Thị trường ô tô lớn nhất thế giới “xáo trộn” do dịch COVID-19
Đợt bùng phát dịch COVID-19 tồi tệ nhất trong hai năm qua tại Trung Quốc đã khiến giới chức nước này tăng cường chính sách zero-COVID, phong tỏa nhiều thành phố lớn và hàng chục triệu người.
Trong ảnh (tư liệu): Xe ô tô MG do Tập đoàn công nghiệp xe hơi Thượng Hải (SAIC) sản xuất tại Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc ngày 26/5/2018. Ảnh: AFP/ TTXVN
Hàng loạt nhà máy đóng cửa, kế hoạch ra mắt các mẫu xe mới bị trì hoãn và doanh số sụt giảm. Thị trường ô tô khổng lồ của Trung Quốc đã rơi vào tình trạng xáo trộn do đợt lây nhiễm dịch COVID-19 mới nhất, khi các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt tại nhiều thành phố đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất ô tô.
Thách thức lớn
Đợt bùng phát dịch COVID-19 tồi tệ nhất trong hai năm qua tại Trung Quốc đã khiến giới chức nước này tăng cường chính sách zero-COVID (không COVID), phong tỏa nhiều thành phố lớn và hàng chục triệu người.
Các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt ở những nơi như Thượng Hải và Cát Lâm đã buộc các nhà sản xuất ô tô phải ngừng sản xuất và có nguy cơ phải trì hoãn giao hàng ở thời điểm mà nhu cầu ô tô trên toàn cầu đang gia tăng mạnh mẽ.
Các nhà máy của Volkswagen ở Thượng Hải và Trường Xuân, thủ phủ tỉnh Cát Lâm, đã bị đóng cửa suốt nhiều tuần nay.
Công ty này cho biết sẽ bù đắp cho khoảng thời gian dừng sản xuất này nếu tình hình dịu xuống trong tương lai gần, bằng cách tăng ca và nhiều biện pháp khác.
Theo hãng tin Reuters (Vương quốc Anh), Tesla đã dừng sản xuất tại nhà máy ở Thượng Hải kể từ khi thành phố này tiến hành phong tỏa vào ngày 28/3, và Toyota cũng đã buộc phải đóng cửa nhà máy ở Trường Xuân.
Nio, một nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc, mới đây cho biết đã tạm dừng sản xuất, và hoãn giao xe cho khách hàng do tình trạng gián đoạn liên quan đến dịch COVID-19.
Video đang HOT
Không chỉ các nhà sản xuất riêng lẻ bị ảnh hưởng, mà triển lãm ô tô Bắc Kinh, một trong những sự kiện lớn nhất thế giới trong ngành này, đã bị hoãn lại cho đến khi có thông báo mới do sự gia tăng mạnh số ca mắc COVID-19. Điều này đồng nghĩa với việc kế hoạch ra mắt nhiều mẫu xe mới sẽ bị đẩy lùi. Nhiều nhà sản xuất xe điện Trung Quốc như Nio, XPeng, và Li Auto trước đó cho biết sẽ “trình làng” các mẫu xe mới tại triển lãm nói trên.
Các biện pháp hạn chế liên quan đến dịch COVID-19 còn “giáng một đòn” nặng nề lên doanh số ô tô tại Trung Quốc.
Doanh số ô tô của nước này đã giảm 12% trong tháng Ba so với cùng kỳ năm ngoái, trái ngược với mức tăng 19% trong tháng Hai và cũng chấm dứt chuỗi hai tháng tăng trưởng liên tiếp, theo số liệu được công bố ngày 11/4 của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc (CAAM).
Hy vọng nhen nhóm
Trong ảnh (tư liệu): Robot kỹ thuật làm việc tại phân xưởng sản xuất tập đoàn chế tạo ô tô Geely của Trung Quốc ở Lâm Hải, tỉnh Chiết Giang tháng 3/2018. Ảnh: THX/TTXVN
Trong bối cảnh trên, số liệu mới nhất của CAAM lại cho thấy một điểm sáng trên thị trường ô tô của Trung Quốc, khi nhu cầu xe điện tại nước này vẫn mạnh mẽ.
Khoảng 455.000 ô tô năng lượng mới, bao gồm xe lai và xe chạy hoàn toàn bằng điện, đã được bán ra trong tháng Ba, tăng 122% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, doanh số của Tesla tại Trung Quốc đứng đầu trong số các thương hiệu xe chạy hoàn toàn bằng điện ở nước này, với 65.814 xe được sản xuất tại Trung Quốc đã được giao cho khách hang trong tháng trước, đa số được bán tại thị trường Trung Quốc. Cón số này đánh dấu mức tăng 85% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong khi đó, BYD lại bán được nhiều xe chạy bằng năng lượng mới nhất tại Trung Quốc, với doanh số đạt 104.878 chiếc trong tháng Ba, trong đó có 53.664 xe thuộc các mẫu xe điện hoàn toàn.
Trước đó, theo số liệu công bố tháng 1/2022 của CAAM, lần đầu tiên kể từ năm 2017, doanh số xe ô tô tại Trung Quốc đã tăng trong năm 2021, một phần nhờ doanh số xe năng lượng mới (NEV) tăng 1,5 lần.
Tổng doanh số tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới này đã tăng 3,8% trong năm 2021, sau khi doanh số đạt 2,79 triệu chiếc trong tháng 12 đã đưa doanh số cả năm ngoái lên 26,28 triệu chiếc.
Số liệu của CAAM cho thấy doanh số tháng 12 đã giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2020, đánh dấu tháng thứ tám giảm liên tiếp.
Nhưng doanh số xe NEV là một điểm sáng, với mức tăng 157,5% lên 3,52 triệu chiếc trong năm 2021, trong đó có các loại xe điện chạy pin, xe lai (hybrid) chạy bằng xăng và điện và xe chạy bằng nhiên liệu hydro. Chỉ riêng trong tháng 12, doanh số xe NEV đã tăng 114% so với cùng kỳ năm 2020 lên 531.000 chiếc.
CAAM dự đoán sản lượng và doanh số ô tô sẽ tiếp tục cải thiện trong năm 2022, khi các vấn đề như thiếu chip và giá nguyên liệu thô cao có khả năng dịu xuống.
Theo CAAM, trong năm 2022 doanh số ô tô của nước này có thể tăng 5% so với năm 2021. Phó Chủ tịch điều hành của CAAM Fu Bingfeng cho biết tổng doanh số ô tô của Trung Quốc được dự đoán sẽ đạt 27,5 triệu chiếc trong cả năm 2022.
Ông Fu nhận định trong năm 2022, các nền tảng tích cực dài hạn trong nền kinh tế vĩ mô của Trung Quốc sẽ không thay đổi, từ đó giúp đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng của thị trường ô tô.
Theo ông Fu, trong khi tác động của các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh đối với thị trường ô tô sẽ dần yếu đi, thị trường ô tô lớn nhất thế giới này sẽ duy trì đà tăng trưởng trong năm 2022 nhờ tiềm năng nhu cầu lớn, tình trạng thiếu hụt chip dần giảm và nhu cầu mạnh mẽ đối với các loại ô tô sử dụng năng lượng mới./.
Lộ diện thị trường ô tô lớn nhất thế giới
Bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 cùng cùng khủng hoảng thiếu chip, linh kiện sản xuất... lượng tiêu thụ ô tô trên thế giới vẫn tăng trưởng 5%, trong đó Trung Quốc tiếp tục vượt Mỹ để trở thành thị trường ô tô lớn nhất thế giới.
Theo Motor1, trong năm 2021 bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 cùng cuộc khủng hoảng thiếu chip điện tử, linh kiện sản xuất ô tô... lượng ô tô tiêu thụ trên toàn cầu vẫn gia tăng. Cụ thể, đã có 82,1 triệu xe ô tô (bao gồm cả xe du lịch, xe tải và xe thương mại) tiêu thụ trên thế giới trong năm 2021, tăng 5% so với năm 2021.
Trung Quốc vẫn là thị trường ô tô lớn nhất với 26,3 triệu xe bán ra trong năm 2021, tăng 4% so với năm 2020 GLOBALTIMES
Tuy nhiên, kết quả này vẫn kém xa con số 89,6 triệu xe ô tô bán ra trong năm 2019. Trong số các quốc gia trên thế giới, Trung Quốc vẫn là thị trường ô tô lớn nhất với 26,3 triệu xe bán ra trong năm 2021, tăng 4% so với năm 2020 và 6% so với năm 2019. Chính sách thúc đẩy sản xuất của chính phủ Trung Quốc cũng nỗ lực của các hãng xe giúp ngành ô tô Trung Quốc vượt qua cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra để giữ vững vị thế số 1 thế giới.
Trong khi đó, Mỹ xếp thứ 2 với doanh số ô tô tăng 4% so với năm 2020. Tuy nhiên, con số 15 triệu xe bán ra năm 2021 nhưng vẫn kém xa mức 17 triệu xe tiêu thụ vào năm 2019. Khác với thị trường Trung Quốc cũng như châu Âu, mức tăng trưởng của phân khúc ô tô chạy điện tại Mỹ vẫn khá khiêm tốn. Tính riêng năm 2021, lượng tiêu thụ ô tô điện chỉ chiếm 3% tổng doanh số ô tô bán ra tại Mỹ, trong khi tại Trung Quốc ô tô điện chiếm tới 11% và tại châu Âu chiếm tới 10%.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng của phân khúc ô tô điện vẫn không đủ để bù đắp những tác động tiêu cực đến thị trường ô tô châu Âu trong vài năm qua. Cụ thể, lượng tiêu thụ xe du lịch tại châu Âu từ năm 2019 - 2021 giảm 25%, tương đương 4,04 triệu xe. Trước đây, quy mô thị trường châu Âu gần tương đương thị trường Mỹ, tuy nhiên chỉ trong vòng 3 năm trở lại đây lượng tiêu thụ ô tô tại châu Âu đang chậm hơn thị trường Mỹ. Từ khoảng cách 1,15 triệu xe vào năm 2019, đến năm ngoái khoảng cách này đã gia tăng lên mức 3,2 triệu xe.
Top 10 thị trường ô tô hàng đầu xếp theo từng khu vực trên thế giới năm 2021 MOTOR1
Khó khăn tại các thị trường chính của Châu Âu là nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này. Đơn cử như Ý, trước đây luôn nằm trong Top 10 thị trường ô tô lớn nhất thế giới. Tuy nhiên vào năm ngoái Ý chỉ xếp ở vị trí thứ 12, sau cả Nga.
Các quốc gia khác tại châu Âu như Đức, Pháp, Anh và Tây Ban Nha, tất cả đều cho thấy mức giảm từ 22% - 31%, tính từ năm 2019 - 2021. Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn Đức, Pháp và Anh vẫn nằm trong Top 10 thị trường ô tô lớn nhất thế giới năm 2021.
Sự xuất hiện ngày càng phổ biến của ô tô điện tại châu Âu xuất phát từ chính sách ưu đãi của chính phủ các quốc gia, tuy nhiên điều đó vẫn chưa đủ để giúp xe điện trở thành lựa chọn có thể thay thế ô tô sử dụng động cơ đốt trong. Các quy định chặt chẽ hơn về khí thải tại châu Âu cũng ảnh hưởng đến việc sản xuất xe điện, nhưng giá xe điện cao hơn có thể khiến nhiều người tiêu dùng không đủ tiền mua xe điện mới trong điều kiện hiện tại.
Các thị trường như Hàn Quốc, Chile và Thổ Nhĩ Kỳ cũng có mức tăng trưởng đáng kể. Hàn Quốc đã hoán đổi vị trí với Ý trong hai năm qua, leo từ vị trí thứ 12 lên thứ 9. Chile cũng vươn lên trở thành thị trường ô tô lớn thứ hai ở Nam Mỹ. Đáng chú ý, thị trường Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng từ vị trí thứ 25 trong năm 2019 lên vị trí thứ 18 vào năm 2021, vượt qua Nam Phi, Hà Lan, Ả Rập Xê-út, Ba Lan, Bỉ và Thái Lan...
Indonesia gia hạn miễn giảm thuế tiêu thụ đặc biệt cho ô tô giá rẻ Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto cho biết Tổng thống Joko Widodo đã nhất trí gia hạn chính sách miễn giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô giá rẻ tới cuối quý I/2022. Với chính sách miễn giảm thuế tiêu thụ đặc biệt này, Indonesia tiếp tục hỗ trợ đà phát triển cho ngành công nghiệp ô...