Thị trường xe điện và tham vọng của Huawei
Từ đầu năm 2021, Huawei khiến thị trường xe hơi thêm sôi động với màn ra mắt các dòng xe điện mới.
Huawei khẳng định không sản xuất xe hơi nhưng lại có tham vọng “đưa trí thông minh lên xe hơi”. Hãng công nghệ Trung Quốc liên tục bắt tay nhiều đối tác để tạo ra cuộc cách mạng trên thị trường ôtô.
Cơ hội mới cho xe điện và xe thông minh
Trung hòa carbon trở thành nhiệm vụ chung trên toàn cầu. Trong bối cảnh nhiều quốc gia chạy đua để trung hòa carbon với lượng phát thải bằng 0, ngành công nghiệp các phương tiện sử dụng năng lượng mới (NEV) dần được quan tâm hơn.
Cụ thể, EU thắt chặt các tiêu chuẩn khí thải carbon và tăng hình phạt, cũng như tung nhiều ưu đãi mua hàng và lợi ích thuế cho những người mua xe điện. Tương tự, Mỹ đưa ra kế hoạch 2030 cho xe điện và đang đẩy nhanh việc triển khai cơ sở hạ tầng sạc điện.
Ở Trung Quốc, các loại xe carbon thấp đóng vai trò quan trọng trong tham vọng trung hòa carbon đến năm 2060 (đạt đỉnh trong năm 2050). Chính phủ Trung Quốc thắt chặt chính sách cắt giảm mức tiêu thụ nhiên liệu và tập trung sản xuất xe NEV. Chiến lược này mang đến kết quả tích cực và kích thích đầu tư đáng kể vào loại phương tiện này.
Xe NEV được trưng bày tại Triển lãm ôtô Thượng Hải (Trung Quốc).
Nhiều nước đang thúc đẩy chính sách tích cực và môi trường pháp lý cho ngành công nghiệp ôtô thông minh qua các nghiên cứu độc lập. Những năm gần đây, Trung Quốc đưa ra nhiều chính sách đối với phương tiện được kết nối thông minh, bao gồm thông số kỹ thuật về chất lượng và an toàn (chức năng, an ninh mạng bảo mật dữ liệu…) hay tạo điều kiện xây dựng nhiều khu trình diễn cho sản phẩm mới.
Các tiêu chuẩn và quy định cho phương tiện thông minh được kỳ vọng tiếp tục phát triển nhờ những công nghệ tiến bộ mới. Môi trường pháp lý rất quan trọng để thương mại hóa công nghệ hiện đại của xe hơi, thúc đẩy tăng trưởng bền vững trong ngành công nghiệp ôtô thông minh.
Theo đánh giá của các nhà phân tích thị trường, đến năm 2030, công nghệ pin tiên tiến và nguồn cung tăng lên sẽ góp phần làm giảm chi phí xe điện, tạo lợi thế về giá so với xe truyền thống. Trung Quốc là nước thúc đẩy sự lên ngôi của xe điện nhờ đẩy mạnh những tiến bộ trong công nghệ sạc và trao đổi pin. Quốc gia này hướng đến mục tiêu giúp việc sạc xe điện dễ dàng như đổ đầy bình xăng.
Hơn thế nữa, thị trường xe điện đang trở nên sôi động hơn khi các nhà sản xuất ôtô nhanh chóng tham gia vào NEV. Nhiều ông lớn trong ngành công nghiệp ôtô đã bắt đầu cuộc đua mới, trong đó có tân binh đến từ Việt Nam. Hãng xe Việt vừa công bố tập trung sản xuất hoàn toàn xe điện từ cuối năm nay. Ngoài ra, các nhà sản xuất nội địa Trung Quốc đang tập trung phát triển nhiều thương hiệu cao cấp bằng cách hợp tác tích hợp công nghệ ICT, hướng đến sản xuất các dòng xe thông minh hơn.
Theo dự báo đến năm 2030, thị trường NEV toàn cầu, đặc biệt là của Trung Quốc, tăng trưởng đáng kể với doanh số vượt trội so với xe nhiên liệu xăng.
Yếu tố kích thích sự chuyển đổi của xe điện thông minh
Nhu cầu của người dùng đối với xe điện thông minh đang tăng lên và theo đó, xe điện được kỳ vọng có giá rẻ hơn để giúp người tiêu dùng dễ tiếp cận.
Ngoài ra, mức độ thông minh của buồng lái xe và hệ thống lái sẽ trở thành yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của nhiều người. Công nghệ lái xe thông minh tiên tiến giúp người lái dễ dàng trải nghiệm học tập, làm việc, giải trí,… ngay trên xe. Khi các phương tiện hoạt động như “văn phòng di động” (thậm chí là “phòng khách di động”), người dùng sẽ thay đổi cách nghĩ về việc đi lại hàng ngày.
Các phương tiện tự lái thương mại có thể được ứng dụng quy mô lớn ở các khu vực như đường cao tốc và khuôn viên, tiếp đó là đường công cộng ở khu vực đô thị.
Theo dự đoán của Huawei, các phương tiện tự lái được bán vào năm 2030 chiếm 20% số xe mới được bán ở Trung Quốc và 10% trên toàn cầu.
Cuộc chơi của Huawei
Sau nhiều tin đồn về việc gia nhập thị trường xe điện, trong năm 2021, Huawei khiến giới công nghệ bất ngờ với hai dòng xe điện đặc biệt. Tuy nhiên, hãng khẳng định không sản xuất xe hơi mà sẽ bắt tay cùng các đối tác để “mang trí thông minh lên xe ôtô – adding intelligence to “.Theo đó, với thế mạnh trong lĩnh vực ICT, Huawei sẽ cung cấp linh kiện cho xe thông minh và giúp các nhà sản xuất OEM phát triển những dòng xe tốt hơn.Huawei tham vọng lấn sân lĩnh vực xe điện.
Video đang HOT
Huawei tham vọng lấn sân lĩnh vực xe điện.
Ông Eric Xu – Chủ tịch luân phiên của Huawei – từng chia sẻ từ năm 2012 rằng ông làm việc với các chủ tịch và CEO của tất cả nhà sản xuất ôtô OEM lớn ở Trung Quốc; giám đốc điều hành của nhà sản xuất ôtô Đức và Nhật Bản. Trong quá trình này, ông thấy ngành công nghiệp ôtô cần Huawei.
“Ngành này không cần thương hiệu Huawei, nhưng cần chuyên môn ICT của chúng tôi để xây dựng các phương tiện định hướng tương lai”, ông nói.
Sau gần 10 năm nghiên cứu, Huawei phát triển 5 giải pháp ôtô thông minh: Lái xe thông minh, buồng lái thông minh, kết nối truyền thông thông minh, DriveOne và dịch vụ đám mây xe thông minh.
“Ngành công nghiệp ôtô không cần thương hiệu Huawei, nhưng cần chuyên môn ICT của chúng tôi”.
Ông Eric Xu
Chủ tịch luân phiên của Huawei
Huawei hợp tác cùng nhiều đối tác để giúp các nhà sản xuất ôtô OEM chế tạo những chiếc xe tốt hơn. “Chúng tôi cam kết mang kỹ thuật số tích hợp vào mọi chiếc xe để làm cho cuộc sống tốt hơn, người dùng được du lịch thông minh hơn”, đại diện Huawei nhấn mạnh.
Hãng này cũng cho biết đang đầu tư vào linh kiện ôtô thông minh vì lĩnh vực này mang lại cơ hội chiến lược lâu dài. Chỉ riêng năm 2021, hãng đầu tư 1 tỷ USD để phát triển các giải pháp ôtô thông minh. Tập đoàn công nghệ này còn huy động 5.000 nhân viên tham gia vào hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D).
Huawei ứng dụng các công nghệ điện toán, truyền thông, phần mềm và thiết bị thông minh vào phương tiện, đồng thời ra mắt hơn 30 linh kiện ôtô thông minh như HarmonyOS Intelligent Cockpit, radar hình ảnh 4D, lidar, nền tảng điện toán lái xe thông minh MDC (Mobile Data Center) và AR-HUD.
Các giải pháp của Huawei bao gồm lái xe thông minh, năng lượng điện thông minh (DriveOne), buồng lái thông minh, kết nối truyền thông thông minh, điều khiển xe thông minh, quang học ôtô thông minh và dịch vụ đám mây xe thông minh.
Cuộc chơi trên thị trường xe hơi là “mặt trận” tiếp theo mà Huawei tham gia.
Là một phần trong chiến lược “Nền tảng Hệ sinh thái” rộng lớn, Huawei mở ra nền tảng xe kỹ thuật số thông minh (iDVP), nền tảng điện toán lái xe thông minh MDC và nền tảng buồng lái thông minh HarmonyOS. Hãng cũng tiết lộ trong năm 2021, hơn 300 đối tác đã cùng tham gia trên ba nền tảng này.
Huawei cũng làm việc với Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc để thúc đẩy các tiêu chuẩn giao diện thống nhất, đẩy nhanh việc chuyển sang phương tiện được xác định bằng phần mềm.
Đại diện của Huawei cho hay hãng đang làm việc với các OEM xe hơi sử dụng mô hình như Huawei HI và Huawei Zhixuan. Tính đến thời điểm này, hãng hợp tác với nhiều OEM xe hơi, chẳng hạn Tập đoàn Công nghiệp ôtô Bắc Kinh (BAIC), Changan Automobile, Guangzhou Automobile Group và SERES. Hai chiếc xe Huawei HI – BAIC ARCFOX Alpha S HI model và Changan Avatar 11 cùng Huawei Zhixuan – AITO M5 được sản xuất hàng loạt và giao hàng vào năm nay.
Với nhiều hành động thiết thực, thị trường xe hơi được xem là “mặt trận” tiếp theo mà Huawei tham gia. Với lợi thế về công nghệ cùng sự đầu tư trong lĩnh vực R&D, hãng kỳ vọng trở thành đối thủ đáng gờm của các nhà sản xuất xe hơi trên thị trường.
Những hãng ôtô đầu tư tỷ USD vào thị trường xe điện tại Mỹ
Năm 2021 đánh dấu sự bùng nổ của xe điện, nhiều nhà sản xuất ôtô đã đầu tư khá nhiều tiền để có thể bắt kịp xu hướng, và Mỹ là một trong những thị trường sôi động nhất thế giới.
Xe điện đang ngày càng phát triển và dần trở thành xu thế của ngành công nghiệp ôtô thế giới, Mỹ là một ví dụ cho sự thay đổi đó. Thị trường này vốn rộng lớn và khó tính, nhưng rất nhiều hãng xe vẫn chọn ra mắt quốc tế, phân phối và phát triển những phiên bản phù hợp cho người dùng tại đây.
Nếu các hãng xe có được thành công tại Mỹ, đồng nghĩa với việc tự tin hơn ở bất cứ đâu. Với nền công nghiệp hiện đại và tiên tiến bậc nhất, Mỹ là nơi hoàn hảo để phát triển nhiều công nghệ trên xe điện, từ hệ thống pin đến chế độ tự lái. Chính vì thế Mỹ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của nhiều hãng xe trên toàn thế giới.
Từ năm 2021 cho đến nay, nhiều hãng xe nội địa lẫn những hãng xe đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc sẵn sàng chi hàng tỷ USD để đầu tư vào thị trường này.
Tổng thống Joe Biden và chính quyền của ông cũng nhanh chóng nhận ra được sức ảnh hưởng của xe điện trong tương lai. Nhằm bắt kịp xu hướng, Mỹ đưa những chính sách thu hút các hãng xe đầu tư, điển hình như giảm thuế. Điều này sẽ giúp Mỹ nhận được nhiều khoản đầu tư, trở thành nước dẫn đầu trong xu hướng xe điện và mang đến nhiều công ăn việc làm cho người dân.
Ford - 11,4 tỷ USD
Tháng 9/2021, Ford công bố kế hoạch xây dựng hai khu phức hợp khổng lồ ở hai bang Tennessee và Kentucky để sản xuất xe bán tải thuần điện và hệ thống pin F-Series thế hệ tiếp theo.
Cả hai khu phức hợp này đều là sự hợp tác giữa hãng xe Mỹ và SK Innovation. Cơ sở đầu tiên sẽ được đầu tư 5,6 tỷ USD, tọa lạc tại thị trấn Stanton, bang Tennessee. Nơi đây sẽ tạo ra khoảng 6.000 việc làm.
Cơ sở còn lại tại bang Kentucky sẽ nhận được khoản đầu tư lên đến 5,8 tỷ USD, dự kiến tạo ra khoảng 5.000 việc làm. Nơi đây sẽ cung cấp hệ thống pin cho những nhà máy lắp ráp tại Bắc Mỹ của Ford và cho các thế hệ xe điện tiếp theo từ hai thương hiệu Ford và Lincoln. Nhà máy này dự kiến mở cửa vào năm 2025 với công suất đạt 86 GWh/năm.
General Motors - 7 tỷ USD
Đầu năm 2022, General Motors cho biết hãng sẽ đầu tư tổng cộng hơn 7 tỷ USD để tăng sản lượng sản xuất xe bán tải chạy điện, xây dựng và cải tiến các nhà máy hiện có. Các khoản đầu tư này sẽ tạo ra 4.000 việc làm và giữ chân 1.000 nhân viên hiện tại.
Đầu tiên là khoản đầu tư 2,6 tỷ USD để xây dựng một nhà máy sản xuất hệ thống pin, liên doanh với LG Energy Solution ở TP Lansing, bang Michigan. Tiếp đến là 4 tỷ USD dùng để chuyển đổi nhà máy Orion Assembly của hãng tại ngoại ô bang Detroit để sản xuất các mẫu xe bán tải thuần điện của Chevrolet và GMC.
510 triệu USD sẽ được đầu tư vào hai nhà máy lắp ráp Delta Township và Grand River Assembly tại TP Lansing, bang Michigan. Cuối cùng là khoản đầu tư 154 triệu USD vào nhà máy Lockport Components ở phía tây TP New York, bang New York để chế tạo các bộ phận cho động cơ điện.
Trước đó, Chevrolet và General Motors đã quyết định đầu tư 51 triệu USD cho xưởng đúc khuôn nhôm tại Bedford, bang Indiana, Mỹ để lắp đặt các thiết bị hiện đại mới, hỗ trợ sản xuất các bộ phận cho mẫu xe Chevrolet Silverado thuần điện và các bộ phận khác.
Các khoản đầu tư này là một phần trong kế hoạch tăng năng lực sản xuất tại Bắc Mỹ của General Motors, nhằm đạt mục tiêu sản xuất 1 triệu xe điện vào năm 2025. Đây cũng chỉ là một phần trong mục tiêu đầu tư tổng cộng 35 tỷ USD vào xe điện của hãng vào năm 2025.
Hyundai và Kia - 7,4 tỷ USD
Vào năm 2021, liên doanh Hyundai - Kia đã quyết định đầu tư 7,4 tỷ USD vào Mỹ, nhiều khả năng nhằm mục đích phát triển nền tảng mới dành riêng cho xe điện. Hiện nay, hai mẫu xe điện của hãng là Hyundai IONIQ 5 và Kia EV6 đang sử dụng nền tảng E-GMP.
Hyundai hiện vận hành một nhà máy duy nhất tại Mỹ ở TP Montgomery, bang Alabama, trong khi Kia cũng vận hành một nhà máy duy nhất ở TP West Point, bang Georgia. Thông báo của liên doanh Hyundai - Kia không nêu rõ nhà máy nào sẽ nhận được các khoản đầu tư này.
Trước đó, Hyundai đặt mục tiêu đến năm 2025, hãng sẽ bán được 1 triệu chiếc xe điện mỗi năm. Con số này vào năm 2026 sẽ là 1,7 triệu chiếc xe điện mỗi năm, tương đương với mức tăng trưởng 70% một năm.
Rivian - 5 tỷ USD
Trong năm 2022, Rivian quyết định đầu tư chi 5 tỷ USD để xây dựng một nhà máy sản xuất xe điện tại TP Atlanta, bang Georgia nhằm nới lỏng các quy định về bán hàng vốn khắt khe tại đây.
Cụ thể, giống như một số bang khác tại Mỹ, bang Georgia cấm các hãng xe mở đại lý bán hàng trực tiếp tại đây. Nhưng kể từ khi Rivian công bố kế hoạch xây dựng nhà máy tại TP Atlanta, chính quyền sở tại đang xem xét để nới lỏng việc này. Trước đó chính quyền bang Georgia đã cho phép Tesla mở đại lý bán hàng trực tiếp tại đây vào năm 2015.
Vào năm 2021, start-up xe điện này từng có kế hoạch đầu tư 5 tỷ USD để xây dựng nhà máy tại TP Fort Worth, bang Texas.
VinFast - 4 tỷ USD
Ngày 29/3, Facebook, Twitter của Tổng thống Mỹ Joe Biden và website của Nhà Trắng thông báo việc VinFast sẽ xây dựng một nhà máy xe điện và hệ thống pin ở bang Bắc Carolina với tổng vốn đầu tư vào khoảng 4 tỷ USD.
Nhà máy của VinFast sẽ được đặt tại khu công nghiệp Triangle Innovation Point, hạt Chatham với diện tích khoảng 800 ha. Nhà máy có 3 khu vực chính là khu vực sản xuất và lắp ráp ôtô điện và xe buýt điện, khu vực sản xuất pin cho các sản phẩm xe điện và khu vực công nghiệp phụ trợ cho các nhà cung cấp. Nơi đây sẽ tạo ra hơn 7.000 việc làm, cùng hàng trăm nghìn chiếc xe điện và hệ thống pin.
Các mẫu xe điện chiến lược của VinFast tại Mỹ lộ diện cách đây chưa lâu, gồm bộ ba VF 7, VF 8 và VF 9. Trong số này, VF 8 và VF 9 cũng nhận đặt hàng tại Việt Nam và thời gian giao xe dự kiến là cuối năm nay.
Toyota - 3,4 tỷ USD
Trong năm 2021, Toyota đã quyết định đầu tư 70 tỷ USD cho cuộc đua xe điện, trong đó 13,5 tỷ USD cho lĩnh vực sản xuất hệ thống pin và Mỹ là quốc gia đầu tiên nhận được một phần khoản đầu tư này với trị giá 3,4 tỷ USD.
Khoản đầu tư này bao gồm việc xây dựng một nhà máy sản xuất pin tại đây. Toyota cũng đang lên kế hoạch thành lập công ty con chuyên về lĩnh vực này để sản xuất, phát triển về mặt công nghệ, cũng như chịu trách nhiệm mở rộng chuỗi cung ứng tại địa phương để đưa những loại pin này vào sản xuất.
Toyota cho biết điều này sẽ tạo ra khoảng 1.750 việc làm, nhưng nhà sản xuất ôtô Nhật Bản chưa tiết lộ thêm về vị trí đặt nhà máy. Mục tiêu sản xuất cũng được giữ kín, nhưng kế hoạch sản xuất sẽ bắt đầu vào năm 2025 với hệ thống pin hybrid.
Tesla - 1 tỷ USD
Sở hữu cơ sở hạ tầng xe điện từ lúc mới thành lập nên Tesla không cần đầu tư quá nhiều khi cuộc chiến xe điện bùng nổ vào năm 2021, thay vào đó hãng xe Mỹ chỉ đầu tư thêm vào việc xây dựng, mở rộng nhà máy để nâng cao sản lượng sản xuất.
Vào tháng 12/2021, Tesla đã quyết định chi hơn 1 tỷ USD trong việc xây dựng nhà máy mới tại TP Austin, bang Texas. Nhà máy dự kiến đi vào hoạt động chính thức vào cuối năm nay. Trong hồ sơ trình lên Sở Xây dựng Texas (TDLR), nhà sản xuất ôtô điện có kế hoạch hoàn thành việc xây dựng các cơ sở lắp ráp, sơn, đúc, dập khuôn... trước ngày 31/12. Có tổng cộng 5 cơ sở tại đây, với tổng diện tích gần 4,3 triệu m2 cùng tổng chi phí 1,06 tỷ USD.
Xe điện đang tạo làn sóng mới ở Đông Nam Á Các quốc gia Đông Nam Á đang có những kế hoạch rất tham vọng nhằm chiếm một phần quan trọng của thị trường xe điện (EV). Ngành công nghiệp ô tô đã có những chuyển biến căn bản khi các quốc gia toàn cầu hướng đến mục tiêu giảm phát thải. Tại hội nghị thượng đỉnh COP26 (vào tháng 11/2021), nhiều quốc gia...