Thị trưởng Sendai (Nhật Bản) khuyến nghị về kỹ năng đối phó với thảm họa, thiên tai của Việt Nam
Việc đào tạo kỹ năng ứng phó với thảm họa là vô cùng quan trọng đối với các nước thường xuyên phải hứng chịu thiên tai như Việt Nam nhằm hình thành năng lực ứng phó cho mỗi cá nhân.
Bà Kazuko Kori, Thị trưởng Sendai thuộc tỉnh Miyagi ( Nhật Bản), trả lời phỏng vấn TTXVN. Ảnh: Đào Thanh Tùng-Phóng viên TTXVN tại Nhật Bản
Đó là khuyến nghị quan trọng của bà Kazuko Kori, Thị trưởng thành phố Sendai thuộc tỉnh Miyagi (Nhật Bản) đối với Việt Nam trên cơ sở những bài học mà chính quyền thành phố đã rút ra từ thảm họa động đất và sóng thần hồi tháng 3/2011.
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, bà Kori cho biết thiên tai có thể xảy ra bất cứ lúc nào và không loại trừ ai. Việc ứng phó như thế nào với thiên tai phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và kỹ năng ứng phó của mỗi người. Vì vậy, việc đào tạo kỹ năng ứng phó với thảm họa là vô cùng quan trọng đối với các nước thường xuyên phải hứng chịu thiên tai như Việt Nam nhằm hình thành năng lực ứng phó cho mỗi cá nhân. Bên cạnh đó, sự giúp đỡ lẫn nhau của người dân địa phương trong giai đoạn đầu của thảm họa đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Video đang HOT
Sendai, thủ phủ của tỉnh Miyagi, là thành phố lớn nhất ở khu vực Đông Bắc Nhật Bản. Cách đây hơn 10 năm, trận động đất có độ lớn 9 đã làm rung chuyển thành phố. Sau động đất, các đợt sóng thần khổng lồ nhấn chìm nhiều khu vực ven biển của Sendai. Thảm họa này đã hủy hoại hoàn toàn 30.034 ngôi nhà và phá hủy một phần gần 100.000 ngôi nhà khác, đồng thời cướp đi sinh mạng của 904 người dân trong thành phố này và làm 2.275 người khác bị thương.
Từ thảm họa kinh hoàng trên, bà Kori cho hay Sendai đã rút ra ba bài học lớn. Thứ nhất, phải chuẩn bị tốt về cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu động đất lớn. Đây là việc làm cực kỳ quan trọng. Bà nêu rõ rút kinh nghiệm từ trận động đất mạnh xảy ra hồi năm 1978, chính quyền thành phố đã tập trung xây dựng các công trình công cộng có khả năng chống chịu động đất mạnh. Trên thực tế, thảm họa sóng thần năm 2011 đã xảy ra ở quy mô lớn ngoài sức tưởng tượng, nhưng thiệt hại của nó đã được giảm thiểu tối đa và đó cũng là cơ sở thuận lợi để chính quyền thành phố nhanh chóng bắt tay vào việc khắc phục hậu quả và tái thiết thành phố.
Thứ hai, công tác tái thiết sau thảm họa không chỉ là khôi phục lại hiện trạng ban đầu mà phải hướng tới tiêu chí bền vững và đẹp hơn. Ví dụ như trung tâm xử lý nước Minami Gamo. Đây là công trình được xây dựng hướng ra Thái Bình Dương và gần như bị tàn phá hoàn toàn bởi sóng thần. Khi tái thiết, Sendai đã nâng nền công trình này lên hơn 10 m. Cùng với khả năng chống chịu động đất và sóng thần quy mô lớn, công trình còn đảm bảo được nguồn điện tối thiếu để duy trì hoạt động trong trường hợp xảy ra thiên tai. Ngoài ra, với tiêu chí bảo vệ môi trường, thành phố đã lắp đặt thiết bị sản xuất điện mặt trời và một nhà máy thủy điện cỡ nhỏ ở đây nhằm tận dụng sự chênh lệnh chiều cao của công trình.
Thứ ba, bà Kori nhấn mạnh sự đồng lòng của người dân khi tham gia cứu nạn. Theo chính trị gia này, năng lực của chính quyền có hạn, trong khi thiên tai ngày càng khó lường. Do đó, điều quan trọng là sự tự giác và sự đồng lòng của người dân. Bà Kori chia sẻ sau khi xảy ra thảm họa trên, chính quyền thành phố đã thiết lập các cơ sở cứu nạn với sự kết hợp giữa 2 yêu tố tự lực và tương trợ lẫn nhau, và giao cho cán bộ chính quyền phụ trách đối với từng cơ sở cứu nạn cũng như thực hiện việc thảo luận và diễn tập phòng chống thiên tai.
Trường Tiểu học Yuriage (Sendai), nơi có nhiều học sinh thiệt mạng trong thảm họa động đất và sóng thần năm 2011. Ảnh: Đào Thanh Tùng/Phóng viên TTXVN tại Nhật Bản
Cũng theo Thị trưởng của Sendai, trong thời gian tới, chính quyền thành phố đặt mục tiêu xây dựng thành phố thành một đô thị thân thiện với môi trường và có năng lực phòng chống thiên tai. Để thực hiện mục tiêu này, trước hết, Sendai sẽ tập trung xây dựng các chính sách năng lượng có khả năng phòng chống thiên tai. Chẳng hạn như việc lắp đặt các trạm sản xuất điện mặt trời kết hợp với pin dự phòng tại các trường học có chức năng trở thành khu cứu nạn. Ngoài ra, Sendai sẽ xây dựng các công trình đa tầng kết hợp của nhiều giải pháp khác nhau để có thể sẵn sàng đối phó với các trận sóng thần cực lớn, có thể 100 năm mới xuất hiện một lần.
Cùng với đó, Sendai sẽ tập trung vào việc xây dựng kỹ năng phòng chống thiên tai cho mỗi cá nhân. Bà Kori khẳng định để giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, không thể chỉ dựa vào cơ sở vật chất mà con người mới là yếu tố quan trọng. Do vậy, Sendai đang nỗ lực tăng cường năng lực phòng chống thiên tai kết hợp cả tự lực và hỗ trợ lẫn nhau, theo đó thành phố đã tổ chức diễn tập phòng chống thiên tai cho người dân đủ mọi thành phần, đồng thời đẩy mạnh giáo dục trong trường học nhằm giúp các thế hệ sau thấm nhuần kinh nghiệm và bài học phòng chống thiên tai.
Động đất mạnh 7,2 độ tại Nhật Bản, cảnh báo sóng thần
Theo hãng tin AFP của Pháp, chiều 20-3, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản thông báo đã xảy ra một trận động đất với cường độ 7,2 ở khu vực Đông Bắc nước này.
Ảnh minh họa
Theo đài NHK, dự báo có thể có sóng thần cao 1m tại bờ biển của tỉnh Miyagi, gần đảo Honshu. Hãng tin Kyodo cho biết chính phủ cũng đã khuyến cáo người dân về khả năng này.
Rung lắc mạnh nhất ở mức cao hơn 5 trên thang 7 độ của Nhật Bản có thể cảm nhận được ở Miyagi và rung chuyển cũng có thể nhận thấy ở Tokyo.
Khu vực Đông Bắc Nhật Bản chính là nơi từng chứng kiến thảm họa động đất - sóng thần kinh hoàng năm 2011.
Tìm thấy hài cốt người mất tích trong sóng thần Nhật Bản Hài cốt của một phụ nữ mất tích trong trận sóng thần khủng khiếp ở Nhật Bản năm 2011 mới được tìm thấy và xác định danh tính. "Hài cốt, gồm hộp sọ, được tìm thấy hôm 17/2" trên bờ biển thành phố Higashimatsushima, tỉnh Miyagi, đông bắc Nhật Bản, phát ngôn viên cảnh sát địa phương hôm 5/3 cho hay. Đây là...