Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán liên tiếp lập kỷ lục mới
VN-Index điều chỉnh nhẹ; Cổ đông “soi” nợ xấu ngân hàng; Đồng nhất niềm tin; Giao dịch dựa vào tin nội gián: Bệnh cũ nặng hơn; HOSE cải tiến hệ thống hiện hành, mở dung lượng hệ thống; Chứng khoán châu Á đa số nhích lên; Sản xuất và thương mại hồi phục mạnh…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 13/4 tăng 20.000 đồng/lượng ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã quay đầu giảm 70.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại mức 54,80 – 55,22 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 11,5 USD xuống 1.732,7 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục suy yếu và về gần 1.726 USD/ounce cho đến cuối giờ chiều.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,06% lên 92,19 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 13/4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.214 đồng, giảm 4 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.980 – 23.160 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,46 USD ( 0,77%), lên 60,16 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,64 USD ( 0,64%), lên 63,92 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
Hơn 1 tỷ cổ phiếu trao tay, thanh khoản kỳ lục đạt hơn 1 tỷ USD
Sau phiên sáng hồi phục vào những phút cuối, nhiều nhà đầu tư ‘rơi hàng’ tưởng chừng sẽ quay trở lại mua vào. Nhưng áp lực bán lại gia tăng ngay say khi bảng điện tử giao dịch trở lại khiến VN-Index lùi về dưới tham chiếu.
Giao dịch chậm dần lại sau hơn nửa giờ đầu phiên chiều, nghẽn lệnh xảy ra đã không thể giúp gì được thêm VN-Index, khi chỉ bò ngang ngay dưới mốc 1.250 điểm cho đến khi đóng cửa.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 2,24 triệu đơn vị, nhưng tổng giá trị là mua ròng 184,01 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 13/4: VN-Index giảm 4,12 điểm (-0,33%), xuống 1.248,33 điểm; HNX-Index giảm 3,35 điểm (-1,13%), xuống 292,19 điểm; UpCoM-Index giảm 0,97 điểm (-1,16%), xuống 83,13 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall có phiên giao dịch ảm đạm ngày thứ Hai (12/4) khi các nhà đầu tư thận trọng chờ đợi tín hiệu từ mùa báo cáo kết quả kinh doanh sắp tới, cũng như bài phát biểu quan trọng từ Chủ tịch Fed,
Theo ước tính từ Refinitiv, lợi nhuận quý I của các công ty trên phố Wall sẽ tăng gần 25% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng hàng quý lớn nhất kể từ quý 3/2018 sau khi việc cắt giảm thuế dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận đột biến.
Kết thúc phiên 12/4, chỉ số Dow Jones giảm 55,2 điểm (-0,16%), xuống 33.745,4 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,81 điểm (-0,02%), xuống 4.127,99 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 50,19 điểm (-0,36%), xuống 13.850,00 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản hồi phục, dẫn đầu bởi nhóm cổ phiếu của các công ty sản phẩm thủy tinh và các nhà điều hành cửa hàng bách hóa.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,72% lên 29.751,61 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,2% lên 1.958,55 điểm.
“Giao dịch hôm nay chủ yếu là phản ứng với thu nhập riêng lẻ ở một số doanh nghiệp. Nhìn chung, thị trường chưa có xu hướng rõ ràng vào lúc này, vì các nhà đầu tư đang xem xét liệu Fed có bắt đầu truyền thông về việc cắt giảm lãi suất hay không”, Nobuhiko Kuramochi, Chiến lược gia cấp cao tại Mizuho Securities cho biết.
Hôm nay, cổ phiếu AGC tăng 2,9%, chạm mức cao nhất trong 10 năm, sau khi nhà sản xuất sản phẩm thủy tinh này điều chỉnh tăng triển vọng thu nhập cả năm. Cổ phiếu cùng ngành khác là Nippon Sheet Glass tăng 6,8%.
Takashimaya tăng 4,3% sau khi nhà điều hành chuỗi cửa hàng bách hóa công bố mức lợi nhuận lớn hơn dự kiến trong năm tài chính hiện tại sau một năm ảm đạm ảnh hưởng bởi đại dịch. Điều đó đã thúc đẩy cổ phiếu của các đối thủ cạnh tranh bao gồm J.Front Retailing và Isetan Mitsukoshi, lần lượt tăng 4% và 1,7%.
Video đang HOT
Chứng khoán Trung Quốc giảm, kéo dài mức thua lỗ sang ngày thứ ba do sự yếu kém của nhóm cổ phiếu tài chính và tiêu dùng.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,48% xuống 3.396,47 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,16% xuống 4.939,64 điểm.
Chỉ số phụ khu vực tài chính giảm 0,44%, bất động sản giảm 0,89% và tiêu dùng giảm 2,45%.
Xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng mạnh trong tháng 3 và tăng trưởng nhập khẩu đạt mức cao nhất trong 4 năm, thêm vào các dấu hiệu gần đây cho thấy đà phục hồi vững chắc của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Các nhà đầu tư lo ngại rằng, các tín hiệu phục hồi này có thể thúc đẩy chính phủ Trung Quốc sớm thắt chặt chính sách tiền tệ, và đó sẽ là lực cản lớn nhất đối với cổ phiếu A, bất chấp việc các quan chức liên tục trấn an về tính ổn định của chính sách.
Chứng khoán Hồng Kông tăng nhẹ trong một phiên giao dịch khá yên tĩnh, khi các công ty tài chính phục hồi sau hai ngày chìm trong sắc đỏ.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,15% lên 28.497,25 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,22% xuống 10.850,53 điểm.
Khoảng 2,06 tỷ cổ phiếu đã được giao dịch, chỉ bằng khoảng 81,2% so với mức trung bình 30 ngày của thị trường là 2,54 tỷ cổ phiếu một ngày.
Cổ phiếu công nghệ tiếp tục bị ảnh hưởng, với chỉ số Hang Seng TECH giảm 1,6%, một ngày sau khi Trung Quốc áp đặt lệnh tái cơ cấu sâu rộng đối với Ant Group của Jack Ma.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng lên mức cao nhất trong gần ba tháng, được thúc đẩy bởi các công ty công nghệ lớn và dòng tiền ròng mua từ nhà đầu tư nước ngoài.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 1,07% lên 3.169,08 điểm, mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 25/1.
Các gã khổng lồ về chip đều tăng với Samsung Electronics và SK Hynix lần lượt tăng 0,96% và 1,45%, các nhà sản xuất pin LG Chem và Samsung SDI lần lượt tăng 6,24% và 5,34%.
Kết thúc phiên 13/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 212,88 điểm ( 0,72%), lên 29.751,61 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 16,48 điểm (-0,48%), xuống 3.396,47 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 43,97 điểm ( 0,15%), lên 28.497,25 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 33,49 điểm ( 1,07%), lên 3.169,08 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Cổ đông “soi” nợ xấu ngân hàng
Các ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2021 tăng trưởng cao và tự tin sẽ hoàn thành, nhưng nợ xấu vẫn là mối quan tâm đặc biệt của nhiều cổ đông..
- Đồng nhất niềm tin
Thị trường đã thiết lập vùng giá mới, điều này được khẳng định khá chắc chắn trong tuần giao dịch vừa qua, dù có những phiên tăng giảm đan xen và nhiều phiên xanh vỏ đỏ lòng..
- Giao dịch dựa vào tin nội gián: Bệnh cũ nặng hơn
Bất cân xứng thông tin, một nhân tố gây ra sự không hoàn hảo của thị trường chứng khoán như nhà kinh tế học Keynes đúc kết, dù được đề cập nhiều lần nhưng vẫn là vấn đề nhức nhối trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thậm chí, sự bất thường này có vẻ đang trở nên bình thường..
- HOSE cải tiến hệ thống hiện hành, mở dung lượng hệ thống
Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã có thêm một vài cải tiến về kỹ thuật vận hành, giúp cải thiện hiệu quả xử lý của hệ thống. Nhờ đó, tình trạng quá tải hệ thống được giảm bớt, hỗ trợ thị trường tăng thanh khoản..
- Sản xuất và thương mại hồi phục mạnh
Với việc sản xuất và thương mại trên thế giới đang chứng kiến đà hồi phục mạnh mẽ, cổ phiếu được dự đoán sẽ trở nên hấp dẫn hơn..
Thị trường tài chính 24h: Nhà đầu tư chứng khoán cần cái nhìn rộng hơn về mốc 1.200 điểm
VN-Index giảm về dưới 1.195 điểm; Bật "đèn xanh" cho ngân hàng chia cổ tức; VN-Index vượt 1.200: Vui thôi, đừng vui quá!; Chứng khoán Việt Nam: Vốn nội "cân" hết vốn ngoại; Nếu không nghẽn lệnh, VN-Index có thể vượt 1.400 điểm; Chứng khoán châu Á đồng loạt điều chỉnh; Trung Quốc đang tăng cường khả năng vũ khí hóa thương mại...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 19/3 giảm 50.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, giá vàng SJC tại Hà Nội đã tăng trở lại đúng 50.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại mức 55,10 - 55,52 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 9 USD xuống 1.736,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi lên lên 1.740 USD/ounce, nhưng đã lại giảm về gần 1.735 USD/ounce vào cuối giờ chiều.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,05% lên 91,91 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 19/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.194 đồng, giảm 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 22.980 - 23.160 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,71 USD ( 1,18%), lên 60,73 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,68 USD ( 1,07%), lên 63,96 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index lùi xuống dưới 1.200 điểm chỉ một ngày sau đạt được mốc này
Sau phiên sáng điều chỉnh do áp lực từ vùng đỉnh 1.200 điểm, thị trường bước vào phiên chiều đóng cửa khá sớm khi nghẽn lệnh vẫn tiếp diễn.
Tuy nhiên, đột biến lại xẩy ra trong đợt khớp ATC, khi thanh khoản bất ngờ tăng vọt, trong khi VN-Index vẫn duy trì trạng thái đi ngang quanh vùng giá 1.195 điểm.
Hôm nay là phiên ETF tái cơ cấu danh mục. Chính vì vậy, các lệnh ETF bất ngờ ồ ạt đổ vào VN30, có thể là nguyên nhân chính khiến thị trường xáo động mạnh.
Điểm nhấn thị trường thuộc về FLC. Nếu trong phiên sáng, FLC chỉ biến động nhẹ quanh tham chiếu thì sang phiên chiều, đã "phi mạnh" lên mức giá trần với thanh khoản dẫn đầu thị trường đạt gần 26,3 triệu đơn vị và dư mua trần tới gần 10,6 triệu đơn vị.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 30,96 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 1.113,29 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 19/3: VN-Index giảm 6,89 điểm (-0,57%), xuống 1.194,05 điểm; HNX-Index tăng 0,22 điểm ( 0,08%), lên 277,7 điểm; UpCoM-Index giảm 0,23 điểm (-0,28%), xuống 81,46 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall chịu sức ép trong phiên thứ năm (18/3), chỉ một ngày sau Fed dự báo, nền kinh Mỹ sẽ tăng trưởng ở mức mạnh mẽ.
Thị trường tiêu cực do lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã vượt ngưỡng 1,75% trong phiên đêm qua, đạt mức cao nhất trong 14 tháng. Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 30 năm có thời điểm cũng tăng 6 điểm cơ sở, vượt mốc 2,5% lần đầu tiên kể từ tháng 8/2019.
Kết thúc phiên 18/3, chỉ số Dow Jones giảm 153,07 điểm (-0,46%), xuống 32.862,30 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 58,66 điểm (-1,48%), xuống 3.915,46 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 409,03 điểm (-3,02%), xuống 13.116,17 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm mạnh, sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cho biết họ sẽ chỉ mua các quỹ ETF có liên kết với chỉ số chuẩn Topix.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,41% xuống 29.792,05 điểm. Chỉ số Topix nhích 0,18% lên 2.012,21 điểm.
Sự sụt giảm của Nikkei 225 đã tăng tốc sau khi BOJ cho biết, sẽ chỉ mua các quỹ ETF có liên quan đến chỉ số Topix và với giá trị tối đa 12.000 tỷ yên (110,21 tỷ USD).
Các cổ phiếu có tỷ trọng cao trong Nikkei 225 giảm sâu với Fast Retailing giảm 6,1% và SoftBank Group mất 2,46%.
Ở chiều ngược lại, ba ngân hàng hàng đầu của Nhật Bản đã đi lên trong bối cảnh lãi suất tăng, với Mizuho Financial tăng 1,39%, Sumitomo Mitsui Financial tăng 1,95% và Mitsubishi UFJ Financial tăng 1,92%.
Chứng khoán Trung Quốc giảm mạnh, sau khi cuộc đàm phán song phương Trung - Mỹ có khởi đầu đầy khó khăn.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 1,69% xuống 3.404,66 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 2,62% xuống 5.007,09 điểm.
Tâm lý thị trường bị tác động xấu, sau thông tin Trung Quốc và Mỹ đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ về các chính sách của nhau trong cuộc hội đàm cấp cao đầu tiên của chính quyền Biden.
Chứng khoán Hồng Kông lùi bước, với cổ phiếu năng lượng dẫn đầu đà giảm do ảnh hưởng từ lợi suất kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng vọt và khởi đầu căng thẳng tại cuộc đàm phán song phương Trung - Mỹ đã đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,41% xuống 28.990,94 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,63% xuống 11.283,92 điểm.
Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 4,23%, trong khi lĩnh vực vật liệu giảm 3,68%, và chăm sóc sức khỏe mất 3,15%.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm do ảnh hưởng từ lợi suất trái phiếu Mỹ tăng đột biến đè nặng tâm lý.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 0,86% xuống 3.039,53 điểm và trong tuần này mất 0,49%.
Các cổ phiếu lớn như Samsung Electronics và SK Hynix lần lượt giảm 1,21% và 2,82%, trong khi nhà sản xuất pin LG Chem giảm 3,6%.
Kết thúc phiên 19/3: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 424,70 điểm (-1,41%), xuống 29.792,05 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 58,40 điểm (-1,69%), xuống 3.404,66 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 414,78 điểm (-1,41%), xuống 28.990,94 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 26,48 điểm (-0,86%), xuống 3.039,53 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Bật "đèn xanh" cho ngân hàng chia cổ tức
Cổ đông nhiều nhà băng đang kỳ vọng được nhận cổ tức sau một năm thắng lớn của ngành ngân hàng, nhất là khi cơ quan quản lý chưa có chỉ đạo cấm chia cổ tức bằng tiền như những năm trước..>> Chi tiết
- VN-Index vượt 1.200: Vui thôi, đừng vui quá!
Trong cơn hưng phấn, nhà đầu tư rất cần có cái nhìn rộng hơn, vượt ra biên giới Việt Nam, để nhận diện sớm những nguy cơ tiềm ẩn đang chực chờ mình phía trước..>> Chi tiết
- Chứng khoán Việt Nam: Vốn nội "cân" hết vốn ngoại
Sự kiện Dragon Capital thoái toàn bộ vốn tại Ngân hàng ACB sau gần 25 năm nắm giữ khiến các nhà đầu tư có một trải nghiệm đáng chú ý trong tuần qua..>> Chi tiết
- Nếu không nghẽn lệnh, VN-Index có thể vượt 1.400 điểm
Tình trạng nghẽn lệnh liên tục hơn 3 tháng qua đã hạn chế dòng tiền chảy vào sàn HOSE khiến chỉ số VN-Index rất vất vả nhưng chưa thể vượt qua chính mình..>> Chi tiết
- Trung Quốc đang tăng cường khả năng vũ khí hóa thương mại
Theo một báo cáo mới được công bố bởi Công ty Tư vấn rủi ro Verisk Maplecroft, Trung Quốc đang đa dạng hóa nguồn cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhằm tăng cường khả năng vũ khí hóa thương mại để chống lại các đối thủ địa chính trị..>> Chi tiết
Khi tiền không còn rẻ: Lời cảnh báo "lạnh gáy" từ chứng khoán Trung Quốc Chỉ số CSI 300 của chứng khoán Trung Quốc đã sụt 15% sau khi đạt đỉnh 13 năm vào tháng trước, do nỗi lo về chính sách tiền tệ thắt lại... Ảnh minh họa - Ảnh: Bloomberg. Thị trường chứng khoán Trung Quốc đang cho thế giới thấy điều gì sẽ xảy ra khi các ngân hàng trung ương và chính phủ bắt...