Thị trường xe ôtô nỗ lực để “hái quả ngọt” dù gặp khó vì dịch COVID-19
Năm 2021 hay năm Tân Sửu là một năm đầy biến động đối với thị trường ôtô Việt Nam đặc biệt trong giai đoạn COVID-19 bùng phát.
Tuy nhiên, sau thời gian “đóng băng” vì dịch bệnh những chiến lược đưa các sản phẩm mới ra thị trường của các hãng xe vẫn diễn ra mạnh mẽ.
Trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 9.2021, thị trường xe ôtô TPHCM gần như rơi vào cảnh “đóng băng” do dịch bệnh COVID-19 bùng phát lần thứ 4. Không chỉ TPHCM mà đại lý của các hãng tại nhiều địa phương cũng phải tạm dừng hoạt động để thực hiện chỉ thị chống dịch của chính quyền. Trong đó bao gồm cả 2 thị trường có sức tiêu thụ lớn nhất nước là Hà Nội và TPHCM.
Từ đó, sức mua trên toàn cả nước bị sụt giảm. Giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 9.2021, tổng doanh số bán hàng của thị trường ôtô Việt Nam giảm kỷ lục. Trong giai đoạn đỉnh dịch tháng 8, theo số liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam ( VAMA), doanh số bán hàng của các doanh nghiệp thành viên chỉ đạt 8.884 xe, giảm tới 45% so với tháng 7.2021 và 57% so với cùng kỳ năm trước.
Tháng 8 vừa qua cũng là tháng có doanh số bán thấp kỷ lục trong lịch sử của thị trường ôtô Việt Nam, kể từ năm 2015 đến nay.
Trong bối cảnh kinh doanh ảm đạm, các hãng xe cũng nhanh chóng ráo riết tìm cách cải thiện doanh số. Bên cạnh hàng loạt các chương trình ưu đãi được tung ra, các chiến dịch nâng cao chất lượng sản phẩm và tích cực ra mắt trực tuyến nhiều mẫu mới (từ phân khúc phổ thông như Hyundai Grand i10, Accent, Kia K3, Kia K5, Kia Carnival, Hyundai Santa Fe, Isuzu D-Max, Ford Ranger…, cho tới dòng xe hạng sang Mercedes C-class, E-class, BMW Series 5, Mercedes-Maybach GLS600…) mang lại dải sản phẩm đa dạng cho người dùng.
Video đang HOT
Từ tháng 9, thị trường ôtô Việt bắt đầu có tín hiệu tăng trưởng trở lại. Ngay trong tháng 10, khi lệnh giãn cách xã hội được nới lỏng và đặc biệt là từ tháng 11, khi thông tin về Nghị định ưu đãi 50% phí trước bạ dành cho xe lắp ráp trong nước được ban hành, thị trường ôtô đã ghi nhận mức bán hàng ấn tượng.
Theo số liệu của VAMA, trong tháng 11, các thành viên trong Hiệp hội đã bán được 36.454 xe, trong tháng 12 lên tới 46.759 chiếc – cao nhất kể từ đầu năm.
Bước sang năm 2022, cùng với việc hoàn thiện tiêm phủ vaccine COVID-19, chính sách ưu đãi 50% phí trước bạ từ Chính phủ và việc triển khai hàng loạt dự án đường cao tốc dọc chiều dài đất nước, thị trường ôtô Việt được dự đoán sẽ phục hồi mạnh mẽ. Bên cạnh đó trong năm 2022, các hãng xe cũng sẽ cho ra mắt rất nhiều dòng xe mới, hứa hẹn một năm kinh doanh đầy sôi động và hấp dẫn.
Dịch COVID-19 phức tạp, lái xe cần trang bị những gì trên xe ôtô?
Dưới đây là những vật dụng nên có trên xe ôtô trong tình hình dịch COVID-19 phức tạp, mà người sử dụng nên biết.
Kinh nghiệm lái xe ôtô mùa dịch COVID-19. Ảnh: ST
Khẩu trang
Để đảm bảo an toàn cho chính mình và những người ngồi trên xe, đeo khẩu trang là một việc làm cần thiết. Đặc biệt, xe ôtô có không gian kín, nếu trên xe có người mắc COVID-19, việc lây lan dịch bệnh rất dễ xảy ra.
Hơn nữa, trong xe có rất nhiều bề mặt giúp virus corona có thể tồn tại. Việc đeo khẩu trang sẽ hạn chế hành động sờ lên mũi và miệng sau khi người sử dụng tiếp xúc với các bề mặt đó.
Nước rửa tay khô
Để thuận tiện sát khuẩn nhanh chóng và dễ dàng khi vừa tiếp xúc vào vật dụng không rõ nguồn gốc hoặc có khả năng bám virus corona thì nước rửa tay khô là vật dụng cần thiết.
Theo đó, bạn hãy chọn những loại nước rửa tay chứa 60% cồn trở lên. Người sử dụng lấy một lượng vừa đủ vào lòng bàn tay, rồi xoa đều.
Lưu ý, cồn là chất rất dễ gây cháy nên tài xế hãy đảm bảo không để chai nước rửa tay ở những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hay gần nguồn điện.
Khăn lau tẩy trang
Khăn lau tẩy trang ngoài việc làm sạch tay còn có thể dùng để lau các bề mặt trong xe khác ví dụ như vô-lăng, cần số hay bảng điều khiển trung tâm, đặc biệt phù hợp với các xe có nội thất bằng da.
Nếu không có khăn lau tẩy trang, bạn có thể trang bị những loại khăn ướt có chứa từ 60% cồn trở lên để sử dụng thay thế. Lưu ý không nên sử dụng khăn giấy ướt chứa cồn với nội thất da vì dễ gây bong tróc.
Bộ sơ cứu y tế
Việc hạn chế tiếp xúc là điều cần thiết trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay. Vì vậy, việc trang bị bộ sơ cứu y tế trên xe ôtô là điều cần thiết.
Theo đó, những vật dụng cơ bản cần có trong bộ sơ cứu y tế là: Bông gòn, băng cuộn y tế nhiều kích thước, thuốc mỡ, nhiệt kế, nước bù chất khoáng và điện giải, thuốc đau bụng, thuốc đau dạ dày, thuốc tiêu chảy, thuốc giảm đau, hạ sốt,...
Thái Lan dẫn đầu, Việt Nam xếp thứ 4 về tiêu thụ ô tô tại Đông Nam Á Lượng ô tô tiêu thụ tại các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á trong nửa đầu năm 2021 tăng 41,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó Thái Lan là quốc gia dẫn đầu, Việt Nam xếp thứ 4. Lượng ô tô tiêu thụ tại các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á trong nửa đầu năm 2021 tăng...