Thị trường toàn cầu trước ‘cú sốc’ cấm xuất khẩu dầu ăn của Indonesia

Theo dõi VGT trên

Động thái gây sốc của Indonesia về việc cấm xuất khẩu dầu ăn sẽ gây ảnh hưởng lan rộng trên toàn thế giới, đe dọa đẩy chi phí hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất nhu yếu phẩm như Nestle SA và Unilever PLC lên cao và làm gia tăng lo ngại về lạm phát thực phẩm.

Thị trường toàn cầu trước cú sốc cấm xuất khẩu dầu ăn của Indonesia - Hình 1
Thu hoạch quả cọ tại một khu vườn ở Medan, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN

Indonesia- nhà cung cấp dầu cọ lớn nhất thế giới – sẽ tạm dừng xuất khẩu dầu ăn từ ngày 28/4, sau khi tình trạng thiếu hụt dầu ăn trong nước dẫn đến các cuộc biểu tình trên đường phố về chi phí thực phẩm cao ngất ngưởng. Điều này sẽ “bóp chết” nguồn cung dầu thực vật vốn đã eo hẹp và làm tăng thêm tác động từ cuộc xung đột Nga-Ukraine, khiến hoạt động buôn bán dầu hướng dương rơi vào hỗn loạn.

Mặc dù đã xuất hiện một số thông tin cho thấy, lệnh cấm xuất khẩu dầu ăn của Indonesia sẽ không tác động tới một số sản phẩm, song nó vẫn có nguy cơ làm gia tăng lạm phát lương thực. Giá lương thực thế giới đang ở mức cao nhất mọi thời đại và tăng với tốc độ nhanh nhất từ trước đến nay. Việc sử dụng phổ biến dầu ăn trong mọi sản phẩm, từ kẹo cho đến nhiên liệu, có nghĩa là lạm phát lương thực toàn cầu sẽ tiếp tục đà leo thang trong một thời gian dài sắp tới.

Dưới đây là những diễn biến mới nhất và tác động sâu rộng của chính sách này:

Nguồn cung lương thực toàn cầu

Động thái của Indonesia, quốc gia chiếm 1/3 xuất khẩu dầu ăn toàn cầu, sẽ gây thêm bất ổn cho các thị trường mới nổi từ Sri Lanka (Xri Lan-ca) cho đến Ai Cập và Tunisia (Tuy-ni-di). Ngay cả các nước phát triển cũng có thể chứng kiến giá dầu ăn tăng mạnh.

Dầu cọ là một trong những mặt hàng đa năng, được sử dụng trong hàng nghìn sản phẩm từ thực phẩm, đồ chăm sóc cá nhân đến nhiên liệu sinh học. Giá dầu ăn bất ngờ tăng vọt do hạn hán và thiếu lao động. Sau đó, cuộc xung đột ở Ukraine đã ảnh hưởng tới khoảng 80% lượng dầu hướng dương xuất khẩu toàn cầu, thúc đẩy nhu cầu về các lựa chọn thay thế như dầu cọ và dầu đậu nành, đẩy giá dầu ăn lên mức cao kỷ lục.

Lệnh cấm của Indonesia có thể làm tăng chi phí cho các nhà sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu bao gồm Nestle, Mondelez International và Unilever. Unilever cho biết họ đã sẵn sàng tìm kiếm nguyên liệu thay thế và hiện đã có đủ nguồn cung cấp. Trong khi Nestle và Mondelez hiện vẫn từ chối bình luận về vấn đề này.

Ấn Độ

Ấn Độ, nhà nhập khẩu dầu cọ, đậu nành và dầu hướng dương lớn nhất thế giới, đang đối mặt với nguy cơ lạm phát tiếp tục tăng cao. Giá dầu ăn ở New Delhi tăng từ 12% đến 17% kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine xảy ra vào cuối tháng Hai. Chính phủ Ấn Độ đã bãi bỏ thuế nhập khẩu dầu ăn và đang cố gắng hạn chế việc tích trữ mặt hàng này, song giá cả vẫn có ít dấu hiệu “hạ nhiệt”.

Người Ấn Độ thích dầu cọ hơn các loại dầu khác vì giá rẻ hơn và có thể dễ dàng trộn với các chất béo khác. Điều này giúp tiết kiệm chi phí cho những đối tượng khách hàng thường sử dụng dầu cọ với số lượng lớn như nhà hàng và khách sạn.

Trung Quốc

Trung Quốc là một nhà nhập khẩu dầu ăn lớn khác của Indonesia. Nước này đã mua 4,7 triệu tấn dầu ăn từ quốc gia Đông Nam Á này vào năm ngoái, chiếm hơn 70% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu dầu cọ của Trung Quốc đã giảm đáng kể trong năm nay do giá cao hơn và lệnh phong tỏa nghiêm ngặt liên quan tới dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ. So với dầu cọ, Trung Quốc phụ thuộc nhiều hơn vào đậu tương nhập khẩu, được dùng để sản xuất cả dầu ăn và bột làm thức ăn gia súc. Lệnh cấm xuất khẩu dầu ăn của Indonesia gây thêm khó khăn cho Chính phủ Trung Quốc, vốn đang tìm cách kiểm soát lạm phát.

Malaysia

Lệnh cấm xuất khẩu dầu ăn của Indonesia là “con dao hai lưỡi” đối với Malaysia, nhà sản xuất dầu cọ lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Indonesia. Những đồn điền ở Malaysia có thể thu được lợi nhuận từ doanh số bán hàng tăng vọt và giá cả tăng đột biến. Doanh thu xuất khẩu của nước này cũng có thể sẽ tăng cao. Tuy nhiên, chi phí mua hạt có dầu cao hơn sẽ có tác động lan tỏa khắp nền kinh tế Malaysia, giữa bối cảnh lạm phát lương thực của nước này đã ở mức cao nhất trong 5 năm. Chính phủ Malaysia sẽ phải cung cấp nhiều gói trợ cấp hơn để ứng phó với chi phí cao hơn của các sản phẩm dầu cọ. Lệnh cấm này cũng sẽ hạn chế việc nhập khẩu dầu cọ của Malaysia, phần lớn là từ nước láng giềng Indonesia, đồng thời thắt chặt nguồn cung địa phương, đặc biệt là đối với các nhà máy lọc dầu.

Malaysia cũng có thể phải “vật lộn” để lấp đầy khoảng trống về nhu cầu toàn cầu do Indonesia để lại, trong khi nông dân đang gặp khó khăn với tình trạng thiếu lao động kinh niên. Malaysia chiếm khoảng 1/3 nguồn cung dầu cọ của thế giới, so với thị phần “khổng lồ” của Indonesia là khoảng 60%.

Video đang HOT

Indonesia

Theo Citigroup Inc., trong ngắn hạn, chính sách này có thể sẽ đạt được hiệu quả như dự kiến là giảm giá dầu ăn trong nước. Chính sách này cũng có thể làm giảm kỳ vọng lạm phát trước những dấu hiệu cho thấy lệnh cấm sẽ không nghiêm ngặt như lo ngại. Nếu giá dầu ăn trở lại mức đầu năm 2021 và ổn định từ đó, Citigroup có thể hạ dự báo lạm phát của Indonesia trong năm nay. Tuy nhiên, chính sách này có thể đẩy giá của một số mặt hàng nông sản khác tăng mạnh, ví dụ như đậu tương, một loại cây lấy dầu có thể thay thế cho cây cọ.

COVID-19 tới 6 giờ 9/9: Thế giới trên 4,6 triệu ca tử vong; WHO xác định sống chung với dịch bệnh

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 518.532 trường hợp mắc COVID-19 và 8.941 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 223 triệu ca bệnh, trong đó trên 4,6 triệu người không qua khỏi.

COVID-19 tới 6 giờ 9/9: Thế giới trên 4,6 triệu ca tử vong; WHO xác định sống chung với dịch bệnh - Hình 1
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc ngày 4/9/2021. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 9/9 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 223.258.459 ca, trong đó có 4.607.801 người tử vong.

Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh trong ngày đang có dấu hiệu chững lại trên phạm vi toàn cầu, những vùng dịch "nóng nhất" ở châu Á và châu Âu, trong khi số ca tử vong cũng có xu thế giảm.

Nhiều nước Á-Âu tình hình vẫn đáng ngại với sự bùng phát của biến chủng virus Delta hết sức nguy hiểm, và giờ thêm cả biến thể Mu. Đặc biệt, Mỹ, Ấn Độ, Iran, Anh và Brazil số ca mắc mới vẫn cao một cách báo động. Mỹ lại quay lại vị trí quốc gia có số ca mắc mới và tử vong trong ngày cao nhất thế giới.

COVID-19 tới 6 giờ 9/9: Thế giới trên 4,6 triệu ca tử vong; WHO xác định sống chung với dịch bệnh - Hình 2
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tại một bệnh viện ở Pretoria, Nam Phi. Ảnh: AFP/TTXVN

Đại dịch sau gần 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 199 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là gần 19 triệu ca và 103.946 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 8/9, thế giới có 98 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 81 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch.

Mỹ vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất với 41.316.328 ca mắc và 670.624 ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với trên 33 triệu ca mắc và trên 441.000 ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với trên 20 triệu ca bệnh, trong đó có 584.628 ca tử vong.

COVID-19 tới 6 giờ 9/9: Thế giới trên 4,6 triệu ca tử vong; WHO xác định sống chung với dịch bệnh - Hình 3
Người dân chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Yangon, Myanmar ngày 1/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Châu Á đến nay vẫn đang là "điểm nóng" của dịch COVID-19 trên toàn thế giới, với tổng số ca mắc mới hằng ngày ở mức cao nhất so với khu vực khác. Trong 24 giờ qua, Ấn Độ, Iran, Malaysia, Philippines là những nước ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất khu vực này, dao động từ khoảng 12.700 đến 37.800 ca. Ấn Độ ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất châu lục trong ngày với 37.875 ca. Đến nay, châu Á có tổng cộng 71,85 triệu ca mắc, trong đó có hơn 1,06 triệu ca tử vong do COVID-19.

Sau châu Á, châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng thứ 2 của dịch COVID-19 với tổng cộng 56,25 triệu ca nhiễm, trong đó Nga ghi nhận 7,06 triệu ca nhiễm. Tiếp theo là Bắc Mỹ (49,46 triệu ca nhiễm), Nam Mỹ (37,12 triệu ca nhiễm), châu Phi (8,02 triệu ca nhiễm), châu Đại Dương (177.000 ca nhiễm).

COVID-19 tới 6 giờ 9/9: Thế giới trên 4,6 triệu ca tử vong; WHO xác định sống chung với dịch bệnh - Hình 4

Nhiều nước châu Á đang hết sức cảnh giác với biến thể siêu lây nhiễm Delta. Nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,... đều đưa ra quyết định tăng cường các biện pháp phòng dịch. Nhật Bản tuyên bố gia hạn tình trạng khẩn cấp do dịch COVID-19 tại 19 tỉnh đến ngày 30/9. Lệnh này vốn đang được áp đặt tại 21/47 tỉnh tới ngày 12/9.

Trong khi đó, để ngăn ngừa nguy cơ dịch bệnh lây lan trong dịp Tết Trung Thu, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định gia hạn áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội cấp độ 4 ở khu vực Seoul và vùng phụ cận và cấp độ 3 ở các khu vực khác thêm 4 tuần cho đến hết ngày 3/10.

COVID-19 tới 6 giờ 9/9: Thế giới trên 4,6 triệu ca tử vong; WHO xác định sống chung với dịch bệnh - Hình 5
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Colombo, Sri Lanka ngày 6/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Tại Ấn Độ, chính quyền các bang sẽ tăng cường biện pháp phòng dịch trước thềm các lễ hội tôn giáo lớn, đồng thời cảnh báo thành phố Mumbai -thủ phủ tài chính của nước này- đang có nguy cơ đối mặt với một làn sóng dịch COVID-19 mới. Dự kiến, các lễ hội lớn sẽ bắt đầu vào tuần này và thường thu hút nhiều người tham gia.

Cùng với sự xuất hiện của các biến thể mới hiện đang được giới khoa học theo dõi sát sao, các thành viên lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 của Ấn Độ kêu gọi các bác sĩ cần bổ sung các triệu chứng mới của COVID-19 gồm giảm thính lực, khô miệng, đau nhói đầu, viêm kết mạc, giảm tiết nước bọt và phát ban trên da đối với các trường hợp nghi nhiễm, qua đó nhanh chóng xác định đúng các đối tượng nghi mắc COVID-19 ngay cả khi họ không có triệu chứng phổ biến như ho, sốt, khó thở.

COVID-19 tới 6 giờ 9/9: Thế giới trên 4,6 triệu ca tử vong; WHO xác định sống chung với dịch bệnh - Hình 6
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Dunkirk, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong bối cảnh virus SARS-CoV-2 vẫn tiếp tục biến đổi ở những quốc gia chưa tiêm hoặc có tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng bệnh thấp trên thế giới, các quan chức của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng COVID-19 có thể sẽ là "phần tất yếu" của thế giới.

Giám đốc điều hành Chương trình Y tế khẩn cấp của WHO Mike Ryan cho rằng khả năng cao thế giới sẽ không thể xóa bỏ hay loại bỏ hoàn toàn virus SARS-CoV-2 như những tuyên bố lâu nay. Theo Tiến sĩ Ryan, virus SARS-CoV-2 sẽ luôn tồn tại và cuối cùng sẽ trở thành một dạng virus giống như những virus gây đại dịch cúm hay những loại virus khác từng ảnh hưởng đến con người.

COVID-19 tới 6 giờ 9/9: Thế giới trên 4,6 triệu ca tử vong; WHO xác định sống chung với dịch bệnh - Hình 7
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 vào một bệnh viện ở Tegucigalpa, Honduras ngày 11/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Vaccine hiện vẫn được coi là vũ khí tối thượng để phòng chống COVID-19. Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) thông báo trong 6 tháng qua, có 240 triệu liều vaccine đã được phân phối tới 139 quốc gia trong cơ chế COVAX. Cơ quan này hy vọng cơ chế COVAX sẽ phân phối hơn 1,4 tỷ liều vaccine COVID-19 trong năm 2021 này, trong đó 1,2 tỷ liều dành cho các nền kinh tế có thu nhập thấp hơn.

Trong thông báo mới nhất liên quan đến phát triển vaccine, Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) cho biết sẽ bổ sung các khuyến cáo về phản ứng phụ mà người tiêm vaccine của hãng AstraZeneca có thể gặp phải như đau chân, cánh tay hay xuất hiện các triệu chứng như cúm, trong khi người tiêm vaccine của hãng Johnson&Johnson có thể bị buồn nôn, tiêu chảy.

COVID-19 tới 6 giờ 9/9: Thế giới trên 4,6 triệu ca tử vong; WHO xác định sống chung với dịch bệnh - Hình 8
Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Dubbo, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 8/9, Bộ trưởng Thương mại Australia Dan Tehan cho biết nước này sẽ ủng hộ nỗ lực của quốc tế thúc đẩy việc từ bỏ các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đối với vaccine phòng COVID-19.

Phát biểu với truyền thông địa phương, ông Tehan nói rằng Chính phủ Australia ủng hộ việc miễn trừ các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại đối với vaccine phòng COVID-19 và sẽ làm tất cả để thúc đẩy mở rộng sản xuất vaccine trên toàn cầu, giúp người dân trên thế giới có thể tiếp cận với vaccine.

Ấn Độ và Nam Phi là hai quốc gia đi đầu trong chiến dịch kêu gọi thay đổi các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để giúp các nước có thu nhập thấp và trung bình dễ dàng sản xuất và bán với giá rẻ hơn các loại vaccine COVID-19 do các tập đoàn dược phẩm đa quốc gia bào chế như vaccine của hãng Pfizer. Đầu năm nay, Mỹ đã lên tiếng ủng hộ chiến dịch trên và cho rằng cần có "các biện pháp đặc biệt" để tăng cường sản xuất vaccine trên toàn cầu nhằm chống lại sự lây lan của virus SARS-CoV-2.

COVID-19 tới 6 giờ 9/9: Thế giới trên 4,6 triệu ca tử vong; WHO xác định sống chung với dịch bệnh - Hình 9
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện Mariinsky ở Saint Petersburg (Nga) ngày 7/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại châu Âu, Bộ Y tế Slovakia thông báo chính phủ nước này đã cho phép tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho tất cả trẻ em từ 5 đến 11 tuổi. Chương trình sẽ được triển khai kể từ ngày 9/9.

Bộ trưởng Y tế Slovakia Vladimír Lengvarský đã đưa ra thông báo trên sau phiên họp của chính phủ ngày 8/9, đồng thời nhấn mạnh chương trình vaccine ngừa COVID-19 dành cho trẻ em trong độ tuổi nêu trên là hoàn toàn tự nguyện. Các liều vaccine được sử dụng cho trẻ em sẽ được quản lý dựa trên yêu cầu của các bậc cha mẹ và có sự nhất trí của bác sỹ riêng của các em. Theo đó, mỗi em nhỏ trong độ tuổi theo chương trình này sẽ được tiêm 1/3 liều vaccine Pfizer/BioNTech và bác sỹ riêng của các em sẽ giám sát liều lượng này.

Cùng ngày, Bộ Y tế Ireland thông báo nước này sẽ tiêm mũi tăng cường vaccine phòng COVID-19 cho những người cao tuổi đã được tiêm chủng đầy đủ ít nhất 6 tháng. Theo thông báo của Bộ Y tế Ireland, nhóm người trên 80 tuổi và những người trên 65 tuổi sống trong các cơ sở chăm sóc nội trú dài hạn sẽ được tiêm mũi tăng cường vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer hoặc Moderna, bất kể ban đầu họ đã được tiêm loại vaccine nào.

COVID-19 tới 6 giờ 9/9: Thế giới trên 4,6 triệu ca tử vong; WHO xác định sống chung với dịch bệnh - Hình 10
Cảnh sát kiểm tra các phương tiện để phòng dịch COVID-19 tại Quezon, Philippines, ngày 6/8/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 8/9, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 70.045 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 237.500 người.

Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có tới 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Philippines, Myanmar và Việt Nam. Đông Nam Á vẫn là điểm dịch nóng nhất châu Á.

COVID-19 tới 6 giờ 9/9: Thế giới trên 4,6 triệu ca tử vong; WHO xác định sống chung với dịch bệnh - Hình 11
Người dân tập thể dục tại Viêng Chăn, Lào, ngày 5/7/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á tiếp tục là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này tiếp tục cho thấy tín hiệu hiệu hạ nhiệt, khi số ca mắc và tử vong bắt đầu giảm nhanh.

Trong khi đó, diễn biến dịch vẫn nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây. Trong 1 ngày qua, nước này ghi nhận số ca tử vong vẫn ở mức cao và ca mắc mới cao thứ ba khu vực.

Malaysia tình hình dịch bệnh đang ngày càng đáng lo ngại. Nước này hiện là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia, khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh và mạnh suốt mấy tuần vừa qua, trong khi số người chết vì COVID-19 cũng ở mức báo động.

COVID-19 tới 6 giờ 9/9: Thế giới trên 4,6 triệu ca tử vong; WHO xác định sống chung với dịch bệnh - Hình 12
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Kuala Lumpur, Malaysia . Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 8/9, số ca tử vong vì dịch bệnh tại Malaysia cũng ở mức đáng ngại với 361 trường hợp không qua khỏi (đứng thứ hai trong khối ASEAN). Trước làn sóng dịch nguy hiểm mới, Chính phủ Malaysia tiếp tục gia hạn phong tỏa toàn quốc với hy vọng đảo chiều đồ thị dịch bệnh.

Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua có trên 2.700 ca bệnh mới và 91 ca tử vong. Tình hình COVID-19 tại nước này mấy ngày trước cũng ở mức báo động.

Thái Lan cũng là điểm nóng dịch mới khi số ca lây nhiễm cộng đồng tăng mạnh trong vài tuần gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh, lùi ngày mở cửa du lịch. "Xứ sở chùa Phật Ngọc" trong ngày 8/9 ghi nhận thêm trên 14.000 ca bệnh mới, trong khi số ca tử vong là 228 người, ngang mức của mấy ngày trước đó.

COVID-19 tới 6 giờ 9/9: Thế giới trên 4,6 triệu ca tử vong; WHO xác định sống chung với dịch bệnh - Hình 13
Nhiều tuyến phố bị ngập lụt sau những trận mưa lớn tại tỉnh Kandal, Campuchia, ngày 8/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Campuchia có xu thể tăng trở lại so với mấy ngày trước đây, với 596 bệnh nhân mới và 6 ca tử vong trong một ngày qua. Song Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, Campuchia đang tính nới lỏng giãn cách xã hội.

Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 237.510 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 1.920 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng vượt ngưỡng 10,6 triệu ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là trên 9,4 triệu trường hợp.

Toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp khi chủng mới Delta đang làm bùng phát các dịch đợt mới ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, tất cả các nước thành viên trong ASEAN đều ghi nhận ca COVID-19 mới.

COVID-19 tới 6 giờ 9/9: Thế giới trên 4,6 triệu ca tử vong; WHO xác định sống chung với dịch bệnh - Hình 14
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại trung tâm tiêm chủng ở Gostiny Dvor, thủ đô Moskva (Nga) ngày 4/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Ngày 8/9, Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) khuyến nghị các quốc gia châu Mỹ nên ưu tiên việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho phụ nữ mang thai và cho con bú nhằm bảo vệ bà mẹ và thai nhi khỏi dịch bệnh và nguy cơ tử vong.

Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, phát biểu trong buổi họp báo thường kỳ về tình hình dịch bệnh, giám đốc PAHO, bà Carissa Etienne cảnh báo, mặc dù một số nước trong khu vực đã tiêm phòng cho phụ nữ mang thai, song chưa tới một nửa số quốc gia ở Mỹ Latinh và Caribe đưa ra hướng dẫn tiêm chủng cho các đối tượng dân số này.

Bà Etienne nhấn mạnh, phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ phát triển bệnh nặng hơn nếu mắc COVID-19, dẫn tới khả năng sinh non cao, thậm chí sảy thai. Quan chức này cho rằng các loại vaccine ngừa COVID-19 đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt là an toàn trong thời kỳ mang thai và cho con bú.

https://baotintuc.vn/the-gioi/thi-truong-toan-cau-truoc-cu-soc-cam-xuat-khau-dau-an-cua-indonesia-20220427152534601.htm
Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Dự đoán của nhà tiên tri mù Vanga về thế giới năm 2025 thành sự thậtDự đoán của nhà tiên tri mù Vanga về thế giới năm 2025 thành sự thật
9 giờ trước
23 bang kiện chính quyền Tổng thống Trump23 bang kiện chính quyền Tổng thống Trump
3 giờ trước
Ông Trump chính thức ký lệnh đánh thuế lên toàn cầuÔng Trump chính thức ký lệnh đánh thuế lên toàn cầu
3 giờ trước
Động đất tại Myanmar: Quân đội Myanmar công bố ngừng bắn tạm thờiĐộng đất tại Myanmar: Quân đội Myanmar công bố ngừng bắn tạm thời
20 giờ trước
Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng ho ra máuNga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng ho ra máu
hôm qua
Thảm kịch động đất tại Myanmar: Nghĩa trang đầy thi thể, mùi tử khí bao trùmThảm kịch động đất tại Myanmar: Nghĩa trang đầy thi thể, mùi tử khí bao trùm
hôm qua
Số người chết do động đất ở Myanmar vượt 2.700Số người chết do động đất ở Myanmar vượt 2.700
hôm qua
Nhà Trắng "chơi khăm" phóng viên ngày Cá tháng TưNhà Trắng "chơi khăm" phóng viên ngày Cá tháng Tư
22 giờ trước

Tin đang nóng

Điều tra vụ thi thể phân hủy trên sân thượng chung cư Khang GiaĐiều tra vụ thi thể phân hủy trên sân thượng chung cư Khang Gia
3 giờ trước
Màn uốn éo gây tranh cãi của Thanh Hằng bị NTK cắt sạch, người trong cuộc lên tiếng!Màn uốn éo gây tranh cãi của Thanh Hằng bị NTK cắt sạch, người trong cuộc lên tiếng!
2 giờ trước
Phía IU ra tuyên bố chính thức khi bị lôi vào ồn ào của Kim Soo Hyun và SulliPhía IU ra tuyên bố chính thức khi bị lôi vào ồn ào của Kim Soo Hyun và Sulli
5 giờ trước
Xác minh clip bé trai bán hàng rong bị người phụ nữ tát liên tụcXác minh clip bé trai bán hàng rong bị người phụ nữ tát liên tục
2 giờ trước
Ngọc Trinh lên tiếng nóng hậu bị chê ăn mặc phản cảm gây sốc, thái độ ra sao mà tranh cãi?Ngọc Trinh lên tiếng nóng hậu bị chê ăn mặc phản cảm gây sốc, thái độ ra sao mà tranh cãi?
4 giờ trước
Mỹ nhân gen Z nói xấu cả showbiz chia tay bạn trai diễn viên hơn 10 tuổi?Mỹ nhân gen Z nói xấu cả showbiz chia tay bạn trai diễn viên hơn 10 tuổi?
3 giờ trước
Lộ video Trấn Thành loạng choạng đứng không vững, dựa tường thở dốc, chuyện gì đây?Lộ video Trấn Thành loạng choạng đứng không vững, dựa tường thở dốc, chuyện gì đây?
3 giờ trước
2 chú cảnh khuyển Việt Nam giúp tìm kiếm các nạn nhân trong vụ động đất ở Myanmar2 chú cảnh khuyển Việt Nam giúp tìm kiếm các nạn nhân trong vụ động đất ở Myanmar
2 giờ trước

Tin mới nhất

'Canh bạc' khó lường

'Canh bạc' khó lường

5 phút trước
Ngay cả những thành viên của Cộng hòa vốn rất tin tưởng vào ông Trump cũng thừa nhận rằng thuế quan có thể phá vỡ nền kinh tế với tỷ lệ thất nghiệp lành mạnh là 4,1%.
Chính sách thuế của Mỹ: Lãnh đạo nhiều nước châu Âu bày tỏ lo ngại

Chính sách thuế của Mỹ: Lãnh đạo nhiều nước châu Âu bày tỏ lo ngại

13 phút trước
Từ Đan Mạch, Ngoại trưởng Lars Lokke Rasmussen bình luận: Tôi thấy bối rối... Không có ai thắng, mà tất cả đều thua. Thay vì xây tường, chúng ta nên phá bỏ rào cản. Châu Âu cần đoàn kết. Châu Âu sẽ đưa ra những phản ứng mạnh mẽ và tương...
Quốc hội Brazil thông qua luật cho phép đáp trả mức thuế quan của Mỹ

Quốc hội Brazil thông qua luật cho phép đáp trả mức thuế quan của Mỹ

46 phút trước
Ngay sau khi Tổng thống Trump ra tuyên bố mức thuế 10%, Chính phủ Brazil ra thông cáo cho biết đang đánh giá mọi hành động có thể để ứng phó với quyết định áp thuế mới của Mỹ.
Thượng viện Mỹ đề xuất dự thảo thúc đẩy chương trình giảm thuế

Thượng viện Mỹ đề xuất dự thảo thúc đẩy chương trình giảm thuế

48 phút trước
Dự kiến, Thượng viện sẽ bỏ phiếu về dự thảo trên vào cuối tuần này và gửi Hạ viện thông qua trước kỳ nghỉ lễ Phục sinh kéo dài 2 tuần, bắt đầu từ ngày 11/4 tới.
Thế giới phản ứng thận trọng với thuế quan đối ứng của Mỹ

Thế giới phản ứng thận trọng với thuế quan đối ứng của Mỹ

51 phút trước
Tổng thống Trump cam kết rằng các mức thuế quan này sẽ giúp Mỹ lấy lại việc làm và hoạt động sản xuất. Ông còn nhấn mạnh đây không chỉ là một vấn đề kinh tế, mà còn là một vấn đề an ninh quốc gia.
Hội đồng Nhân quyền LHQ ra nghị quyết lên án Israel

Hội đồng Nhân quyền LHQ ra nghị quyết lên án Israel

55 phút trước
Phía Israel đã lên tiếng phản đối nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền LHQ. Một số quốc gia bỏ phiếu chống nghị quyết cho rằng văn kiên này "sự thiếu cân bằng" khi không đề cập đến Hamas.
Thượng viện Mỹ thông qua dự luật chặn chính sách áp thuế mới với Canada

Thượng viện Mỹ thông qua dự luật chặn chính sách áp thuế mới với Canada

1 giờ trước
Dự luật trên được Thượng viện thông qua với 51 phiếu thuận và 48 phiếu chống, sau đó sẽ được chuyển đến Hạ viện. Có 4 Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đã hợp tác với các Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ để thúc đẩy việc thông qua văn kiện này.
Động đất tại Myanmar: Trung Quốc giải cứu 1 người sau hơn 120 giờ mắc kẹt

Động đất tại Myanmar: Trung Quốc giải cứu 1 người sau hơn 120 giờ mắc kẹt

1 giờ trước
Ngoài ra, Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc đã hỗ trợ 1,5 triệu nhân dân tệ (tương đương 206.700 USD) tiền mặt. Tỉnh Vân Nam cũng quyên góp số hàng cứu trợ trị giá 6,1 triệu nhân dân tệ cho các nạn nhân ở Myanmar.
Chính sách thuế của Mỹ: Giới doanh nghiệp quan ngại về lạm phát

Chính sách thuế của Mỹ: Giới doanh nghiệp quan ngại về lạm phát

1 giờ trước
Cảnh báo về mức thuế cao nhất trong hơn 100 năm qua này, ông Olu Sonola, Giám đốc nghiên cứu Kinh tế Mỹ của Fitch khẳng định đây là một bước ngoặt, không chỉ đối với nền kinh tế Mỹ mà còn đối với nền kinh tế toàn cầu.
Chính sách thuế của Mỹ: Trung Quốc ra tuyên bố cứng rắn

Chính sách thuế của Mỹ: Trung Quốc ra tuyên bố cứng rắn

2 giờ trước
Bộ Thương mại Trung Quốc nói rõ thuế quan của Mỹ không tuân thủ các quy tắc thương mại quốc tế và gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan .
Chính sách thuế của Mỹ: Áp thuế 25% với bia và lon nhôm rỗng nhập khẩu từ 4/4

Chính sách thuế của Mỹ: Áp thuế 25% với bia và lon nhôm rỗng nhập khẩu từ 4/4

2 giờ trước
Cục Công nghiệp và An ninh thuộc Bộ Thương mại Mỹ đã đăng thông báo trên Công báo Liên bang về việc sẽ mở rộng thuế nhôm kể từ ngày 4/4 tới.
Từ 'vùng đệm' đến đối tác chiến lược

Từ 'vùng đệm' đến đối tác chiến lược

2 giờ trước
Thông qua quan hệ đối tác chiến lược và tầm nhìn chung, Trung Á được dự báo sẽ trở thành trung tâm thương mại toàn cầu, kết nối các châu lục và khai mở những tiềm năng to lớn trong một thế giới không ngừng chuyển động.

Có thể bạn quan tâm

Sao nhí đẹp trai như "xé truyện bước ra" bị tóm gọn với hình ảnh nhan sắc gây choáng

Sao nhí đẹp trai như "xé truyện bước ra" bị tóm gọn với hình ảnh nhan sắc gây choáng

Sao châu á

4 phút trước
Ngoại hình già nua, mất sạch nét đẹp thư sinh điển trai của Vu Tiểu Đồng hiện tại gây sốc cho nhiều khán giả Trung Quốc
Nam tài xế đi giao hàng rồi vào nhà hoang treo cổ tự tử

Nam tài xế đi giao hàng rồi vào nhà hoang treo cổ tự tử

Tin nổi bật

16 phút trước
Trong cabin không có tài xế nên người dân đi kiểm tra xung quanh và phát hiện một người đàn ông treo cổ trong căn nhà hoang cách đó vài mét.
Đau lòng nữ 'nghịch tử' 16 tuổi sát hại cha mẹ

Đau lòng nữ 'nghịch tử' 16 tuổi sát hại cha mẹ

Pháp luật

52 phút trước
Linh tiến vào đứng sát bên cạnh anh Nam nằm ngủ, tay phải cầm dao dơ lên đâm 1 nhát trúng vào vùng cổ bên phải anh Nam. Đâm bố xong, Linh nhoài người vào trong tiếp tục đâm 1 nhát vào vùng cổ bên trái của chị Hạnh.
Vợ Tây của Bùi Tiến Dũng nhận mưa lời khen khi trở lại sàn catwalk sau nửa năm, nhan sắc và thần thái cực cuốn

Vợ Tây của Bùi Tiến Dũng nhận mưa lời khen khi trở lại sàn catwalk sau nửa năm, nhan sắc và thần thái cực cuốn

Sao thể thao

59 phút trước
Trở lại sàn catwalk sau nửa năm vắng bóng, bà xã thủ môn Bùi Tiến Dũng gây ấn tượng với lối trình diễn chuyên nghiệp, thần thái cuốn hút.
Tình hình NSƯT Chí Trung sau khi nhập viện phẫu thuật: Ca mổ 90 phút, gây mê hoàn toàn

Tình hình NSƯT Chí Trung sau khi nhập viện phẫu thuật: Ca mổ 90 phút, gây mê hoàn toàn

Sao việt

1 giờ trước
Bức xúc trước những thông tin thất thiệt về mình nên sáng ngày 3-4, nam NSƯT đã đăng clip chia sẻ về tình hình sức khỏe của mình sau ca phẫu thuật.
Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món dân dã nhưng "đắt khách"

Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món dân dã nhưng "đắt khách"

Ẩm thực

1 giờ trước
Hương vị thơm ngon, sự cân bằng dinh dưỡng của các món ăn trong mâm cơm này khiến ai thưởng thức cũng phải khen.
Mỹ - Nhật hợp tác làm phim kinh dị, giật gân lấy cảm hứng từ truyền thuyết thủy quái Kappa

Mỹ - Nhật hợp tác làm phim kinh dị, giật gân lấy cảm hứng từ truyền thuyết thủy quái Kappa

Phim âu mỹ

1 giờ trước
Kappa: Ác linh dưới đáy hồ (tên tiếng Anh: Bloat) đánh dấu sự trở lại của thể loại phim screenlife từ nhà sản xuất Searching, Unfriended... trong thế giới đầy ám ảnh của truyền thuyết kinh dị Nhật Bản.
JVevermind: ViruSs đang rút kinh nghiệm từ drama của Thùy Tiên

JVevermind: ViruSs đang rút kinh nghiệm từ drama của Thùy Tiên

Netizen

2 giờ trước
Ngay cả khi không nhắc đến tên những người này thì clip của JVevermind vẫn được nhiều người đồng cảm với quan điểm: Mạng xã hội không còn vui nữa .
Tổng thống Trump đánh thuế cả hòn đảo không người ở

Tổng thống Trump đánh thuế cả hòn đảo không người ở

3 giờ trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump chiều 2/4 (giờ địa phương) đã công bố áp mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Động thái của Tăng Mỹ Hàn giữa lúc bị "réo tên" là người phản bội HIEUTHUHAI

Động thái của Tăng Mỹ Hàn giữa lúc bị "réo tên" là người phản bội HIEUTHUHAI

Nhạc việt

3 giờ trước
Trên TikTok, Tăng Mỹ Hàn sử dụng bài hát mới của HIEUTHUHAI làm video giật giật đúng xu hướng Gen Z. Nhan sắc xinh đẹp lần nữa chiếm trọn sự chú ý.
Sao nam bị bóc từng hẹn hò Sulli: Sự nghiệp idol ngắn ngủi, rap hàng top nhưng kém may

Sao nam bị bóc từng hẹn hò Sulli: Sự nghiệp idol ngắn ngủi, rap hàng top nhưng kém may

Nhạc quốc tế

3 giờ trước
Sự nghiệp của P.O bị đánh giá là kém may mắn. Kể từ sau khi xuất ngũ, P.O càng mất hút giữa thị trường quá nhiều idol nổi bật.