Thị trường xe tháng 6/2021: Vinfast bám sát Toyota
Trong tháng 6, thị trường ô tô Việt Nam tiếp tục sụt giảm kể từ đỉnh dốc thiết lập vào hồi tháng 3 cho thấy sự ảnh hưởng không nhỏ từ dịch Covid-19.
Trong tháng 6, báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam ( VAMA) cho biết, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 23.587 xe, giảm 8% so với tháng 5 và tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể hơn, trong số 23.587 xe đã bán, các hãng xe đã bán ra 15.802 xe du lịch (giảm 10% so với tháng trước đó); 7.131 xe thương mại (giảm 5%) và 654 xe chuyên dụng (giảm 25%).
Sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 13.365 xe, giảm 3% so với tháng trước và số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 10.222 xe, giảm 13%.
Với các hãng xe ngoài VAMA, TC Motor (đơn vị đang phân phối xe du lịch Hyundai) công bố kết quả bán hàng tháng 6 đạt 5.558 xe, bán giảm 8,18% so với tháng 5. Cộng dồn 6 tháng đầu năm, số xe của hãng này bán được là 34.035, giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Một thương hiệu khác không nằm trong báo cáo VAMA là Vinfast cho biết, kết quả kinh doanh ô tô tháng 6 là 3.517 xe ô tô bán ra, đã đạt mức tăng trưởng 23% so với tháng 5.
Video đang HOT
Như vậy, so với 3 tháng trước đó, thị trường ô tô Việt Nam đang có dấu hiệu “tụt dốc” dần đều. Lượng bán xe của tháng 6 chỉ cao hơn tháng 1 với cách biệt là 10.002 xe, và ít hơn tháng đang nhiều nhất (tháng 3) là 7.640 xe.
Tính luỹ kế, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường từ đầu năm đến hết tháng 6/2021 là 150.481 xe, tăng 40% so với cùng kì năm ngoái.
Biểu đồ tiêu thụ ô tô trong 6 tháng đã qua. Nguồn VAMA
Trong số hơn 20 thương hiệu xe ô tô đang bán tại Việt Nam, Hyundai tiếp tục vượt trên Toyota để dẫn đầu thị trường xe du lịch trong tháng 6 với 5.558 xe, Toyota xếp sau với 5.127 xe. Vị trí số 3 thuộc về Vinfast với 3.517 xe sau khi đánh bật Kia khỏi vị trí cũ (tháng 5). Kia rớt 1 bậc xuống vị trí số 4 với 3.290 xe. Đứng sau Kia ở vị trí số 5 là Mitsubishi với 1.825 xe.
Việc Vinfast leo lên Top đầu bảng các hãng xe bán chạy đã tiếp diễn nhiều tháng, nhưng việc lên vị trí số 3 được coi là bước ngoặt lớn của thương hiệu xe Việt. Góp công đầu cho thành tích này chính nhờ sự gia tăng lượng tiêu thụ của chiếc xe cỡ A là Fadil. Đã hai tháng liên tiếp, Fadil dẫn đầu doanh số ôtô tại thị trường Việt Nam.
Trên bảng danh sách kết quả bán hàng của VAMA, tỷ lệ tăng trưởng âm so với tháng 5 vẫn “chiếm sóng” cho thấy một kết quả chưa thực sự tốt đẹp bất chấp tháng 6 đã diễn ra các cuộc đua khuyến mại giảm giá rầm rộ.
Không chỉ các dòng xe nhỏ mà nhiều mẫu xe SUV từ Honda CR-V đến Mazda CX-8, Ford Everest, Peugeot 3008 và 5008 đã chạy đua giảm giá mạnh, xả hàng tồn, kích cầu doanh số với số tiền giảm lên tới 160 triệu đồng.
Bức tranh toàn cảnh trên cho thấy tác động không nhỏ từ đợt bùng phát dịch Covid-19 hồi tháng 5 đến nay đang khiến sức mua xe của người dân giảm dần. Dự báo, trong các tháng tiếp theo khi dịch bệnh chưa thể khống chế, thị trường ô tô Việt Nam có thể bước vào giai đoạn khủng hoảng tiêu thụ, nhất là trong tháng 7 âm lịch tới đây (bắt đầu từ ngày 8/8 dương lịch).
Sức mua xe ôtô trong nước lao dốc 15% trong tháng 5
Trong tháng 5, doanh số bán hàng của toàn thị trường xe ôtô Việt Nam đã giảm 15% so với tháng 4 trước đó do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 bùng phát, nhưng vẫn tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh số bán hàng của toàn thị trường xe ôtô Việt Nam đã giảm 15% so với tháng 4. Ảnh: VAMA.
Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) trong tháng 5.2021, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt số lượng 25.585 xe, giảm 15% so với tháng 4.2021 và tăng 34% so với cùng kỳ năm 2020.
Cụ thể, tháng vừa qua, thị trường trong nước đã tiêu thụ 17.581 xe du lịch, giảm 14%; 7.482 xe thương mại; giảm 16% và 522 xe chuyên dụng, giảm 33% so với tháng 4 trước đó. Sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 13.825 xe, giảm 20% và số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 11.760 xe, giảm 7% so với tháng 4.2021.
Theo đó, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường tính đến hết tháng 5.2021 tăng 53% so với cùng kì năm ngoái. Trong đó, xe ôtô du lịch tăng 51%, xe thương mại tăng 56% và xe chuyên dụng tăng 59% so với cùng kì năm ngoái. Doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước tăng 42% trong khi xe nhập khẩu tăng 69% so với cùng kì năm ngoái.
Trong số các hãng xe, Hyundai tiếp tục là thương hiệu ôtô bán chạy nhất tháng 5 với doanh số 6.053 xe. Đứng ở vị trí tiếp theo lần lượt là Toyota với 5.139 xe, Kia 3.336 xe, VinFast 2.845 xe, Mitsubishi 2.719, Mazda 2.426 xe... Những hãng xe còn lại đa số có doanh số dưới mức 2.000 xe.
Theo các chuyên gia và diễn biến trên thị trường, do ảnh hưởng dịch COVID-19 diễn biến phức tạp kể từ đầu tháng 5 đến nay đã khiến thị trường giao dịch chậm lại, sức mua giảm sút do người dân hạn chế di chuyển đi lại trong mùa dịch căng thẳng. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu chip và chất bán dẫn thiếu hụt khiến một số hãng không đủ linh phụ kiện để hoàn thiện xe để bàn giao cho khách.
Tuy nhiên, ngay sau khi doanh số tháng 5 giảm sút, trong tháng 6 này, các hãng đã liên tục tung ra các chương trình khuyến mại, giảm giá, quà tặng để kích cầu trở lại. Hiện nay, nhiều mẫu xe từ giá rẻ đến hạng sang đều đang được các đại lý giảm giá từ mấy chục triệu đến hơn một trăm triệu đồng.
Tiêu thụ ô tô giảm thê thảm khi hết ưu đãi thuế trước bạ Sau 2 tháng kết thúc ưu đãi thuế trước bạ cho xe lắp ráp trong nước, thị trường ô tô Việt Nam có lượng bán xe "tuột dốc" không phanh, không chỉ xe nội mà xe nhập khẩu cũng khá "èo uột". Theo báo cáo mới nhất từ VAMA (Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam), trong thang 2, doanh...