Thị trường smartphone sụt giảm nghiêm trọng
Thị trường smartphone đang chạm đáy, thấp hơn cả trong giai đoạn Covid-19 và được dự báo sẽ phục hồi chậm.
Một thập kỷ thử sức và thất bại trên thị trường smartphone của Microsoft
Samsung đứng trước Apple trên thị trường smartphone
Samsung lãi kỷ lục bất chấp nhu cầu smartphone suy yếu
Doanh số điện thoại thông minh tại châu Âu giảm 11% so với cùng kỳ năm trước kể từ thời điểm đầu của đại dịch Covid-19, theo báo cáo mới nhất của Counterpoint. Tình hình kinh tế xấu đi và bất ổn địa chính trị đang diễn ra tiếp tục cản trở sự phục hồi của cả Châu Âu và thế giới sau đại dịch Covid-19, cùng với đó là tình trạng thiếu chip vẫn còn tiếp diễn.
Quý 2/2022, có 40,3 triệu smartphone được xuất xưởng tại châu Âu, thấp nhất trong vòng 5 quý gần đây, thấp hơn cả cùng kỳ năm ngoái – thời điểm cả thế giới đang trong giai đoạn hứng chịu dịch bệnh.
Lượng smartphone xuất xưởng tại châu Âu giảm mạnh kể từ Quý 4/2021. (Nguồn: Counterpoint)
Video đang HOT
Báo cáo trước đó của hãng nghiên cứu cho thấy thị trường smartphone toàn cầu cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Lượng điện thoại thông minh xuất xưởng toàn trong quý 2/2022 đạt 294,5 triệu chiếc, giảm 9% so với cùng kỳ (323 triệu). Số liệu cho thấy toàn thị trường đi xuống kể từ quý 4 năm ngoái.
Tình trạng smartphone toàn cầu cũng giảm sút không khác gì tại châu Âu. (Nguồn: Counterpoint)
Jan Stryjak, Phó giám đốc Counterpoint Research, nhận xét thị trường châu Âu quý vừa qua có nhiều nguyên nhân “phức tạp” từ góc độ ngành điện thoại đến kinh tế vĩ mô, dẫn đến sự sụt giảm mạnh.
Tại lục địa già, hầu hết các hãng đều đối mặt với doanh số giảm sút so với quý trước hoặc cùng kỳ.
Samsung vẫn là nhà cung cấp số một châu Âu và tăng cả số lượng xuất xưởng và thị phần. Quý thống kê gần nhất, hãng xuất xưởng 13 triệu máy, giảm so với 3 quý gần đây. So với quý 1, thậm chí mức giảm của Samsung lên tới gần 1/3 do việc rút khỏi Nga. Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, lượng smartphone của hãng Hàn Quốc tăng chủ yếu do quý 2/2021 doanh số sụt giảm trầm trọng vì đóng cửa các nhà máy ở Việt Nam để phòng dịch – đây là quý thấp nhất của Samsung tại châu Âu cả thập kỷ nay.
Thị phần các hãng tại châu Âu. (Nguồn: Counterpoint)
Đứng thứ hai thị trường châu Âu là Apple. Hãng cũng tăng trưởng cả về lượng hàng và thị phần chủ yếu do sự ra mắt của iPhone SE hỗ trợ 5G. Nhưng số lượng điện thoại Apple đã giảm mạnh theo quý vì lý do tương tự như Samsung.
Quý 2 năm ngoái Xiaomi đạt được mức đỉnh tại châu Âu từ trước đến nay, song lượng smartphone hãng này đã giảm từ đó do nguồn cung bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, Xiaomi đã tận dụng tối đa sự rút lui của Samsung và Apple tại Nga và thu được lợi nhuận đáng kể so với quý trước, đặc biệt là ở Đông Âu.
Nằm trong top 5, Oppo bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về nguồn cung và sản xuất ở Trung Quốc, trong khi Realme tiếp tục đạt thành tích ấn tượng ở châu Âu khi tăng trưởng lô hàng cả năm ở mức hai con số (mặc dù đã chững lại một chút trong những quý gần đây).
Nhận xét về triển vọng của thị trường nửa năm sau, Stryjak cho rằng châu Âu vẫn còn ảm đạm. Nhiều nước đang tiến gần hơn đến suy thoái và căng thẳng chính trị ở nhiều quốc gia ngoài Nga và Ukraine đang gia tăng, chẳng hạn như Pháp, Đức và Anh. Hãng nghiên cứu kỳ vọng thị trường đã chạm đáy và quỹ đạo sẽ sớm đi lên, nhưng sự phục hồi có thể kéo dài và chậm chạp.
Mặc cho thị trường thiếu chip, Apple vẫn biết cách kiểm soát nguồn cung và tăng doanh số bán iPhone
Các nhà sản xuất chip vẫn đang phải vật lộn để tìm kiếm nguồn cung chip và Apple không phải ngoại lệ.
Nhưng Apple vẫn có cách để tămg doanh số bán smartphone bất chấp tình trạng thiếu chip gây ảnh hưởng lớn tới nguồn cung.
Tất cả là nhờ những chiến lược thông minh của Apple trong việc điều chỉnh nguồn cung chip.
Dữ liệu từ các công ty nghiên cứu thị trường như Counterpoint, IDC và Canalys tiết lộ cho thấy, doanh số bán iPhone cao hơn đã giúp Apple giành được ít nhất 3% thị phần trên thị trường smartphone toàn cầu trong Q3/2021, ngay cả khi lượng smartphone xuất xưởng trên thế giới đã giảm tới 6% do thiếu chip.
Nhà phân tích Tarun Pathak đến từ hãng nghiên cứu thị trường Counterpoint cho biết: "Chúng tôi kỳ vọng Apple sẽ có một quý kinh doanh thuận lợi nữa và dự đoán Apple có thể chiếm tới 20% thị phần smartphone bán ra trong Q4/2021".
Nhờ đâu mà Apple có thể chiếm được lòng tin của giới phân tích như vậy ngay cả khi tình trạng khan hiếm chip vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt?
Tất cả là nhờ sức mua lớn của thị trường và việc Apple đi tắt đón đầu, sớm đạt được thỏa thuận cung cấp chip dài hạn. Điều này giúp Apple luôn đạt được sự chủ động về nguồn cung chip dù nhiều nhà cung cấp chip đã phải giảm sản lượng chip do các nhà máy ở Châu Á phải đóng cửa vì dịch bệnh.
Nhà phân tích tại Canalys, Ben Stanton chia sẻ: "Tình trạng thiếu chip chỉ xảy ra tệ nhất ở phân khúc smartphone giá rẻ. Vì vậy Apple ít chịu ảnh hưởng hơn so với các đối thủ cạnh tranh do hãng chủ yếu tập trung cho phân khúc cao cấp".
Dữ liệu từ Counterpoint tiết lộ, doanh số bán điện thoại ấn tượng của Apple đã góp phần giúp công ty sớm đạt doanh thu kỷ lục lên tới 100 tỷ USD trong Q3/2021. Không ngạc nhiên khi Apple đạt mức tăng trưởng doanh thu hàng năm lên tới 83% tại thị trường Trung Quốc trong quý trước vì đây vẫn là thị trưởng chủ lực của Apple.
Không chỉ dẫn đầu phân khúc cao cấp tại thị trưởng tỷ dân, Apple cũng rất biết cách thu hút người dùng từ các đối thủ. Đơn cử như việc Apple tung ra các chương trình giảm giá iPhone 12 trước khi ra mắt iPhone 13 và đã thu hút rất nhiều khách hàng chuyển sang.
Mới đây có thông tin cho rằng, Apple sẽ sớm cắt giảm sản lượng iPad để tập trung nguồn cung chip cho iPhone.
Apple bán ít hơn Samsung 18,6 triệu smartphone Lập kỷ lục về doanh thu, đòi lại vị trí thứ hai thị trường smartphone toàn cầu của Xiaomi nhưng Apple vẫn kém khá xa Samsung. Bảng xếp hạng doanh số smartphone trong quý III/2021. Theo dữ liệu của IDC, "Quả táo" đã xuất xưởng 50,4 triệu iPhone trên toàn cầu trong quý III/2021. Con số này nhiều hơn 6,1 triệu so với...