Thị trường Trung Quốc biến động, xuất khẩu thủy sản đạt 4 tỷ USD
Ngày 4/7, tại Hà Nội, Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng sản lượng thủy sản ước đạt hơn 3,77 triệu tấn, xuất khẩu thủy sản đạt gần 4 tỷ USD.
Xuất khẩu thủy sản chưa đạt kỳ vọng
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2019 ngành nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến bất thường, dịch bệnh hoành hành như dịch tả lợn châu Phi, sâu keo mùa thu, Trung Quốc siết chặt nguồn gốc và an toàn thực phẩm nông sản, chiến tranh thương mại Trung – Mỹ và hàng rào bảo hộ thương mại tại một số quốc gia nhập khẩu.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nguyễn Quỳnh
Tuy nhiên, trong giai đoạn này, ngành nông nghiệp cũng bắt đầu có những thuận lợi khi hiệp định thương mại tự do CPTPP, EVFTA được thực thi cùng với nỗ lực của toàn ngành nên vẫn đạt được những kết quả tốt trong tăng trưởng và kim ngạch xuất khẩu.
Đối với ngành thủy sản, kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm đạt gần 4 tỷ USD, bằng 100,6% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, xuất khẩu tôm các loại ước đạt 1,43 tỷ USD (bằng 87,9% so với cùng kỳ), cá tra 991 triệu USD (bằng 98,8% cùng kỳ), cá ngừ 380 triệu USD, mực và bạch tuộc 311 triệu USD, các loại cá khác 769 triệu USD, nhuyễn thể 45,4 triệu USD.
Tổng sản lượng thủy sản và kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm đạt và vượt so với cùng kỳ năm 2018, tuy nhiên chưa đạt 50% so với kế hoạch năm 2019 Bộ NNPTNT giao. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do xu hướng tăng nóng xuất khẩu cá tra đã chậm lại. Cùng đó, thị trường lớn trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam là Trung Quốc có sự sụt giảm do nước này siết chặt thương mại biên mậu.
Bên cạnh đó, sự cạnh tranh với Ấn Độ và Ecuador trên thị trường tôm, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung làm xáo trộn thị trường, ảnh hưởng đến nhu cầu, cùng với đồng Nhân dân tệ mất giá cũng là những yếu tố gây ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản sang thị trường này.
Video đang HOT
Trong 6 tháng đầu năm 2019, giá tôm xuất khẩu giảm do cạnh tranh từ Ấn Độ và Ecuado. Ảnh: IT
Nỗ lực gỡ “thẻ vàng”
Riêng trong lĩnh vực khai thác hải sản, trong 6 tháng đầu năm, Tổng cục Thủy sản đã tham mưu cho Bộ NNPTNT ban hành 05 văn bản chỉ đạo địa phương triển khai các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU), tập trung chỉ đạo ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.
Theo kê hoach, cuôi thang 10/2019, Đoan thanh tra cua Tông vu cac vân đê vê Biên va Thuy san cua Uy ban châu Âu (DG-MARE) se sang Viêt Nam đê kiêm tra, đanh gia tinh hinh thưc hiên khuyên nghi cua Uy ban châu Âu (EC) vê chông khai thac hai san bât hơp phap, không bao cao va không theo quy đinh cua Viêt Nam (IUU).
Ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản cho rằng, 6 tháng cuối năm ngành sẽ gặp khó khăn như: mưa bão, “thẻ vàng”, rào cản thương mại… Do đó, các đơn vị trong ngành cần phải tập trung vào các nhóm giải pháp như: việc ưu tiên tổ chức các văn bản triển khai Luật Thuỷ sản, hiện vẫn còn vướng mắc trong triển khai tại các địa phương về vấn đề chứng nhận, xác nhận… Ngoài ra, đẩy nhanh tiến độ các chương trình, đề án nhằm áp dụng khoa học công nghệ vào nuôi trồng, khai thác thuỷ sản…
Ngành thuỷ sản nỗ lực gỡ “thẻ vàng” và kim ngạch xuất khẩu đạt 10,5 tỷ USD. Ảnh: Nguyễn Quỳnh
Ông Nguyễn Ngọc Oai, Quyền Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản cho biết, việc phấn đấu gỡ “thẻ vàng” của EC là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của ngành trong những tháng cuối năm vì bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến ngành thủy sản, đời sống bà con ngư dân. Do đó, từ nay đến cuối tháng 10/2019, khi Đoàn kiểm tra của EC sang Việt Nam, ngành phải tập trung cao nhất khắc phục 4 khuyến nghị của EC.
Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu các đơn vị Tổng cục Thủy sản tập trung thực hiện một số nhiệm vụ như: Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, tập huấn để Luật Thủy sản phát huy hiệu quả và đi vào thực tiễn; tiếp tục bổ sung, hoàn thiện khung pháp luật, pháp lý, đặc biệt cần chú trọng đến khâu quản lý giám sát tàu cá, truy xuất, chứng nhận nguồn gốc hải sản nhằm nỗ lực xóa bỏ “thẻ vàng” của EC.
Trong những tháng cuối năm ngành phấn đấu tốc độ tăng GDP đạt 4,65%; tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 4,69%; kim ngạch xuất khẩu đạt 10,5 tỷ USD…
“Nhiệm vụ 6 tháng cuối năm rất nặng nên đòi hỏi toàn ngành phải quyết tâm rất cao, tập trung xây dựng kế hoạch và giải pháp thật cụ thể cho từng lĩnh vực mới đạt được kết quả như mong muốn” – Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Theo Danviet
Bộ trưởng Bộ NNPTNT: Mục tiêu xuất khẩu thủy sản 10 tỷ USD có cơ sở
Việc đề ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD vào năm 2019 là hoàn toàn có cơ sở vì đó là mục tiêu mang tính hy vọng và biện chứng.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định như thế tại hội nghị triển khai kế hoạch xuất khẩu thủy sản năm 2019 tại TP.HCM chiều ngày 16.2 do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức.
Trước khi nói về kỳ vọng, Bộ trưởng nhắc lại thời điểm này năm ngoái, VASEP phải phấn đấu đạt 9,5 tỷ USD. Tuy nhiên, kết thúc năm 2018, cả ngành chỉ đạt xấp xỉ 9 tỷ USD.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định mục tiêu xuất khẩu thủy sản 10 tỷ USD là hoàn toàn có cơ sở. Ảnh: Nguyên Vỹ
Mục tiêu mang tính khát vọng đặt ra 9,5 tỷ USD tuy chưa đạt nhưng kết quả gần 9 tỷ USD có ý nghĩa rất lớn, mang tính nền tảng để đặt ra các mục tiêu tiếp theo chứ không dừng ở giá trị kim ngạch.
Bởi vì, theo đánh giá của Bộ trưởng Cường, năm 2018 cả 2 khu vực khai thác và nuôi trồng đều chịu nhiều thách thức lớn, từ biến đổi khí hậu cho đến thẻ vàng của EC do khai thác không có báo cáo, không được quản lý và không đảm bảo truy xuất nguồn gốc (IUU).
Tuân thủ quy định về IUU tuy là khó nhưng nghiêm túc mà nói điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu chuyển đổi nghề khai thác sang bền vững mà Việt Nam đang đặt ra.
Thẻ vàng IUU đã tác động không nhỏ để nghề khai thác thủy sản trong năm qua. Ảnh: Nguyên Vỹ
Vì thế, mức doanh thu năm qua tuy chưa như kỳ vọng nhưng các nỗ lực cho tới những hành động chấn chỉnh trong ngành mang ý nghĩa lớn lao hơn. "Vấn đề không phải là rút hay không rút lại thẻ vàng mà là mục tiêu khai thác nghề cá bền vững", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Trong lĩnh vực nuôi trồng, cụ thể là con tôm, năm qua rất nhiều nước lớn đẩy mạnh sản xuất khiến nguồn cung vượt cầu. Ngành thủy sản đã kịp thời đánh giá, chấn chỉnh lại hoạt động để kéo giữ giá và giữ lại thị trường.
Đối tượng thứ 2 là cá tra. Giá thành tăng cao trong năm qua không quan trọng bằng giá trị con cá được cải thiện; chuỗi giá trị cá tra cũng ngày càng hoàn thiện hơn với gần 80 sản phẩm từ cá tra.
Chuỗi giá trị cá tra cũng ngày càng hoàn thiện hơn. Ảnh: Thuận Hải
Tóm lại, dù kim ngạch không đạt được mục tiêu mang tính kỳ vọng đầu năm 2018 nhưng đó là nền tảng căn bản cho các năm tiếp theo.
Vì thế, mục tiêu xuất khẩu thủy sản 10 tỷ USD đặt ra cho năm 2019 vừa là mục tiêu hy vọng, vừa mang tính biện chứng trên cơ sở đã tính toán các điều kiện, cơ cấu, thị trường...
Đại diện khối cộng đồng doanh nghiệp, ông Ngô Văn Ích - Chủ tịch VASEP đánh giá việc phấn đấu thêm 1 tỷ USD nữa không hề là nhiệm vụ đơn giản, nhất là khi bản thân ngành thủy sản vẫn còn không ít bất cập, tồn tại.
"Tuy nhiên, năm 2019, chúng tôi tin tưởng cả 3 trục: Chính phủ, doanh nghiệp và người dân sẽ tự tin và cùng đoàn kết đồng lòng thể thực hiện thành công mục tiêu trên", ông Ích chia sẻ.
Theo Danviet
Cần khởi tố đường dây đưa tàu đánh bắt bất hợp pháp Tình trạng tàu cá Việt Nam đánh bắt bất hợp pháp trên các vùng biển nước ngoài đến nay chưa giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nỗ lực gỡ "thẻ vàng" về thủy sản mà Ủy ban châu Âu (EC) áp lên phía Việt Nam. Tới đây, những tổ chức, cá nhân liên quan để tàu cá và ngư dân địa phương vi...