượng của Hải quân Mỹ một thời.
Trong Thủy Chiến, những ưu nhược điểm của tàu ngầm được mô tả hết sức chân thực, với khả năng hoạt động lén lút khi lặn khỏi mặt nước cùng những quả ngư lôi mạnh mẽ, song tốc độ không cao và đặc biệt là HP rất mỏng, một khi bị phát hiện thì cứ “tập xác định” là không lối thoát.
Tàu ngầm U-IIA trong game
Có thể thấy, Thủy Chiến đã xây dựng được hệ thống tàu khá sống động và chân thực, mở ra cho người chơi một sự háo hức vô cùng lớn. Háo hức ấy không chỉ đến từ việc chơi game, mà còn đến từ niềm mơ ước được một lần đắm chìm vào thế giới của những chiến hạm lẫy lừng trong lịch sử, một thế giới khốc liệt những tràn ngập thử thách.
Theo dõi thông tin tại:
Group thảo luận: http://fb.com/groups/thuychien.vn
Trang chủ: http://thuychien.vn
Chơi thử game tại:
Tải bản iOS: https://itunes.apple.com/vn/app/id1208331445
Tải bản Android: https://play.google.com/store/apps/details…
Tải bản PC: http://thuychien.vn/dl
Theo GameK
Thích hải chiến thì phải biết sức mạnh của những con "quái vật" này (Phần 1)
Sự phát triển của năng lượng hạt nhân đã khiến người ta quên đi mất một đoạn lịch sử của World War II, nơi mà cuộc chiến trên biển khốc liệt không kém nơi lục địa. Quái vật trên biển ở thời kỳ đó, chỉ có thể là những chiến hạm.
Từ những đội thuyền chiến của người Vikings, cho tới bao huyền thoại của "kỷ nguyên hải tặc" tung hoành các đại dương ở thế kỷ thứ 17-18,... con người đã dành một phần không nhỏ tinh hoa của mình để chinh phục biển cả.
Và cho đến thời kỳ hiện đại, khi mà nền khoa học kỹ thuật phát triển, những chiến hạm kỳ vỹ, hùng mạnh lần lượt ra đời, tạo nên những trận đánh ác liệt thay đổi cả lịch sử nhân loại. Thời kỳ dữ dội đó đã được tái hiện trong game Thủy Chiến - nơi mà bạn, chính bạn, sẽ trực tiếp điều khiển những "con thủy quái" khét tiếng ấy, quét sạch mọi kẻ thù trên đại dương bao la. Hãy tìm hiểu lịch sử ngoài đời thực của các loại tàu xuất hiện trong Thủy Chiến để luôn chiếm thế chủ động "biết địch biết ta" trong mỗi trận đánh.
Tuần Dương Hạm
Tuần Dương Hạm được mệnh danh là "sát thủ lang bạt"
Trước hết, cần phải kể đến những "sát thủ lang bạt" - Tàu Viễn Dương (Cruiser) hay còn gọi là Tuần Dương Hạm. Xuất hiện lần đầu tiên từ thế kỷ thứ 17 với cái tên "Frigate", những chiếc Tuần Dương Hạm mang trong mình tinh thần của phong cách thủy chiến thời bấy giờ, khi mà những hạm đội, do vấn đề thông tin hạn chế cũng như số lượng chưa nhiều, phải chia nhỏ thành những nhóm tàu riêng rẽ và hoạt động độc lập.
Những tàu này tuy không được trang bị hỏa lực quá cao nhưng lại có ưu điểm về độ cơ động với tốc độ cùng khả năng chuyển hướng mạnh mẽ. Với những tính năng như thế, tàu viễn dương được tin dùng trong những hoạt động chiến thuật, với nhiệm vụ trinh sát và bất ngờ tấn công tàu thương mại của phe địch.
Tàu Tuần Dương Atlanta
Thời kỳ đỉnh cao của Tuần Dương Hạm là vào cuối thế kỷ thứ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, khi mà các trận chiến chớp nhoáng - sở trường của loại tàu chiến này - diễn ra liên tục. Cái tên nổi bật nhất trong gian đoạn này là chiếc Tone của Hải quân Nhật Bản, kẻ từng đem lại sự sợ hãi trên khắp Thái Bình Dương, trong đó có cả trận Trân Châu Cảng. Về sau này, tuy Tuần Dương Hạm ngày càng được sản xuất nhiều hơn, nhưng vài trò của chúng thiên về phòng thủ và hộ tống, chứ không còn tấn công dữ dội như xưa nữa.
Chiếc Tone khét tiếng của Hải quân Nhật Bản
Trong game Thủy Chiến, tính năng và vai trò của những chiếc tàu tuần dương mang hơi hướng hiện đại nhiều hơn. Ở nhiều bản đồ chiến đấu, tuần dương là loại tàu không thể thiếu trong đội hình: hỏa lực vừa đủ, tốc độ vừa đủ, lượng máu và giáp không quá yếu - thật dễ hiểu khi Tuần dương là lựa chọn được yêu thích của nhiều game thủ.
Tone trong game Thủy Chiến
Thiết Giáp Hạm
Song hành cùng những chiếc Tuần Dương Hạm thống trị đại dương trong thời kỳ từ Thế chiến thứ hai trở về trước, chính là những chiếc Thiết Giáp Hạm (Battleship). Đây là những pháo đài trên biển thực sự, được chế tạo với mục đích trở thành hỏa lực chính trong các trận chiến trực diện, hoặc vây ráp các thành phố cảng. Trang bị trong mình những họng súng hủy diệt có sức mạnh lớn nhất cùng lớp vỏ dày dặn, Thiết Giáp Hạm từng là biểu tượng cho sức mạnh hải quân của các cường quốc.
Thiết Giáp Hạm khi vào game
Trận chiến nổi tiếng nhất nơi mà các tàu Thiết Giáp phô diễn toàn bộ sức mạnh của chúng là trận Tsushima của Hải quân Nhật Bản với sự dẫn đầu của soái hạm Mikasa, được chỉ huy bởi Đô đốc huyền thoại Togo Heihachiro, đã hủy diệt hai phần ba hạm đội Nga của Đô đốc Zinovy Rozhestvensky.
Thiết Giáp Hạm Mikasa
Về sau này, khi mà sự phát triển của thông tin tin liên lạc cùng đạn đạo học đã ảnh hưởng quá lớn, thì những nhược điểm của thiết giáp hạm, đặc biệt là tốc độ chậm chạp cùng tầm hoạt động bị hạn chế, đã khiến chúng không còn được tin dùng trong hải quân các nước nữa. Tuy nhiên, trong Thủy Chiến thì loại tàu này vẫn được tái hiện đầy hào hùng sống động, và được nhà sản xuất "buff" lên kha khá. Thiết Giáp Hạm luôn luôn là dòng hỏa lực lớn nhất game, giáp giày và lượng máu cao khiến chúng thực sự là tấm lá chắn vững chắc cho đồng đội.
Mikasa trong Thủy Chiến
Hãy cứ tưởng tượng khi xung quanh toàn các Khu trục và tuần dương với lượng máu chỉ tầm 6000 đến 12000, chiếc Thiết Giáp Hạm của bạn lừng lững xuất hiện với 32000 máu, quả thật khiến đối thủ nản lòng.
Tìm hiểu thêm về các loại tàu tại http://thuychien.vn hoặc http://facebook.com/thuychien.vn
Theo GameK
Tặng 250 Giftcode Thủy Chiến nhân dịp ra mắt tại Việt Nam Nhân dịp gMO Thủy Chiến mới ra mắt tại Việt Nam, chúng tôi xin gửi tặng độc giả 250 Giftcode "Huân Chương Chiến Công" cực giá trị. Nhân dịp gMO Thủy Chiến mới ra mắt tại Việt Nam, chúng tôi xin gửi tặng độc giả 250 Giftcode "Huân Chương Chiến Công" cực giá trị. Giá trị Giftcode Được biết, Thủy Chiến là game...