Thị trường ôtô cũ tại Việt Nam – xe Hàn giữ giá hơn xe Nhật
Những mẫu xe Hàn Quốc như Hyundai Accent, Kia Cerato hay Kia Morning có mức giữ giá tốt nhất sau 2 năm sử dụng, hơn các đối thủ trực tiếp từ Nhật Bản.
Bên cạnh yếu tố thẩm mỹ, độ bền bỉ và vận hành ổn định, khả năng giữ giá cũng là điều nhiều người dùng quan tâm khi mua xe. Trước đây, những mẫu xe “ăn chắc mặc bền” từ Nhật Bản luôn được cho là có khả năng giữ giá cao. Thực tế, những đại diện từ Hàn Quốc lại chiếm ưu thế hơn về độ giữ giá sau 2 năm sử dụng. Cùng Zing điểm qua những mẫu xe có độ trượt giá thấp nhất.
Xe đô thị hạng A: Kia Morning (10%)
Ởthị trường xe mới, Kia Morning gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với Hyundai Grand i10. Tuy nhiên, tình thế hoàn toàn trái ngược ở thị trường xe đã qua sử dụng. Kia Morning là mẫu xe hạng A được tìm mua nhiều nhất, mẫu xe này cũng giữ giá tốt hơn các đối thủ khác, theo thống kê của Chợ Tốt Xe.
Kia Morning là mẫu xe hạng A giữ giá tốt nhất sau 2 năm sử dụng.
Trung bình một chiếc Kia Morning đời 2018 bản số tự động, ODO dưới 30.000 km có giá khoảng 350 triệu đồng, mức độ trượt giá chỉ khoảng 10% so với giá trị ban đầu. Trong khi đó Hyundai Grand i10 bản số tự động sau 2 năm sử dụng có giá khoảng 360 triệu đồng, mức độ trượt giá khoảng 16%.
Thế hệ mới của Kia Morning đã được ra mắt tại Việt Nam từ tháng 11/2020. Kia Morning 2021 được Thaco phân phối với 2 phiên bản là GT-Line và X-Line, giá bán từ 439 triệu đồng. Xe có ngoại hình và nội thất bắt mắt hơn, trang bị tiện nghi cũng được bổ sung, tuy nhiên giá bán đắt hơn đáng kể so với đời trước (299-383 triệu đồng).
Sedan hạng B: Hyundai Accent (9,5%-15,6%)
Toyota Vios tiếp tục là mẫu xe thành công nhất khi dẫn đầu doanh số trong nhóm sedan hạng B lẫn toàn thị trường. Ở thị trường xe cũ, mẫu xe này cũng được tìm mua nhiều hơn các đối thủ khác. Nhưng về khả năng giữ giá, Toyota Vios xếp sau Hyundai Accent.
Video đang HOT
Hyundai Accent vượt mặt Toyota Vios về mức độ giữ giá.
Theo thống kê của Chợ Tốt Xe, Hyundai Accent sau 2 năm sử dụng có mức trượt giá khoảng 45 triệu đồng đối với bản số sàn và 85 triệu đồng đối với bản số tự động, tương đương 9,5% và 15,6%. Trong khi đó, mức trượt giá của Toyota Vios là khoảng 80-100 triệu đồng sau 2 năm sử dụng (14%-20%).
Ở phân khúc này, Honda City là mẫu xe có khả năng giữ giá kém nhất. Một chiếc Honda City số sàn đời 2018 mất giá tầm 130 triệu đồng so với giá trị ban đầu (25%). Nguyên nhân của sự mất giá này là do quá trình dọn kho thế hệ cũ trước khi thế hệ mới của Honda City được ra mắt. Giá xe tại đại lý giảm cũng kéo giá xe đã qua sử dụng giảm theo.
Sedan hạng C: Kia Cerato (10%)
Ởnhóm sedan hạng C, Mazda3 thế hệ cũ vẫn là mẫu xe được tìm mua nhiều nhất. Số lượng tìm mua Mazda3 cũ vẫn cao hơn 40% so với đối thủ Kia Cerato. Tuy nhiên về độ giữ giá, đại diện từ Hàn Quốc chiếm lợi thế hơn hẳn.
Mức trượt giá của Kia Cerato chỉ khoảng 42-70 triệu đồng sau 2 năm sử dụng.
Sau 2 năm sử dụng, mức trượt giá của Kia Cerato là khoảng 42 triệu đồng đối với bản số sàn và 70 triệu đồng đối với bản số tự động, tương đương 10% so với giá trị ban đầu. Trong khi đó, Mazda3 sau 2 năm sử dụng trượt giá 70-80 triệu đồng.
Theo thống kê của Chợ Tốt Xe, Hyundai Elantra có độ trượt giá cao nhất. Bản Elantra số sàn mất giá khoảng 75 triệu đồng, bản số tự động mất giá khoảng 135 triệu đồng, tương đương 14%-19% so với giá trị ban đầu.
MPV: Mitsubishi Xpander (10%)
Phân khúc xe MPV bình dân tại thị trường Việt Nam không có nhiều sự cạnh tranh, hiện chỉ có 3 cái tên tiêu biểu là Toyota Innova, Mitsubishi Xpander và Suzuki Ertiga. Tại thị trường xe mới, Mitsubishi Xpander vượt mặt Toyota Innova để trở thành mẫu MPV bán chạy nhất trong năm 2020, với doanh số đạt 16.844 xe, đứng thứ 5 toàn thị trường.
Sau 2 năm sử dụng, độ trượt giá của Mitsubishi Xpander là khoảng 10% so với giá trị ban đầu.
Ở thị trường xe đã qua sử dụng, Toyota Innova cũng bị đối thủ vượt qua. Mitsubishi Xpander là mẫu MPV được tìm mua nhiều nhất, mức độ giữ giá cũng cao hơn Innova.
Trung bình một chiếc Mitsubishi Xpander sau 2 năm sử dụng có độ trượt giá khoảng 10% so với giá trị ban đầu. Trong khi đó, giá bán của Toyota Innova đã qua sử dụng giảm mạnh trong năm 2020. Hãng có nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá xe mới để tăng tính cạnh tranh, từ đó giá xe cũ cũng giảm theo.
SUV 7 chỗ: Hyundai Santa Fe (8,5%)
Hyundai Santa Fe là mẫu SUV 7 chỗ thành công nhất trong năm 2020 khi nhiều tháng dẫn đầu doanh số trong phân khúc. Ở thị trường xe cũ, Hyundai Santa Fe cùng Toyota Fortuner tạo ra cuộc đua “song mã” khi đây là 2 mẫu xe đã qua sử dụng được tìm mua nhiều nhất.
Hyundai Santa Fe có độ trượt giá thấp nhất trên thị trường xe cũ, khoảng 8,5%.
Được mệnh danh là mẫu xe “ăn chắc mặc bền” do là xe Nhật Bản, động cơ bền bỉ và độ phổ biến cao. Trên thực tế Toyota Fortuner không phải là mẫu xe giữ giá tốt nhất trong nhóm SUV 7 chỗ. Danh hiệu này thuộc về Santa Fe.
Sau 2 năm sử dụng, mức trượt giá của Hyundai Santa Fe là khoảng 85 triệu đồng, tương đương 8,5% so với giá trị ban đầu. Trong khi Toyota Fortuner lại có độ trượt giá gấp đôi, khoảng 165 triệu đồng.
Xe bán tải: Ford Ranger (10%)
Ford Ranger tiếp tục là mẫu bán tải ăn khách nhất. Trong năm 2020, doanh số của mẫu xe này đạt 13.291 xe, đứng thứ 6 toàn thị trường. Ở nhóm xe đã qua sử dụng, Ford Ranger tiếp tục cho thấy sự áp đảo so với các đối thủ khác.
Mức độ trượt giá của Ford Ranger sau 2 năm sử dụng khoảng 10%.
Mức độ trượt giá của mẫu xe này sau 2 năm sử dụng là khoảng 10%. Mẫu bán tải cũ được tìm mua nhiều thứ hai là Nissan Navara, dù có giá bán rẻ hơn Ranger, nhưng độ trượt giá cũng nhanh hơn. Sau 2 năm sử dụng, Nissan Navara mất giá khoảng 75-82 triệu đồng, tương đương 17%.
Sau khi Nissan có nhà phân phối mới tại Việt Nam, người dùng cũng chờ đợi thế hệ mới của Navara sẽ sớm được ra mắt. Trong khi đó, phiên bản nâng cấp của Ford Ranger đã được trình làng. Trong năm 2021, thị trường xe cũ hứa hẹn sẽ có cuộc cạnh tranh gây cấn hơn cũng như những biến động về giá bán.
Mẫu xe Suzuki này bất ngờ là cái tên số 1 làng xe Ấn Độ 2020
Dù sở hữu vị thế toàn cầu không thực sự ấn tượng, Suzuki lại là thương hiệu "hô mưa gọi gió" tại Ấn Độ nhờ tính đặc thù của thị trường này.
Chiếc xe đô thị hạng B của Suzuki là Swift đã đạt thành tích không thể ấn tượng hơn trong năm 2020 khi là mẫu xe đạt doanh số cao nhất thị trường. Tổng lượng xe bán ra, theo báo cáo của Suzuki, là 160.700 chiếc, đưa tổng doanh số Swift trong cả dòng đời của mình lên mức 2,3 triệu chiếc.
Swift ra mắt lần đầu vào năm 2005 tại Ấn Độ và đạt ngưỡng 500.000 xe chỉ sau 5 năm có mặt tại đây. Tới 2013, doanh số xe chạm ngưỡng 1 triệu chiếc và 1,5 triệu chiếc vào 2016. Thế hệ hiện tại đang có mặt trên thị trường là thế hệ thứ 3 ra mắt vào tháng 2/2018 với động cơ xăng và dầu, tuy nhiên giờ bản dầu đã bị ngưng sản xuất chỉ để lại dòng 1.2L 4 xy-lanh 82 mã lực, 113 Nm mô-men xoắn là lựa chọn duy nhất.
Nhờ sức mạnh của Swift trong hơn 15 năm, Maruti Suzuki đang là một trong những thế lực thực sự của làng xe Ấn Độ. Tổng doanh số của họ trong năm ngoái là 1.183.777 xe, vượt xa đơn vị đứng thứ 2 là 407.800 xe và gấp nhiều lần cái tên đứng thứ 3 là Tata Motors.
Nhìn vào danh sách xe bán chạy nhất tại Ấn Độ, ta có thể hiểu được tại sao có sự chênh lệch nói trên. Toàn bộ top 5 xe bán chạy nhất khu vực đều tới từ Suzuki, lần lượt là Alto (154.076 xe), Baleno (153.986 xe), Wagon R (148.298 xe) và Dzire (phiên bản sedan của Swift, 124.969 xe). Trong năm 2019 Alto chứ không phải Swift mới là cái tên số 1 thị trường Ấn Độ.
'Soi' Mitsubishi Mirage 2021, giá từ 331 triệu đồng Mitsubishi Mirage 2021 vừa được giới thiệu tại thị trường Mỹ với một loạt cải tiến đáng giá. Giá khởi điểm của mẫu xe đô thị này là 14.295 USD (tương đương 331,30 triệu đồng). Tại thị trường Mỹ, Mitsubishi Mirage 2021 biến thể hatchback có giá khởi điểm 14.295 USD (tương đương 331,30 triệu đồng). Biến thể sedan có giá từ 15.295...