Thị trường văn phòng quý III tăng trưởng khả quan bất chấp đại dịch
Giá chào thuê trung bình văn phòng cả hạng A và B đều vẫn giữ xu hướng tăng nhẹ, điều đó chứng minh nhu cầu thuê văn phòng chưa hạ nhiệt bất chấp đợt dịch thứ hai bùng phát.
Theo Colliers International Vietnam, nếu dịch được kiểm soát tốt, nguồn cung mới ở khu vực phía đông TP.HCM được triển khai thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ dịch chuyển vào Việt Nam. Ảnh: Zing
Cụ thể, giá thuê trung bình văn phòng cả hạng A và B tăng lần lượt 4.5% và 11.5% so với quý III. So với cùng kỳ năm 2019, giá chào thuê hạng A chỉ giảm nhẹ 0.2%, trong khi hạng B đã tăng mạnh 26.1%.
Do quý II không ghi nhận nguồn cung mới, tỷ lệ lấp đầy văn phòng hạng A và B của quý 3 đã tăng gần chạm đỉnh. Cụ thể, diện tích cho thuê còn trống của Hạng A và B còn 2% và 5%.
Theo Báo cáo thị trường văn phòng TP.HCM quý III.2020 của Colliers International Vietnam sẽ chính thức được phát hành trong tháng 10 sắp tới, do hệ quả từ dịch COVID-19 cùng với xu hướng dịch chuyển ra ngoài trung tâm, các tòa nhà hạng B nhánh chóng trở thành sản phẩm được săn đón nhiều đối với đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ, và thậm chí là doanh nghiệp lớn. Tới hiện tại, nguồn cung của phân khúc này đạt gần 1,1 triệu m2, tuy không ghi nhận thêm nguồn cung mới trong quý 3 nhưng dự kiến trong tương lai gần, nguồn cung có thể tăng lên 1,2 triệu m2.
Video đang HOT
Giá chào thuê trung bình tại các tòa nhà văn phòng cho thuê ở TP.HCM qua các năm.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, một số công ty bắt đầu dịch chuyển văn phòng làm việc ra khỏi khu vực trung tâm để cắt giảm chi phí, trong đó chủ yếu là với những công ty nhỏ, mới thành lập. Các quận mới nhận được sự quan tâm bao gồm quận 2, 5, Bình Thạnh và Tân Bình. Lí do chính khiến doanh nghiệp có động thái di chuyển như vậy là do giá thuê văn phòng hạng A không ngừng tăng lên.
Thêm vào đó, một số khách thuê lớn di dời từ tòa nhà hạng A xuống phân khúc hạng B, thậm chí mục tiêu là tìm kiếm tòa nhà có chi phí thuê thấp hơn nữa. Ngành tài chính ngân hàng và tài chính công nghệ bắt đầu có động thái thu hẹp diện tích thuê do những công ty này muốn tái cấu trúc văn phòng nhằm giảm chi phí.
Thực tế, vẫn có khách thuê với năng lực tài chính tốt di chuyển văn phòng của họ đến tòa nhà hạng A, nhưng lượng giao dịch ít hơn nhiều so với cùng kỳ. Do nguồn cung không thay đổi nên tỷ lệ lấp đầy quý này vẫn giữ ở mức cao. Nếu dịch được kiểm soát tốt, nguồn cung mới ở khu vực phía đông TP.HCM được triển khai thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ dịch chuyển vào Việt Nam. Khi đó, nhu cầu thuê văn phòng sẽ càng tăng lên.
Bên cạnh đó, bất chấp tác động của dịch COVID-19, dòng vốn FDI vẫn liên tục đổ vào Việt Nam trong thời gian qua là bằng chứng cho thấy nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang dịch chuyển và gia nhập thị trường Việt Nam và họ chính là khách hàng chính cho phân khúc hạng A.
Tỉ lệ lấp đầy của các tòa nhà văn phòng cho thuê ở TP.HCM qua các năm.
Ông David M. Jackson, Tổng Giám đốc Colliers International tại Việt Nam, nhận định khoảng giá cho thuê thuần của các tòa nhà hạng B tại TP.HCM rất rộng, trải dài từ khoảng 10 – 48 USD trên m2/tháng tính đến quý III.2020. Tuy các văn phòng này chủ yếu tập trung tại các quận 1, 4 nằm tại khu vực trung tâm thành phố, các ngã ba, ngã tư hoặc tiếp giáp nhiều mặt đường nhưng do thời gian sử dụng hầu hết đều trên 10 năm, có những tòa lên đến 20 năm nên không đáp ứng được các tiêu chuẩn mới về kiến trúc – xây dựng – quản lý của tòa nhà văn phòng hạng A.
“Văn phòng hạng B vừa được đánh giá cao về chất lượng, vị trí trung tâm đảm bảo thuận tiện giao thông, văn phòng hiện đại, có không gian làm việc chuyên nghiệp, đáp ứng các tiêu chuẩn về kiến trúc – xây dựng – quản lý nhất định nhưng mức giá lại “dễ chịu” hơn nhiều so với văn phòng hạng A. Chính vì thế đây chính là phân khúc sẽ được ưa chuộng nhất, chiếm ưu thế cả về nhu cầu cũng như nguồn cung thị trường trong thời gian tới”, vị chuyên gia nhận định.
Bán đồng hồ "6 tháng dịch bằng cả năm", Thế Giới Di Động tham vọng tăng gấp 5 lần doanh số
6 tháng đầu năm kinh doanh trong bối cảnh giãn cách xã hội, Thế Giới Di Động vẫn "chốt sale" tới 423.000 chiếc đồng hồ, vượt doanh số cả năm trước cộng lại.
Bán đồng hồ '6 tháng mùa dịch bằng cả năm'
Mùa dịch covid-19 là thời điểm khó khăn của tất cả các ngành hàng không thiết yếu, song đồng hồ lại cho thấy một bức tranh hoàn toàn khác ở Thế Giới Di Động. Nhà bán lẻ bắt đầu công bố "bán những sản phẩm chưa từng bán" và thử nghiệm mô hình kinh doanh đồng hồ "shop-in-shop" (cửa hàng đồng hồ bên trong cửa hàng bán điện thoại) từ tháng 3/2019.
Đến cuối năm 2019, chuỗi bán ra hơn 400.000 sản phẩm và thu về lợi nhuận gần 800 tỷ đồng. Nửa đầu năm nay, trái ngược với dự đoán suy giảm của thị trường, Thế Giới Di Động đã lội ngược dòng với doanh số vượt cả năm trước cộng lại. Doanh thu đạt gần 650 tỷ đồng, tăng trưởng ngoạn mục gấp 350% cùng kỳ năm ngoái.
Mảng đồng hồ của Thế Giới Di Động tăng trưởng ngoạn mục bất chấp dịch bệnh
Tham vọng tăng gấp 5 doanh số đến cuối năm
"Thừa thắng xông lên" với gần nửa triệu chiếc đồng hồ bán ra, Thế Giới Di Động đặt tham vọng tăng trưởng ngoạn mục gấp 5 lần đến cuối năm. Mục tiêu của chuỗi là chinh phục cột mốc 2 triệu sản phẩm, đưa mảng bán đồng hồ trở thành một trong những động lực tăng trưởng mới cho chuỗi di động và điện máy.
Để đạt được điều này, CEO Thế Giới Di Động Đoàn Văn Hiểu Em cho biết sẽ dồn lực mở thêm các cửa hàng mới. Năm ngoái, chuỗi ghi dấu ấn với tốc độ mở shop nhanh chóng, đỉnh điểm có tháng gấp rút tăng đến 49 cửa hàng quy mô lớn, vị trí đẹp. Dự kiến cuối tháng 6 này, doanh nghiệp sẽ hoàn thiện 500 shop đồng hồ, trở thành nhà bán lẻ có số cửa hàng đồng hồ nhiều nhất sau 15 tháng gia nhập thị trường. Đặc biệt, tăng trưởng quy mô vẫn còn nhiều dư địa, bởi chuỗi sẵn có 2.000 cửa hàng để đưa đồng hồ lên kệ ngay tức thời.
Thế Giới Di Động chủ yếu bán đồng hồ giá dưới 6 triệu đồng.
Thế Giới Di Động hiện sở hữu danh mục "khủng" hơn 4.000 mẫu đồng hồ đến từ 40 thương hiệu, trong đó có cả những thương hiệu độc quyền chỉ Thế Giới Di Động mới có và những nhãn hiệu riêng của nhà bán lẻ.
Đại diện chuỗi cho biết sẽ không ngừng đa dạng sản phẩm và đàm phán với các nhà cung cấp thân thiết nhằm mang đến mức giá tốt nhất cho người dùng. Công ty tập trung phục vụ nhóm khách hàng phổ thông và trung cấp với giá sản phẩm dao động từ 500.000 đồng đến 6 triệu đồng. Mục tiêu là đưa đến tay khách hàng sản phẩm đồng hồ chính hãng với giá thực nhất. Đơn cử, chiếc đồng hồ thời thượng đắt nhất của Citizen, sau khi lên kệ giảm chỉ còn 10,1 triệu đồng, thấp hơn nhiều so với giá thị trường.
Hậu covid-19, Thế Giới Di Động còn tiếp tục triển khai nhiều chương trình ưu đãi "sốc" nửa cuối năm. Đại diện chuỗi kỳ vọng, người tiêu dùng sẽ có được trải nghiệm hoàn hảo khi mua đồng hồ chính hãng, giá tốt, ưu đãi hời, bảo hành trọn gói... và mang theo 2 triệu chiếc đồng hồ ra khỏi cửa hàng.
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/6 Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 22/6 của các công ty chứng khoán. HT1 có sự tiếp xúc tốt nhất đối với việc thị trường xi măng phục hồi CTCK Bảo Việt (BVSC) Giả định rằng CTCP Xi măng Hà Tiên 1 (HT1) hoàn thành mục tiêu kinh doanh năm...