Thị trường xe sang Brazil được nhiều ‘ông lớn’ để mắt
Hãng xe hơi Nhật Bản Honda cho biết đang lên kế hoạch bán thương hiệu Acura tại Brazil, bắt đầu từ năm 2015. Như vậy, Acura trở thành nhà sản xuất mới nhất để mắt tới thị trường xe sang tại quốc gia Nam Mỹ này.
Không chỉ Acura, nhiều thương hiệu xe hơi nổi tiếng khác cũng coi Brazil là thị trường trọng điểm để tăng trưởng trong tương lai. Chỉ trong vòng 5 năm qua, thị trường xe hơi Brazil đã tăng trưởng gấp gần 7 lần. Năm 2010, Brazil đã vượt qua Đức để trở thành mảnh đất tiêu thụ ô tô lớn thứ 4 trên thế giới.
“Người giàu đang ngày càng trở nên giàu hơn tại Brazil”, ông Jaime Ardila, phụ trách khu vực Nam Mỹ của General Motors nói. “Đã đến lúc bắt đầu nghĩ về việc đưa Cadillac tới Brazil”.
Còn đối với thương hiệu xe hơi xứ Bavaria, Brazil được xem là “miền đất hứa” trong tương lai. BMW đã quyết định đầu tư 200 triệu euro (tương đương 261 triệu USD) để xây dựng nhà máy mới tại Brazil, sau khi các lãnh đạo cấp cao của hãng xe này gặp Tổng thống Dilma Rousseff.
BMW chuẩn bị xây dựng nhà máy sản xuất trị giá 261 triệu USD tại Brazil.
Phó chủ tịch Ian Robertson cho biết nhà máy mới đặt tại phía nam của bang Santa Catarina sẽ bắt đầu sản xuất vào cuối năm 2014, với công suất khoảng 30.000 xe/năm. Hiện tại, xe sang chỉ chiếm 1,3% tổng doanh số tại thị trường xe hơi lớn thứ 4 thế giới này.
Video đang HOT
Trước đó, vào tháng 8 vừa qua, Ford cho biết hãng sẽ giới thiệu thương hiệu Lincoln sang trọng tại Trung Quốc trong vòng 2 năm, tuy nhiên giám đốc kinh doanh toàn cầu Jim Farley tiết lộ hiện hãng xe Mỹ chưa có kế hoạch đưa thương hiệu này tới Brazil.
“Chúng tôi không có bất kỳ tuyên bố nào khác về việc mở rộng Lincoln ngoài Trung Quốc, nhưng rõ ràng khi chúng tôi làm mới dòng sản phẩm, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm thị trường tiềm năng”, ông Jim Farley chia sẻ với giới báo chí tại triển lãm ô tô Sao Paolo đang diễn ra. “Sau khi hoàn thành tốt kế hoạch tại Trung Quốc, chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận về kế hoạch mở rộng toàn cầu”.
GM hiện đang thúc đẩy tăng doanh số xe Cadillac tại Trung Quốc, thị trường xe hơi lớn nhất thế giới, và hy vọng cạnh tranh cho vị trí dẫn đầu phân khúc xe sang ở Mỹ trong một vài năm tới.
Ngoài ra, “gã khổng lồ” của Detroit cũng xúc tiến việc đưa Cadillac đến với người tiêu dùng Brazil. “Những thương hiệu của chúng tôi tại Brazil sẽ là Chevrolet vàCadillac”, ông Ardila nói.
Mercedes-Benz là thương hiệu xe sang đầu tiên sản xuất xe tại Brazil, bắt đầu từ năm 1999, nhưng sau đó dừng sản xuất xe du lịch vào tháng 12/2010 và chuyển sang dòng xe thương mại.
Đối với Honda, ngoài kế hoạch đưa Acura tới Brazil, hãng xe Nhật cũng cải tiến một số mẫu xe Fit và City cùng một mẫu compact SUV vào năm 2014.
Những mẫu xe mới là một phần trong kế hoạch bán một triệu xe tại Brazil trong 5 năm tới, tăng đáng kể so với con số 93.000 xe năm 2011.
GIA MINH
Theo Infonet
Nissan phát triển công nghệ chống tăng ga đột ngột
Hệ thống an toàn mới được phát triển để ngăn chặn người lái sử dụng nhầm chân ga thay vì chân phanh trong những trường hợp khẩn cấp.
Đã có rất nhiều vụ tại nạn ô tô xảy ra do sự tăng tốc không mong muốn của xe trong thời gian gần đây. Xen lẫn những trục trặc về mặt cơ khí của xe, hành vi của người lái cũng là một nguyên nhân chính trong những vụ tai nạn đáng tiếc này. Khi gặp tình huống bất thường trên đường, lái xe thường bị cuống và đạp nhầm chân ga thay vì chân phanh.
Do đó, các kỹ sư của Nissan đã giới thiệu một công nghệ mới để giảm thiểu tình trạng này, đặc biệt khi xe ở những khung vực nhỏ hẹp có ít thời gian để thao tác lại khi nhấn nhầm chân ga với chân phanh.
Công nghệ mới của Nissan có tên viết tắt EAPM (Hỗ trợ khẩn cấp khi nhầm bàn đạp) hoạt động dựa trên hệ thống camera giám sát quanh xe, đang được tích hợp trên nhiều mẫu xe của hãng. Một lần nữa hãng xe hơi Nhật Bản lại cho thấy sự tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất khi tận dụng hệ thống camera sẵn có thay vì sử dụng công nghệ rada đắt tiền. Trước đó, hãng đã tích hợp thêm tính năng phát hiện các điểm giao nhau và những chướng ngại ở vị trí điểm mù lên hệ thống camera hỗ trợ lùi xe.
Công nghệ EAPM của Nissan sử dụng những camera này kết hợp với hệ thống cảm biến siêu âm tầm gần để tìm xác định những vật cản quanh xe như tường, người đi bộ hoặc ô tô... khi phát hiện có vật cản trong phạm vi nguy hiểm, hệ thống này sẽ tự động giới hạn khả năng tăng tốc của xe, ngay cả khi người lái tác động lực mạnh lên chân ga, trong trường hợp khẩn cấp nhất hệ thống phanh xe sẽ được kích hoạt tự động.
Chiếc minivan Elgrand sẽ là mẫu xe đầu tiên được Nissan ứng dụng công nghệ mới này.
Hệ thống an toàn mới này dự kiến sẽ được Nissan ứng dụng vào phiên bản nâng cấp của mẫu minivan Elgrand tại thị trường Nhật Bản để kiểm chứng, trước khi ứng dụng rộng rãi trên các mẫu xe khác trong vài năm tới.
Hệ thống EAPM là một phần trong loạt công nghệ an toàn mới mà Nissan đang phát triển, với mục đích ứng dụng các thiết bị điện tử tiên tiến để giảm thiểu số vụ tai nạn và thương vong không đáng có cho khách hàng sử dụng xe của hãng.
Trên thực tế, Nissan không phải là hãng xe duy nhất đang cố gắng nghiên cứu những công nghệ an toàn mới. Volvo là một ví dụ điển hình với mục tiêu không có thương vong nào xảy ra với khách hàng sử dụng sản phẩm của hãng, trong khi các hãng xe hơi khác cũng đã ứng dụng nhiều hệ thống cảm biến và giám sát điện tử để đảm bảo an toàn cho xe trong suốt quá trình lưu thông trên đường.
Bên cạnh đó, "gã khổng lồ công nghệ" Google cũng đang tập trung nguồn lực để nhanh chóng phát triển hoàn tiện các mẫu xe tự lái và đưa ra thị trường trong 5 năm tới.
TUẤN NGỌC
Theo Infonet
Xe điện - một canh bạc lớn Hơn 3 năm sau khi lên kế hoạch sản xuất đại trà xe điện tại Mỹ, Nissan cuối cùng đã vận hành nhà máy trị giá 1,6 tỷ USD ở Smyrna, bang Tennessee, nơi có công suất 150.000 xe Leaf và 200.000 module pin lithium ion mỗi năm. Tuy nhiên, những kết quả đạt được trái ngược hoàn toàn với kỳ vọng của...