Thị trường vàng trong nước không còn dấu hiệu “sốt vàng”
Hiện tại, NHNN tiếp tục theo dõi sát diễn biến của thị trường vàng và áp dụng các biện pháp thích hợp để thị trường dần đi vào ổn định. NHNN cũng khuyến cáo người dân cần bình tĩnh khi tham gia mua bán trên thị trường để tránh những thiệt hại không đáng có.
NHNN đã có văn bản yêu cầu các đơn vị báo cáo cập nhật chính xác về số lượng,
loại vàng miếng tồn quỹ thực tế cần chuyển đổi sang vàng miếng SJC.
Đó là cảnh báo mới nhất vừa được Ngân hàng Nhà nước đưa ra trước sự biến động phức tạp của thị trường vàng trong nước trong thời gian gần đây.
Theo đánh giá của Phó Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng, thị trường vàng trong nước biến động phức tạp trong thời gian qua chủ yếu do ảnh hưởng biến động của giá vàng thế giới, bắt nguồn từ hai sự kiện: NHTW Châu Âu công bố quyết định mua trái phiếu để hỗ trợ nền kinh tế các nước trong khu vực vượt qua khó khăn của cuộc khủng hoảng nợ và động thái chính sách nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ và cam kết giữ lãi suất ở mức thấp ít nhất đến giữa năm 2015 của Cục Dự trữ liên bang Mỹ.
Trước ảnh hưởng này, giá vàng trong nước tăng khá nhanh theo diễn biến của giá vàng thế giới. Ngoài ra, giá vàng trong nước cũng còn chịu tác động mạnh mẽ của các sự kiện trong nước diễn ra trong vài tuần gần đây.
Tuy nhiên, khác với các giai đoạn trước đây, mặc dù giá vàng thế giới tăng mạnh nhưng thị trường trong nước không xuất hiện các “cơn sốt” vàng. Lực cung trên thị trường vẫn tăng do trước đây, nhiều nhà đầu tư và người dân đã mua vàng ở mức giá 42 – 43 triệu đồng/lượng, đến nay, khi thấy giá vàng trong nước tăng đạt mức kỳ vọng, họ đã bán ra thị trường với khối lượng tương đối lớn. Từ cuối tuần trước đến nay, mặc dù giá vàng thế giới tăng nhẹ nhưng giá vàng trong nước lại có xu hướng giảm.
Phó Thống đốc Lê Minh Hưng khẳng định: “Thị trường vàng trong nước không còn dấu hiệu “sốt vàng”, biểu hiện rõ nhất là không có hiện tượng nhập lậu vàng. Nhờ đó, tỷ giá và thị trường ngoại tệ nói chung rất ổn định. Đó cũng là mục tiêu quan trọng hàng đầu khi xây dựng và triển khai Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng”.
Hiện tại, NHNN tiếp tục theo dõi sát diễn biến của thị trường vàng và áp dụng các biện pháp thích hợp để thị trường dần đi vào ổn định. NHNN cũng khuyến cáo người dân cần bình tĩnh khi tham gia mua bán trên thị trường để tránh những thiệt hại không đáng có.
Đặc biệt, nhằm ổn định thị trường vàng, NHNN đã và đang nghiên cứu để ban hành quy định cho phép TCTD gặp khó khăn về thanh khoản vàng được vay vốn bằng vàng.
Về quy định cho phép các TCTD và doanh nghiệp kinh doanh vàng được chuyển đổi vàng miếng khác SJC sang vàng miếng SJC và gia công lại vàng miếng SJC móp méo, NHNN đã có văn bản yêu cầu các đơn vị trên báo cáo cập nhật chính xác về số lượng, loại vàng miếng tồn quỹ thực tế cần chuyển đổi sang vàng miếng SJC.
Video đang HOT
Theo Dantri
Đê sông Chu sạt lở nghiêm trọng, nhiều vùng vẫn chìm trong lũ
Tuyến đê trung ương đoạn chạy qua địa bàn huyện Thọ Xuân và Thiệu Hóa (Thanh Hóa) bị sạt lở nghiêm trọng do mưa lũ. Đến chiều ngày 7/9, vẫn còn hàng trăm nhà dân ngập chìm trong nước lũ.
Do ảnh hưởng của mưa lũ những ngày qua, nhiều điểm trên tuyến đê trung ương chạy dọc sông Chu bị sạt lở nghiêm trọng. Tại km 19 800, đoạn chạy qua địa bàn xã Thọ Trường, huyện Thọ Xuân xuất hiện vết nứt cung sạt dài hơn 50m. Ngay sau khi xảy ra sự cố, chính quyền địa phương đã phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành gia cố, khắc phục bước đầu để không cho nước ngấm vào thân đê qua vết nứt.
Ông Trịnh Bá Lập - Chủ tịch UBND xã Thọ Cường cho biết: "Vết nứt trên xuất hiện vào khoảng 2 giờ sáng ngày 7/9, đến 5 giờ sáng cùng ngày thì vết nứt bắt đầu rộng ra. Chúng tôi đã báo cáo cấp trên và tiến hành xử lý, đến thời điểm này, vết nứt đã được xử lý xong".
Các địa phương đang khẩn trương khắc phục sự cố do mưa lũ.
Còn tại km 24 400, đoạn qua xã Thiệu Vũ, huyện Thiệu Hóa, xuất hiện nhiều vết nứt ở mái đê kéo dài khoảng 70m, tại điểm này, xuất hiện nhiều vết nứt men mái đê. Trước tình hình trên, UBND huyện Thiệu Hóa đã phải huy động hàng trăm người tập trung gia cố, khắc phục tình trạng trên.
Mưa lũ trong những ngày qua cũng khiến huyện miền núi Quan Sơn bị cô lập hoàn toàn từ 11 giờ ngày 6/9, đến 13 giờ ngày 7/9, mọi thông tin liên lạc mới được nối lại. Theo thông tin ban đầu, đã có 3 đập bị cuốn trôi, nước tại cầu Phả Lò ngập cao hơn 1m, hàng trăm diện tích hoa màu bị nhấn chìm, cuốn trôi. Quốc lộ 217 lên huyện Quang Sơn bị sạt lở nghiêm trọng, giao thông gần như bị chia cắt, đến chiều ngày 7/9 mới lưu thông trở lại.
Tại huyện Thọ Xuân, đến chiều ngày 7/9, nhiều xã trên địa bàn vẫn ngập chìm trong nước như Quảng Phú, Xuân Tín. Đê bao xã Quảng Phú tràn đê dài gần 5km, chia cắt xã Quảng Phú thành hai khu vực biệt lập. Từ 24 giờ ngày 6/9 đến 2 giờ ngày 7/9 đã vỡ 3 đoạn đê với chiều dài 150m gây ngập úng gần như toàn bộ thôn Thống Nhất với khoảng 500 hộ dân.
Huyện Nông Cống ngập toàn bộ hơn 1.500 lúa mùa đang trong thời kỳ làm đòng. Hàng trăm hộ dân ở các thôn xóm ngoài đê bị nước lũ cô lập.
Ông Trần Văn Thuấn, Chủ tịch UBND huyện Nông Cống cho biết: "Hiện nay toàn bộ 6 xã vùng 3 (vùng thường xuyên bị ngập úng) của huyện Nông Cống đã bị ngập trong nước lũ. Do đặc điểm là vùng đồng chiêm trũng, không có lối thoát nước, nên chắc chắn thời gian ngập lụt sẽ kéo dài".
Nước rút, tình hình dịch bệnh lại đe dọa đời sống nhân dân.
Theo báo cáo của UBND huyện miền núi này, tính đến trưa ngày 7/9, trên địa bàn huyện đã có 1 người chết do mưa lũ. Nạn nhân là anh Phạm Phúc Ngọc 21 tuổi ở thôn Thanh Sơn xã Ngọc Sơn.
Tính đến 7h sáng nay ngày 8/9, số người chết do mưa lũ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tăng lên 8 người, 1 người bị thương và hàng nghìn ngôi nhà chìm trong nước lũ. Tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ 1.500 tấn gạo để cứu đói cho dân vùng lũ và 30 cơ số thuốc chữa bệnh, một số giống ngô, rau màu các loại để khôi phục sản suất. Tỉnh này cũng đề nghị được hỗ trợ 150 tỉ đồng để tu bổ, khắc phục các đoạn đê kè bị sạt lở và các hồ đập bị hư hỏng để kịp thời chống bão lũ và phục vụ sản xuất hỗ trợ 100 tỉ đồng để khắc phục sửa chữa các tuyến đường giao thông, kè cống bị cuốn trôi...
Những hình ảnh PV Dân trí ghi lại về cảnh sạt lở đê và tình hình diễn biến mưa lụt trên địa bàn Thanh Hóa:
Điểm sạt lở tại xã Thọ Trường, huyện Thọ Xuân đã được khắc phục bước đầu.
Nhiều điểm sạt lở mái đê tả Sông Chu tại xã Thiệu Vũ, huyện Thiệu Hóa.
Hàng trăm người được huy động để khắc phục tình trạng sạt lở.
Nhiều điểm đê ở huyện Ngọc Lặc cũng bị sạt lở.
Hàng trăm hộ dân trên địa bàn một số xã của Thọ Xuân vẫn ngập chìm trong nước.
Quốc lộ 217 lên huyện Quan Sơn được thông xe sau hơn một ngày bị chia cắt.
Theo Dantri
Quần thể voi rừng VQG Yok Đôn sẽ không còn bền vững Sự việc hai con voi rừng mới chết tại tiểu khu 257 là rất nghiêm trọng. Trong đó có con voi đực trưởng thành duy nhất còn lại trong đàn. Cấu trúc quần thể voi tại VQG Yok Đôn sẽ không còn bền vững...". Liên quan đến vụ 2 con voi rừng bất ngờ chết tại tiểu khu 257 - VQG Yok Đôn,...