Thích bới móc người khác, lảng tránh nói về mình
Có lẽ tính xấu lớn nhất của người Việt chính là việc “Người Việt sợ nói về tật xấu của chính mình”.
Trong một thời gian dài, báo chí và các phương tiện truyền thông đều chỉ nêu lên những mặt tích cực của người Việt. Mở bất kỳ tờ báo hay sách nào, chúng ta cũng thấy ca ngợi người Việt yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm, thông minh, chăm chỉ, cần cù, hiếu khách… Phụ nữ Việt Nam thì luôn được nhắc đến với những mỹ từ như “đức hy sinh cao cả”, “yêu thương chồng con”…
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn thời bao cấp cũng không có bằng chứng nào để phản bác những nhận định ấy. Một số ít ỏi người Việt được lựa chọn kỹ có cơ hội ra nước ngoài học tập, làm việc bị quản lý chặt chẽ nên cũng không gây tai tiếng gì.
Thời mở cửa, cơ hội giao lưu với bên ngoài tăng lên, những nhận định một chiều ấy làm chúng ta nhiều khi rơi vào hoàn cảnh dở khóc dở cười.
Có lần nói chuyện với anh Nguyễn Thành Nam FPT, anh kể lần đầu đi thuyết phục người Nhật ký HĐ với công ty, đối tác hỏi: “Bên công ty các ông có lợi thế gì so với Ấn Độ?”Các anh trả lời theo quán tính: “Chúng tôi là người Việt Nam, cần cù, thông minh, sáng tạo”. Đối tác bảo: “Thế các ông nghĩ người lao động nước khác đều lười biếng, ngu đần, không sáng tạo hay sao?”
Đoàn đàm phán ắng lại. May về sau đối tác cũng đồng ý cho cơ hội và nhờ hiểu được sai lầm trong việc đánh giá quá cao bản thân, các anh đã tập trung làm tốt công việc để trở thành đối tác lâu dài của Nhật Bản.
Tính xấu của người Việt là do bản chất hay do môi trường? Ảnh: Afamily
Trong tiến trình hội nhập quốc tế và kinh tế thị trường, những nhược điểm của người Việt ngày càng lộ rõ.
Khắp nơi lan tràn thông tin người Việt lấy thừa mứa đồ ăn rồi bỏ đi khi ăn buffet, vào siêu thị bóc hàng hóa mà không mua; công nhân lười biếng, trốn việc ăn cắp vặt ; phụ nữ đánh chửi nhau ngay ngoài phố; đàn ông bỏ bê việc nhà, con cái, nhậu nhẹt bia rượu nhiều nhất thế giới…
Video đang HOT
Tuy nhiên, tính xấu lớn nhất của người Việt như nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn đã nhận định, đó chính là việc “Người Việt sợ nói về tật xấu của chính mình”. Chính vì vậy dù thông tin về các thói hư tật xấu của người Việt lan tràn khắp nơi nhưng người Việt lại sẵn sáng nổi đóa lên khi có ai đó chê mình. Hàng loạt người Việt tấn công trang Facebook của Bill Gates khi ông đăng hình ảnh cột điện nhằng nhịt ở VN, hay ném đá dữ dội blogger Matt Kepnes khi ông đăng bài chê du lịch VN trên Huffington Post…
Không chỉ dân chúng, các cơ quan quản lý VN cũng không có văn hóa lắng nghe phản hồi của dân chúng. Người dân có ý kiến tiêu cực rất dễ bị đì như vụ phạt tiền 5 triệu đồng đối với hai cán bộ chê Chủ tịch tỉnh này trên Facebook. Thực tế cho thấy việc thiếu tinh thần phê và tự phê đã ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của từng cá nhân và cả nền kinh tế – xã hội VN.
Theo số liệu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), năng suất lao động của Việt Nam năm 2013 thuộc nhóm thấp nhất Châu Á – Thái Bình Dương, thấp hơn Singapore, Nhật và Hàn Quốc lần lượt là 15 lần, 11 lần và 10 lần .
Năng suất lao động thấp dẫn đến GDP tăng trưởng chậm và thu nhập người lao động Việt Nam thua kém nhiều so với các nước trong khu vực, làm đất nước sa vào bẫy “ thu nhập trung bình” trong khi VN mới vừa thoát khỏi danh sách các nước có thu nhập thấp.
Tuy nhiên, sự yếu kém của người Việt dường như được hạn chế rất nhiều khi có cơ hội làm việc ở nước ngoài, nhất là các nước phát triển.
Những ai có dịp ra nước ngoài sẽ thấy du học sinh, người lao động Việt thuộc nhóm tương đối khá so với nhiều nước nên được nước sở tại tín nhiệm. Có dịp du học ở Anh, tôi ngạc nhiên khi biết du học sinh TQ phải đóng tiền để kiểm tra tư pháp còn VN thì không vì cộng đồng VN ở Anh thuần hơn cộng đồng TQ.
Người Việt ở Czech được đánh giá là nhóm nhập cư thành công nhất vì hầu hết buôn bán lương thiện, có thu nhập khá, không tham gia băng nhóm tội phạm và con cái học giỏi. Người Việt ở Mỹ, Canada, Đức, Pháp… hầu hết đều có được cuộc sống tốt, ổn định và hội nhập tốt với nước sở tại.
Tất nhiên ở một số quốc gia vẫn có người Việt buôn lậu, trồng cần sa, ăn cắp, trốn việc… nhưng tỷ lệ đó có vẻ nhỏ hơn nhiều so với đa số người sống hiền lành, tuân thủ luật pháp nước sở tại.
Vậy những yếu kém của người Việt trong hành vi, năng suất lao động… là do bản chất hay do môi trường?
Để trả lời câu hỏi này cần một cuộc điều tra sâu rộng.
Theo một kết quả điều tra về người nhập cư ở Mỹ, nếu coi năng suất lao động của một lao động nhập cư vào Mỹ là 100%, thì năng suất lao động của người ấy ở nước bản xứ chỉ đạt 23%. Trong mức chênh lệch 73% ấy, công nghệ ở Mỹ chỉ góp vào 22%, còn 51% còn lại là do các thể chế kinh tế thị trường và nhà nước đem lại.
Vì vậy, người nhập cư qua Mỹ nói chung và người Việt ở Mỹ nói riêng đạt năng suất lao động và thành công gấp hơn 4 lần khi ở quê nhà họ, chủ yếu là nhờ môi trường pháp luật, thể chế của Mỹ đã có sự khuyến khích phát triển cá nhân và kiềm chế những tàn dư văn hóa lạc hậu.
Thay đổi văn hóa, nếp nghĩ của hàng ngàn năm là việc rất khó khăn, đòi hỏi trước hết là phải thay đổi từ môi trường pháp luật, thể chế. Trong hoàn cảnh nợ công đã ở mức báo động, xã hội nhiều dấu hiệu khủng hoảng nghiêm trọng, hy vọng mỗi người dân Việt và các cơ quan quản lý cần thức tỉnh để xây dựng hình ảnh mới cho người Việt trước khi quá muộn!
Theo Vietnamnet
Lương tăng - vẫn chưa đủ sống
Hiện nay, trong quá trình hội nhập, toàn cầu hóa, các DN không thể dựa mãi vào ưu thế giá nhân công rẻ làm bàn đạp phát triển và gia tăng lợi nhuận. Đồng thời, nếu không có chính sách đãi ngộ hợp lý thì nguồn nhân lực sẽ tiếp tục có sự dịch chuyển nhanh chóng sang các khu vực khác.
Sau khi biết thông tin, Hội đồng tiền lương Quốc gia vừa chốt phương án tăng lương năm 2017 để trình Chính phủ xem xét, thông qua trong thời gian tới với mức đề xuất tăng 7,3% so với năm 2016, tương đương 213.000 đồng (trung bình mức tăng lương sẽ dao động từ 180.000 đồng - 250.000 đồng/tháng tùy theo từng vùng), nhiều công nhân làm việc tại KCX Linh Trung (Q. Thủ Đức) cho biết, họ không quá vui mừng bởi mức tăng chưa thực sự đáp ứng kỳ vọng đặt ra trong bối cảnh nguồn thu chính từ tiền công, tiền lương của phần lớn người lao động đang khá eo hẹp.
Nhưng với tâm lý "có còn hơn không", hay "thêm đồng nào đỡ chật vật đồng ấy" nên nhiều người vẫn hy vọng dù ít nhưng mức tăng này sẽ giúp cải thiện một phần cho các chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ.
Chị Vũ Thị Ngân, công nhân nhà máy K.T chuyên sản xuất giày dép thuộc KCN Vĩnh Lộc (huyện Bình Chánh) phân trần, đối với công nhân, khi đời sống, thu nhập còn thấp thì tăng lương dù là 100.000đ - 200.000đ/tháng cũng đáng quý lắm rồi.
Nhưng lo nhất là lương chưa tăng thì bao nhiêu chi phí khác đã ầm ầm lên theo. Hơn nữa người thuê lao động, chủ DN có thể vì lý do này mà thậm chí cắt giảm, cho công nhân nghỉ việc với lý do phải cân đối nguồn chi...
Lo ngại này của chị Ngân cũng như nhiều công nhân khác không phải là không có lý, bởi thực tế ở những lần điều chỉnh, tăng lương trước, cũng đã từng diễn ra thực trạng này. Phó tổng giám đốc một DN dệt may tại TP. HCM tính toán, trong bối cảnh kinh tế, lạm phát hiện nay nếu mức tăng trưởng của DN chỉ tương đương 10%/năm, sau khi trừ các khoản chi phí thì DN lời lãi chẳng được bao nhiêu.
Nếu lại phải tiếp tục cõng thêm các khoản tăng từ tiền lương, bảo hiểm y tế, tai nạn, thất nghiệp, phúc lợi xã hội... thì DN đành phải tìm cách cắt giảm bớt nhân công để tiếp tục duy trì hoạt động.
Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Thu Hồng, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, nếu tính theo hướng đó thì DN mới chỉ nhìn trước mắt mà chưa thấy lợi ích lâu dài. Bởi thực tế từ trước tới nay, lương cơ bản vẫn được coi là yếu tố tiên quyết để "giữ chân" người lao động gắn bó với công việc, và làm giảm bớt tình trạng một số DN tìm cách ép người lao động, công nhân làm thêm ngoài giờ, tăng ca qúa mức để có thêm thu nhập.
Nếu đem mức lương hiện tại của người lao động Việt Nam so sánh với lạm phát, chi phí sinh hoạt hàng ngày, các khoản bắt buộc phải trả thì tiền lương chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Cụ thể, khảo sát mới nhất của Tổng LĐLĐ Việt Nam cho thấy tiền lương, thu nhập thực tế của đa số công nhân hiện nay mới chỉ đáp ứng được 70% - 80% mức sống tối thiểu. Lương thấp nên gần 90% công nhân phải làm thêm giờ để tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống.
Ngoài ra, gần 80% công nhân không có tích lũy, 70% không có nhà cửa ổn định bởi thực tế giá nhà tại Việt Nam cao hơn đến vài chục lần so với thu nhập thông thường của người dân... Thực trạng này cho thấy đời sống của đại bộ phận người lao động còn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.
Nhìn ở khía cạnh khác, một chuyên gia kinh tế cho rằng, việc tăng lương của Chính phủ đã có lộ trình rõ ràng, mức tăng 7,3% năm 2017 đã thấp hơn so với đề xuất dự kiến ban đầu và thấp hơn mức tăng 12% của các năm 2015, 2016, cũng như phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế và mức độ tăng trưởng của các DN.
Vấn đề quan trọng là các DN sản xuất kinh doanh trong nước cần phải hoạch định cho mình chiến lược cụ thể, thúc đẩy gia tăng năng suất lao động thay vì chỉ ngồi đó than khó.
Hiện nay, trong quá trình hội nhập, toàn cầu hóa, các DN không thể dựa mãi vào ưu thế giá nhân công rẻ làm bàn đạp phát triển và gia tăng lợi nhuận. Đồng thời, nếu không có chính sách đãi ngộ hợp lý thì nguồn nhân lực sẽ tiếp tục có sự dịch chuyển nhanh chóng sang các khu vực khác.
Theo Thời báo Ngân hàng
Vinamilk 20 năm liền được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao Vinamilk là thương hiệu sữa duy nhất trong số 500 doanh nghiệp được người tiêu dùng bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao 20 năm liền. Vừa qua, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) đã tổ chức lễ công bố 500 doanh nghiệp đạt danh hiệu HVNCLC năm 2016 do người tiêu dùng bình chọn. Tham dự và...