Thị trường Trung Quốc và Mỹ là động lực chính cho xuất khẩu thuỷ sản quý II
Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), tháng 4/2022, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục mang về trên 1 tỷ USD với mức tăng trưởng mạnh mẽ 41% so với cùng kỳ năm 2021.
Chế biến cá tra phi lê xuất khẩu tại nhà máy của Công ty CP Đầu tư phát triển đa quốc gia (Tập đoàn Sao Mai) tại khu công nghiệp Vàm Cống, huyện huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Theo đó, ước kết quả xuất khẩu thuỷ sản 4 tháng đầu năm gần chạm mốc 3,6 tỷ USD, cao hơn 44,5% so với cùng kỳ năm trước.
Hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực là tôm và cá tra đều có mức tăng trưởng cao tại nhiều thị trường nhờ nhu cầu tăng và giá xuất khẩu tốt. Xuất khẩu cá tra tháng 4 tăng gấp hơn 2 lần so với tháng trước, đạt 297 triệu USD. Nhờ đó, luỹ kế 4 tháng đầu năm 2022, ngành cá tra thu về nguồn ngoại tệ trên 950 triệu USD, tăng 94%.
Trọng lực chính vẫn nằm ở 2 thị trường Trung Quốc và Mỹ, chiếm tỷ trọng lần lượt là 32% và 24,5%. Cả hai thị trường đều ghi nhận tăng trưởng 3 con số trong 4 tháng đầu năm nay. Cụ thể, thị trường Trung Quốc tăng 161% đạt 306 triệu USD; thị trường Mỹ tăng 128% đạt hơn 232 triệu USD. Mặt hàng tôm vẫn duy trì được đà tăng trưởng xuất khẩu cao với mức 35% trong tháng 4, đạt 406 triệu USD, đưa kim ngạch tôm 4 tháng đầu năm nay lên 1,36 tỷ USD, tăng 41,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm đào tạo và xúc tiến thương mại Vasep phân tích, sau 2 năm kiềm chế vì dịch COVID-19, nhu cầu tại các thị trường hồi phục và bùng phát mạnh, nguồn cung tại các thị trường không đủ đáp ứng, lạm phát giá gia tăng. Xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine càng làm cho nguồn cung thuỷ sản toàn cầu thêm bất ổn, nhất là các sản phẩm cá thịt trắng. Các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam đã chớp được những cơ hội vàng để gia tăng xuất khẩu và chốt được những hợp đồng giá cao hơn nhiều so với năm 2021.
Tại thị trường Mỹ, xuất khẩu tôm, cá tra và các mặt hàng chủ lực khác đều ghi nhận tăng trưởng cao vọt so với năm trước, nhất là mặt hàng cá tra. Nguyên nhân là do sản lượng cá da trơn của Mỹ giảm, lạm phát cao. Thêm vào đó, kết quả đánh giá thuế chống bán phá giá giai đoạn POR17 có lợi cho nhiều doanh nghiệp cá tra, số doanh nghiệp cá tra được phép xuất khẩu sang Mỹ tăng.
Cùng đó, giá xuất khẩu cá tra trung bình sang Mỹ đạt đỉnh là những yếu tố chính khiến cho xuất khẩu cá tra sang Mỹ 4 tháng đầu năm nay tăng đột phá. Tổng xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ trong tháng 4 tăng khoảng 79% đạt trên 266 triệu USD. Tính đến hết tháng 4, xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ thu về 842 triệu USD, tăng 74% so với cùng kỳ năm 2021.
Chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Thuỷ sản Minh Phú Hậu Giang (Hậu Giang). Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Với Trung Quốc, chính sách Zero COVID khiến cho xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này gặp nhiều ách tắc khi nhiều cảng lớn bị đóng cửa và việc kiểm tra COVID trên hàng đông lạnh ngày càng khắt khe. Tuy nhiên, vì nhiều nhà máy tại Trung Quốc bị đóng cửa, sản xuất bị đình trệ, nên thị trường này cũng thiếu hụt nguồn cung thuỷ sản cho tiêu thụ nội địa và chế biến xuất khẩu. Do vậy, nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của Trung Quốc đang gia tăng thu hút nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Video đang HOT
Theo bà Lê Hằng, việc Trung Quốc kiên định với chính sách Zero COVID, tăng cường kiểm dịch với thủy sản đông lạnh là khó khăn chung của tất cả thị trường xuất khẩu thủy sản, không riêng Việt Nam. Tuy nhiên, việc phong tỏa, kiểm dịch ở Trung Quốc cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc xuất khẩu thủy sản vì các doanh nghiệp đã quen và thích nghi với điều này trong hai năm qua.
Hiện các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc đã nhận thức mức độ quan trọng của công tác kiểm soát và phòng chống COVID-19 trong quá trình sản xuất, xuất khẩu thủy sản. Nhờ đó, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Quốc trong tháng 4 tăng gấp hơn 2 lần đạt 216 triệu USD. Luỹ kế tới hết tháng 4/2022. Xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này đạt 578 triệu USD, tăng 94% so với cùng kỳ năm trước; riêng mặt hàng cá tra chiếm 53% tổng kim ngạch thuỷ sản sang thị trường này.
Trong 4 tháng qua, xuất khẩu thuỷ sản sang EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều thị trường khác đều ghi nhận tăng trưởng 2 con số . Tuy nhiên, theo nhận định của Vasep, Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục chiếm trọng lực chính, quyết định tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong những tháng tới. Dự báo xuất khẩu thuỷ sản quý II sẽ đạt 2,8 – 3 tỷ USD, tăng khoảng 36-38% so với cùng kỳ năm 2021.
Giá một thứ quả người Trung Quốc ưa chuộng tăng 35% do thiếu hụt nguồn cung từ Việt Nam
Theo freshplaza.com, giá các loại trái cây nhập khẩu tại thị trường Trung Quốc đã tăng mạnh do nguồn cung bị hạn chế, trong đó, giá thanh long, giá chuối đều tăng.
Giá chuối, thanh long tại Trung Quốc tăng mạnh
Theo freshplaza.com, giá nhiều loại trái cây nhập khẩu tại thị trường Trung Quốc đã tăng chóng mặt trong bối cảnh Trung Quốc đang trong mùa cao điểm mua bán trái cây trước lễ hội mùa xuân.
Trong đó, giá các loại trái cây nhập khẩu tại Trung Quốc như cherry thời điểm này đang đắt hơn cùng kỳ năm ngoái gần 20%, giá chuối cao hơn cùng kỳ năm ngoái tới 35%.
Do thiếu hụt nguồn cung từ Việt Nam, giá thanh long tại Trung Quốc lên đến 10-12 nhân dân tệ/kg, tương đương 35.642- 42.770 đồng/kg, cao hơn 2 nhân dân tệ/kg so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam là một trong những nguồn cung trái cây tươi quan trọng của Trung Quốc, trong đó, 90% sản lượng thanh long xuất khẩu của Việt Nam tìm đến thị trường Trung Quốc.
Thanh long cũng là chủng loại quả xuất khẩu chính của Việt Nam. Trong 11 tháng năm 2021, giá trị xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc đạt 837 triệu USD.
Do thiếu nguồn cung từ Việt Nam, giá nhiều loại trái cây, trong đó có chuối, thanh long tại Trung Quốc tăng mạnh. Trong ảnh: Nông dân Gia Lai chăm sóc chuối. Ảnh: Báo Gia Lai.
Trong khi đó, xuất khẩu chuối của Việt Nam đạt khoảng 217 triệu USD trong năm 2021, tăng 46% so với năm 2020, Trung Quốc là thị trường thu mua nhiều chuối nhất của Việt Nam.
Có những thời điểm như tháng 4/2012, lượng chuối từ Việt Nam chiếm đến 42% tổng lượng chuối nhập khẩu của Trung Quốc.
Cụ thể, trong tháng 4/2021, nhập khẩu chuối của Trung Quốc đạt 226.300 tấn, trị giá 120 triệu USD, giá nhập khẩu bình quân đạt 540,21 USD/tấn.
Tín hiệu vui, xuất khẩu rau quả chế biến sang Trung Quốc tăng
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong tháng 12/2021 ước đạt 270 triệu USD.
Tính chung năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam ước đạt 3,52 tỷ USD, tăng 7,8% so với năm 2020.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 trong quý III/2021, nhưng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu rau quả ở mức cao trong nửa đầu năm 2021 đã góp phần thúc đẩy ngành hàng rau tăng trưởng khá trong năm 2021.
Sản phẩm rau quả chế biến của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất tới thị trường Trung Quốc, đạt 225,6 triệu USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2020.
Có một tín hiệu đáng mừng là tỷ lệ rau quả chế biến xuất khẩu đã tăng. Cụ thể, quả tươi chiếm 66,7% tổng trị giá xuất khẩu hàng rau quả trong 11 tháng năm 2021.
Trong khi đó, sản phẩm rau quả chế biến chiếm 25,6%, tăng 2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020. Sản phẩm rau quả chế biến luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao, ngay cả trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh.
Trong 11 tháng năm 2021, trị giá xuất khẩu mặt hàng này đạt 831,2 triệu USD, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Sản phẩm rau quả chế biến của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất tới thị trường Trung Quốc, đạt 225,6 triệu USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu hàng rau quả chế biến của nước này trong tháng 11/2021 đạt 211,86 triệu USD, tăng 31,7% so với tháng 11/2020.
Trong 11 tháng năm 2021, nhập khẩu hàng rau quả chế biến của Trung Quốc đạt 1,48 tỷ USD, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, Mỹ và Việt Nam là 2 thị trường cung cấp lớn nhất chủng loại hàng rau quả chế biến cho Trung Quốc trong 11 tháng năm 2021.
Trung Quốc nhập khẩu rau quả chế biến từ Mỹ đạt 278 triệu USD, tăng 67,5% so với cùng kỳ năm 2020; nhập khẩu từ Việt Nam đạt 213 triệu USD, tăng 34,9%; tỷ trọng nhập khẩu từ 2 thị trường này đều tăng so với cùng kỳ năm 2020.
Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) cho biết, để đẩy mạnh tỷ lệ rau quả chế biến, cần cải tổ thể chế liên quan tới chế biến, từ Luật Trồng trọt, đến mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc.
"Hiện, Bộ NNPTNT đã xây dựng đề án chế biến gồm 13 lĩnh vực, cũng như đề án riêng cho rau, củ quả. Các doanh nghiệp chế biến rau, quả trên toàn quốc đã được công khai" - ông Toản nói.
Cũng theo ông Toản, cần liên kết chặt chẽ các đơn vị trong chuỗi giá trị, từ người nông dân, chính quyền địa phương. Những mô hình tốt như Đồng Giao, Nafoods... cần được tuyên truyền, nhân rộng tại nhiều địa phương.
Việt Nam đang cung cấp "độc quyền" loài cá này cho Trung Quốc Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, hiện Việt Nam vẫn là 1 trong 3 thị trường cung cấp sản phẩm cá thịt trắng hàng đầu cho Trung Quốc - Hongkong, trở thành nhà cung cấp cá tra đông lạnh "độc quyền" tại Trung Quốc. Việt Nam cung cấp "độc quyền" một loài cá cho Trung Quốc Theo...