Thị trường nông sản tuần qua: Giá gạo Thái Lan chạm mức cao nhất trong hơn 1 tháng
Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã chạm mức cao nhất của hơn một tháng trong phiên ngày 25/11 sau khi lượng đơn đặt hàng tăng và đồng baht Thái mạnh lên.
Thu hoạch lúa tại Cần Thơ. Ảnh minh họa: Thanh Liêm/TTXVN
Thị trường gạo châu Á:
Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã chạm mức cao nhất của hơn một tháng trong phiên ngày 25/11 sau khi lượng đơn đặt hàng tăng và đồng baht Thái mạnh lên. Trong khi đó, các nhà giao dịch tại Việt Nam cho biết nguồn cung thấp có thể “bù đắp” cho tác động của việc khách hàng lớn Philippines mua ít hơn.
Giá gạo 5% tấm của Thái Lan đã tăng lên 390-403 USD/tấn, mức cao nhất kể từ ngày 14/10, so với mức 385-395 USD/tấn trong tuần trước.
Một thương gia Bangkok cho hay giá cao hơn đã khiến nhiều nhà xuất khẩu địa phương mua và tích trữ để “thổi” giá. Theo các nhà giao dịch, việc đồng nội tệ baht mạnh lên so với đồng USD cũng là một yếu tố quan trọng trong việc tăng giá.
Tại Việt Nam, giá gạo 5% tấm không đổi, được giao dịch ở mức 425-430 USD/tấn.
Theo các nhà giao dịch và một quan chức nông nghiệp ngày 24/11, Philippines, thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, đang thực hiện các biện pháp để tạm thời hạn chế nhập khẩu từ Việt Nam do sắp có một vụ thu hoạch lớn trong nước.
Tuy nhiên, các thương nhân cho biết điều này sẽ không ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu gạo của Việt Nam, do nguồn cung đang cạn dần và việc thu hoạch sẽ không kéo dài đến cuối tháng Hai hoặc đầu tháng 3/2022.
Giá gạo của nước xuất khẩu hàng đầu Ấn Độ đã ổn định sau hai tuần giảm liên tiếp. Giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được giao dịch ở mức 354-360 USD/tấn nhờ nguồn cung tăng từ vụ hè thu.
Hãng tin Reuters ngày 22/11 dẫn lời B.V. Krishna Rao, Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo, cho hay Trung Quốc, Bangladesh và Indonesia đang liên tục mua gạo.
Video đang HOT
Tại quốc gia láng giềng Bangladesh, giá gạo trong nước vẫn ở mức cao dù lượng gạo nhập khẩu nhiều và mùa màng bội thu. Các quan chức cho biết Bangladesh đã nhập khẩu gần 800.000 tấn gạo kể từ tháng 7/2021, chủ yếu từ Ấn Độ thông qua các cửa khẩu trên bộ.
Trong phiên giao dịch cuối tuần 26/11, giá các mặt hàng nông sản tại sàn giao dịch nông sản Chicago (Mỹ) CBOT biến động trái chiều, trong đó giá ngô tăng, còn giá đậu tương và lúa mỳ giảm.
Chốt phiên này, giá ngô giao tháng 3/2022 tăng 6,25 xu Mỹ (1,07%) xuống 5,9175 USD/bushel.
Trong khi đó, giá đậu tương giao tháng 1/2022 giảm 13,75 xu Mỹ (1,09%) xuống 12,5275 USD/bushel, còn giá lúa mỳ giao tháng 3/2022 để mất 10 xu Mỹ (1,18%) xuống 8,4025 USD/bushel (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).
Công ty nghiên cứu AgResource có trụ sở tại Chicago cho hay biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được tìm thấy ở Nam Phi đang gây ra tâm lý lo sợ cho các nhà đầu tư. Vẫn chưa rõ tác động của biến thể này lên nền kinh tế ra sao.
Trong tuần kết thúc ngày 18/11, Mỹ đã xuất khẩu được 20,9 triệu bushel lúa mỳ, 56,3 triệu bushel ngô và 57,3 triệu bushel đậu tương. Doanh số bán lúa mỳ và đậu tương cao hơn dự báo của nhà giao dịch, còn ngô vẫn đạt kỳ vọng. Trung Quốc tiếp tục đảm bảo việc mua đậu tương vào cuối tháng 12/2021 và đầu tháng 1/2022. Cho đến nay, Mỹ đã bán 523 triệu bushel lúa mỳ, giảm 10% so với cùng kỳ; 1.354 triệu bushel ngô, giảm 10% và 1.329 triệu bushel đậu tương, giảm 31%.
Thuế xuất khẩu mới của Nga ở mức 80 USD/tấn dựa trên giá lúa mì FOB của Nga và thế giới tăng. Mức thuế này dự kiến sẽ tăng gần 100 USD/tấn vào năm 2022.
Dự báo thời tiết cho thấy thời tiết sẽ ẩm ướt hơn ở miền bắc và miền trung Brazil và khô hơn ở Argentina và miền nam Brazil. Mưa ở Argentina cũng đã giảm so với dự kiến. Thời tiết chủ yếu là khô ráo tại Argentina và miền nam Brazil vào ngày 5/12.
Thị trường cà phê thế giới:
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London nối tiếp đà tăng. Giá cà phê Robusta giao ngay tháng 1/2022 tăng thêm 16 USD, lên 2.308 USD/tấn và giá giao tháng 3/2022 tăng thêm 9 USD, lên 2.237 USD/tấn. Khối lượng giao dịch dưới mức trung bình.
Trong khi đó, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York đảo chiều sụt giảm. Giá cà phê Arabica giao ngay tháng 3/2022 giảm 2,45 xu Mỹ xuống 242,95 xu Mỹ/lb và giá giao tháng 5/2022 giảm 2,65 xu Mỹ xuống còn 242,15 xu Mỹ/lb (1lb = 0,4535 kg). Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên tăng 100 – 200 đồng, lên dao dộng trong khung 42.200 – 42.600 đồng/kg.
Trong khi đó ở Brazil, đồng real đã giảm 0,53% so với đồng USD, giao dịch ở mức 1 USD đổi 5,5950 real, trong khi phần lớn các thị trường tài chính khác sụt giảm, do sự xuất hiện của biến thể mới gây ra dịch bệnh COVID-19. Biến thể mới này có khả năng lây nhiễm và kháng lại các loại vaccine hiện nay. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng các chính phủ sẽ áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt trên diện rộng, qua đó khiến phần lớn các sàn giao dịch hàng hóa chìm trong sắc đỏ.
Điều gì sẽ xảy ra với thị trường nói chung và thế giới sẽ đối phó như thế nào với biến thể mới của virus SARS-CoV-2 sẽ được phản ánh rõ hơn trong ngày 29/11 đầu tuần tới.
Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa, gạo ở ĐBSCL giảm nhẹ
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong tuần qua, giá lúa gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giảm nhẹ.
Thu hoạch lúa tại Cần Thơ. Ảnh minh họa: Thanh Liêm/TTXVN
Cụ thể, lúa thường tại ruộng cao nhất là 5.500 đồng/kg, giá bình quân là 5.350 đồng/kg, giảm 30 đồng/kg. Giá lúa thường tại kho cao nhất 7.050 đồng/kg, trung bình là 6.388 đồng/kg, giảm 113 đồng/kg.
Cùng với đó, giá các mặt hàng gạo cũng có sự giảm nhẹ. Giá gạo 5% tấm có giá cao nhất 9.750 đồng/kg, giá bình quân 9.543 đồng/kg, giảm 29 đồng/kg. Gạo 15% tấm có giá cao nhất 9.550 đồng/kg, giá bình quân 9.325 đồng/kg, giảm 25 đồng/kg. Gạo 25% tấm có giá cao nhất 9.350 đồng/kg, giá bình quân 9.075 đồng/kg, giảm 25 đồng/kg. Gạo xát trắng loại 1 có giá trung bình là 10.225 đồng/kg, giảm 113 đồng/kg.
Số liệu từ Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho thấy, tại Sóc Trăng, giá lúa không có sự biến động so với tuần trước như: Đài thơm 8 là 7.500 đồng/kg, ST24 là 8.250 đồng/kg; OM4900 là 7.500 đồng/kg, OM6976 là 6.500 đồng/kg...
Tại thành phố Cần Thơ, giá lúa không có biến động. Cụ thể, Jasmine là 6.700 đồng/kg, IR50404 thì ổn định ở mức 5.700 đồng/kg.
Tại Hậu Giang, giá một số loại lúa tăng nhẹ 100 đồng/kg so với tuần trước, như, IR50404 là 5.800 đồng/kg, Đài thơm 8 là 7.100 đồng/kg; riêng OM5451 ổn định 6.400 đồng/kg
Tại Kiên Giang, lúa IR50404 6.350 đồng/kg, tăng 300 đồng/kg; còn OM 5451 ở mức 6.100 đồng/kg.
Đến nay, các tỉnh phía Nam đã gieo cấy được 300.000 ha trong tổng số trên 1,6 triệu ha vụ Đông Xuân 2021 - 2022. Trong những năm trước, vụ Đông Xuân luôn là vụ sản xuất có sản lượng cao nhất với chi phí thấp nhất. Tuy nhiên, vụ Đông Xuân năm nay đối mặt với tình trạng giá vật tư đầu vào tăng cao khiến cả nông dân và doanh nghiệp gặp khó khăn.
Theo phân tích của ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt trong cơ cấu chi phí sản xuất lúa gạo, chi phí giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật chiến gần 50%. Với diện tích gieo sạ dự kiến, cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ sẽ cần khoảng hơn 160.000 tấn lúa giống. Về phân bón, dự tính nhu cầu phân URE hơn 300.000 tấn, 560.000 tấn lân, 77.000 tấn Kali cộng với hơn 450.000 tấn phân hỗn hợp.
Ông Trương Kiến Thọ, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang nhận định, hiện nay giá vật tư đầu vào, phân bón đang là rào cản lớn đối với lợi nhuận của người nông dân. Do đó, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Trồng trọt cần đưa ra mô hình sản xuất giảm chi phí, giảm giá thành hiệu quả để các tỉnh hướng dẫn nông dân thực hiện.
Muốn giảm được một phần chi phí đầu vào, cần tạo điều kiện để hợp tác xã có thể nhận được sản phẩm, vật tư nông nghiệp trực tiếp từ nhà máy sản xuất, giảm chi phí trung gian cho bà con nông dân.
Ngoài ra, các cơ quan chức năng triển khai, mở rộng hệ thống kho chứa phục vụ nhu cầu sản xuất, lưu trữ lúa gạo trong thời điểm thu hoạch rộ, đảm bảo giá lúa ổn định cho người trồng lúa.
Cùng chung xu hướng giảm của giá lúa, gạo ở thị trường trong nước, trên thị trường gạo châu Á, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan trong tuần này đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 4 năm, do áp lực nguồn cung dư thừa trong nước, trong khi giá gạo tại nước xuất khẩu hàng đầu Ấn Độ giảm lần đầu tiên sau 5 tuần.
Giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được giao dịch ở mức từ 359 - 364 USD/tấn trong tuần này, mức thấp nhất kể từ ngày 30/9 và giảm so với mức từ 364 - 369 USD/tấn trong tuần trước. Nitin Gupta, Phó chủ tịch Tập đoàn Olam tại Ấn Độ cho biết nhu cầu đang giảm xuống do mọi người đều mong đợi vụ mùa mới vào tháng 12.
Tại quốc gia láng giềng Bangladesh, các hộ nông dân cho biết chi phí sản xuất gạo có thể tăng tới 30% do giá dầu diesel cao hơn. Nước này tuần trước đã tăng giá dầu diesel và dầu hỏa thêm 23%, kéo theo chi phí vận tải tăng 27%.
Tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm giảm xuống còn từ 377-383 USD/tấn, mức chưa từng thấy kể từ tháng 10/2017 và giảm so với mức từ 382-384 USD/tấn trong tuần trước. Các thương nhân tại Bangkok cho biết, khối lượng xuất khẩu thấp trong hầu hết năm 2021 đã khiến nguồn cung trong nước dôi dư, cùng với các vụ thu hoạch mới sắp diễn ra vào cuối năm.
Tại Việt Nam, gạo 5% tấm không đổi so với tuần trước, giao dịch ở mức từ 430-435 USD/tấn.
Một thương nhân tại TP Hồ Chí Minh cho biết, nguồn cung thóc lúa mới trong nước đang ở mức thấp và điều này có thể gây sức ép tăng giá xuất khẩu trong vài tháng tới cho đến vụ thu hoạch tiếp theo vào đầu năm sau. Nông dân tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang xuống giống vụ Đông Xuân, vụ mùa lớn nhất trong năm.
Xuất khẩu gạo Việt Nam trong tháng 10 đã tăng so với tháng trước đó. Về thị trường nông sản Mỹ, trong phiên giao dịch cuối tuần 12/11, giá các mặt hàng nông sản đều tăng trên sàn giao dịch Chicago (Mỹ), dẫn đầu là đậu tương.
Chốt phiên này, giá ngô giao tháng 12/2021 tăng 7,75 xu Mỹ (1,36%) lên 5,7725 USD/bushel. Giá lúa mỳ giao cùng kỳ hạn cũng tăng 4,5 xu Mỹ (0,55%) lên 8,17 USD/bushel. Còn giá đậu tương giao tháng 1/2022 tăng 22,75 xu Mỹ (1,86%) lên 12,4425 USD/bushel (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).
Nông dân thu hoạch đậu tương tại trang trại ở Scribber, bang Nebraska, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Giá đậu tương kỳ hạn đã tăng trên mức trung bình của 100 ngày lần đầu tiên kể từ tháng 7/2021. Tình trạng giá hàng hóa trên sàn CBOT tăng cao đã nổi lên kể từ báo cáo tháng 11. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thông báo đã bán 256.930 tấn đậu tương Mỹ cho một khách hàng chưa xác định danh tính, nhưng được đồn là từ Trung Quốc.
Doanh số xuất khẩu hàng tuần của USDA vẫn nằm trong dự đoán. Trong tuần kết thúc ngày 4/11, Mỹ đã bán 10,5 triệu bushel lúa mỳ, 42 triệu bushel ngô và 47,4 triệu bushel đậu tương. Tính từ đầu năm đến nay, Mỹ đã bán được 488 triệu bushel lúa mỳ, giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái; 1,262 triệu bushel ngô, giảm 6%; và 1,223 triệu bushel đậu nành, giảm 33%.
Thị trường cũng đang lo ngại về một cuộc xung đột địa chính trị mới khi Nga đang dồn quân dọc biên giới Nga-Ukraine. Đồng rouble (rúp) của Nga đã suy yếu sau thông tin này.
Về thị trường cà phê thế giới, giá cà phê Robusta điều chỉnh giảm sau khi vượt mức tâm lý 2.300 USD/tấn, trong khi giá cà phê Arabica tiếp tục tăng mạnh do thị trường tiếp tục lo ngại về sản lượng của Brazil sẽ thiếu hụt nghiêm trọng trong năm tới.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe - London điều chỉnh giảm, trong đó giá cà phê kỳ hạn giao tháng 1/2022 giảm 15 USD, xuống 2.277 USD/tấn, còn giá cà phê kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm 5 USD, còn 2.222 USD/tấn. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.
Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US - New York tiếp tục tăng mạnh, với hợp đồng giao kỳ hạn tháng 12/2020 tăng thêm 8,80 xu Mỹ lên 219,70 xu Mỹ/lb và giao kỳ hạn tháng 3/2022 tăng thêm 8,65 xu Mỹ lên 221,95 xu Mỹ/lb (1lb = 0,4535 kg). Khối lượng giao dịch duy trì ở mức"khủng" chưa từng thấy sau nhiều báo cáo dự báo sản lượng cà phê Brazil sẽ giảm mạnh trong vụ thu hoạch năm 2022, cho dù vụ hoa mới nở được giới quan sát đánh giá là rất đẹp.
Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên giảm từ 200 - 300 đồng, xuống dao dộng trong khung từ 41.900 - 42.400 đồng/kg. Sự thiếu hụt nhân công thu hái ở vùng cà phê Tây nguyên đang được chính quyền các địa phương tháo gỡ.
Tuy nhiên, nhiều người trồng đã lên tiếng bày tỏ lo ngại khi tiền lương lao động đã bị đẩy lên quá cao.
Thị trường nông sản tuần qua: Giá gạo Thái Lan, Việt Nam đều giảm Thị trường nông sản tuần qua cho thấy giá gạo Thái Lan, Việt Nam đều giảm. Thị trường gạo châu Á: Nhiều chủng loại gạo với mẫu mã đa dạng được bày bán trong siêu thị tại Bangkok. Ảnh: Ngọc Quang - PV TTXVN tại Thái Lan Giá gạo xuất khẩu tại Thái Lan trong tuần này giảm xuống mức thấp nhất trong...