Thị trường xe ô tô Việt Nam có thể lập kỷ lục mới
Thị trường xe ô tô Việt Nam năm nay có thể đạt tổng doanh số trên 384.000 xe các loại và xác lập kỷ lục mới, vượt xa con số kỷ lục 304.000 xe trong năm 2016.
Tính riêng trong tháng 9 vừa qua, các đơn vị thành viên Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đã bán được 27.767 xe các loại, tăng 29% so với tháng trước, trong đó, xe du lịch tăng 37%, xe thương mại tăng 10% và xe chuyên dụng tăng 10% so với tháng trước.
Ảnh minh họa
Xét về xuất xứ, cả hai phân khúc xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu nguyên chiếc đều có sự tăng trưởng mạnh trong tháng vừa qua.
Tính gộp số liệu của VAMA và TC MOTOR, 9 tháng qua, cả nước có hơn 285.000 xe ô tô các loại đã được giao cho khách hàng. Như vậy, doanh số tiêu thụ bình quân mỗi tháng là gần 32.000 xe.
Theo Doanhnghiep
Top 5 mẫu xe bán "ế" nhất tháng 08/2019
Thị trường xe ô tô tháng này không có nhiều biến động vì gần như các mẫu xe bán chậm nhất tháng 7 vẫn tiếp tục được kêu tên trong tháng 8.
Video đang HOT
Toyota Alphard và Land Cruiser vẫn nằm trong danh sách những mẫu xe bán chậm nhất, đây đều là những mẫu xe nhập khẩu. Trong khi Alphard sụt giảm mạnh doanh số thì Land Cruiser bán tăng 3 chiếc. Isuzu có hai mẫu xe có tên trong danh sách là D-Max và MU-X.
Danh sách được sắp xếp theo thứ tự từ xe bán chậm gần nhất tới chậm chất.
5. Toyota Land Cruiser: 31 xe
Toyota Land Cruiser có bước tiến chậm khi doanh số tăng 3 chiếc so với tháng 7. Tổng doanh số mẫu xe này trong năm 2019 là 127 xe. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp Land Cruiser ghi nhận sự tăng trưởng về doanh số, mặc dù mức tăng không nhiều.
Toyota Land Cruiser đã có mặt tại Việt Nam hơn 20 năm, là mẫu xe ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng người Việt với vẻ ngoài to lớn, bệ vệ và khả năng chạy đường trường cũng như off-road tốt. Mẫu SUV 7 chỗ cỡ lớn có giá bán lên đến trên 4 tỷ đồng trong khi trang bị chưa thực sự hiện đại và tương xứng.
4. Isuzu MU-X: 29 xe
MU-X là chiếc SUV được xây dựng trên cơ sở mẫu bán tải D-Max và cũng được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan. Isuzu MU-X Limited 2019 mang trong mình khối động cơ Diesel thế hệ mới 1.9L Ddi Blue Power 4 xy-lanh thẳng hàng, Intercooler VGS Turbo cho công suất tối đa 147hp 350Nm. Sức mạnh được truyền xuống cầu sau (RWD; 4x2) thông qua hộp số tự động 6 cấp (6AT).
Isuzu vừa ra mắt MU-X Limited, là phiên bản nâng cấp ngoại hình từ MU-X 1.9 4x2 AT với giá bán 990 triệu đồng, cao hơn bản 1.9 4x2 AT 30 triệu đồng. Với phiên bản mới thể thao hơn, Isuzu kỳ vọng MU-X sẽ đạt được doanh số tốt hơn, phần nào cạnh tranh được với những đối thủ như Toyota Fortuner, Ford Everest hay Chevrolet Trailblazer.
3. Isuzu D-Max: 22 xe
Tại thị trường Thái Lan, Isuzu D-Max là một trong những mẫu xe có doanh số tốt, nhưng tại Việt Nam mẫu xe này không được ưa chuộng cho lắm khi chỉ bán được 22 xe trong tháng 8, tổng doanh số năm 2019 là 301 xe.
Ngoại hình của D-Max khá bình thường với mâm hợp kim 18 inch, đèn pha Bi-LED projector với đèn định vị ban ngày dạng LED. Nội thất xe là điểm trừ lớn khi có thiết kế đơn giản, nhiều chi tiết nhựa. Mặc dù vậy, D-Max cũng được trang bị một số tính năng hữu ích như màn hình cảm ứng, kết nối Apple CarPlay và Android Auto.
Isuzu D-Max gồm 4 phiên bản, có cả số sàn và số tự động, đều trang bị động cơ diesel gồm 3 phiên bản động cơ 1.9L, công suất 177 mã lực, mô-men xoắn 350 Nm và một phiên bản động cơ 3.0L, công suất 177 mã lực, mô-men xoắn 380Nm.
Trang bị an toàn của xe khá tốt với 6 túi khí, hệ thống cân bằng điện tử, hỗ trợ phanh khẩn cấp, hỗ trợ khởi hành ngang dốc... Mặc dù vậy, thiết kế không đẹp mắt và không có lợi thế thương hiệu là lý do D-Max không được ưa chuộng tại Việt Nam.
2. Ford Focus: 10 xe
Ford Focus đã chính thức bị khai tử tại Việt Nam, do đó những chiếc xe được bán ra trong tháng 8 là những xe còn tồn kho. Trong tháng 7, Ford Focus cũng nằm trong danh sách những mẫu xe bán chậm nhất thị trường với doanh số chỉ 31 chiếc.
Ford Focus tại Việt Nam được phân phối 4 phiên bản gồm phiên bản hatchback và sedan Focus Trend, 2 phiên bản hatchback Focus Titanium và Focus Sport. Cả 4 phiên bản này đều sử dụng động cơ 1.5L Ecoboost, công suất động cơ mạnh nhất phân khúc, lên đến 180 mã lực, mô-men xoắn 241 Nm. Khung gầm, thân vỏ của Focus cũng được đánh giá là chắc chắn, đem đến cảm giác lái tốt.
Nhược điểm của Ford Focus là khá tốn xăng, đồng thời chi phí thay thế phụ tùng, bảo dưỡng cao hơn so với các xe cùng phân khúc. Ngoài ra khoang xe cũng khá chật chội và thiết kế chưa thực sự ấn tượng.
1. Toyota Alphard: 4 xe
Quán quân danh sách xe bán chậm nhất thị trường là Toyota Alphard, mẫu xe đầu bảng trong phân khúc MPV với chỉ vẻn vẹn 4 chiếc đến tay khách hàng. Tổng doanh số mẫu xe này trong năm 2019 là 83 chiếc.
Là mẫu xe nhập khẩu, được định hướng chuyên chở khách VIP với nhiều trang bị sang trọng và hiện đại, do đó giá bán lên tới gần 5 tỷ đồng của Alphard cao gấp vài lần so với các đối thủ như Honda Odyssey (1,99 tỷ đồng) hay Kia Sedona (giá từ 1,129 tỷ đồng).
Theo Khampha
Thị trường ô tô trong nước tiếp tục 'nóng' dịp cận Tết Doanh số bán hàng các hãng xe liên tục tăng trưởng giúp thị trường ô tô tăng mạnh tới hơn 15% so với cùng kỳ năm 2018. Thị trường ô tô trong nước tiếp đà tăng trưởng trong những tháng cuối năm 2019 Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số bán...