Thị trường ngày 26/3: Giá dầu vượt ngưỡng 120 USD/thùng, vàng, đồng và nhôm quay đầu giảm
Chốt phiên giao dịch ngày 25/3, giá dầu vượt ngưỡng 120 USD/thùng, khí tự nhiên cao nhất 8 tuần, đường cao nhất 5 năm, sắt thép, cao su, cà phê, đậu tương, lúa mì… đồng loạt tăng, trong khi vàng, bạc, bạch kim, đồng… quay đầu giảm.
Giá dầu vượt ngưỡng 120 USD/thùng
Giá dầu tăng hơn 1% lên hơn 120 USD/thùng, do tác động cuộc tấn công tên lửa vào cơ sở phân phối dầu của Saudi Arabia.
Chốt phiên giao dịch ngày 25/3, dầu thô Brent tăng 1,62 USD tương đương 1,4% lên 120,65 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI tăng 1,56 USD tương đương 1,4% lên 113,9 USD/thùng. Trong đầu phiên giao dịch, cả hai đều giảm 3 USD. Tính chung cả tuần, cả hai loại dầu đều có tuần tăng đầu tiên trong 3 tuần, giá dầu Brent tăng hơn 11,5% và dầu WTI tăng 8,8%.
Giá khí tự nhiên cao nhất 8 tuần
Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng 3% lên mức cao nhất 8 tuần, do dự báo thời tiết trong tuần tới lạnh hơn và nhu cầu sưởi ấm tăng.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 4/2022 trên sàn New York tăng 17 US cent tương đương 3,1% lên 5,571 USD/mmBTU – cao nhất kể từ ngày 27/1/2022.
Giá vàng, bạc, bạch kim và palađi đều giảm
Giá vàng có tuần tăng do lo ngại về xung đột Nga – Ukraine và giá vàng tăng được thúc đẩy bởi nhu cầu tài sản trú ẩn an toàn và là công cụ chống lạm phát, song giá vàng trong phiên giảm do lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ đạt mức cao mới.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA giảm 0,3% xuống 1.952,6 USD/ounce và vàng kỳ hạn tháng 4/2022 trên sàn New York giảm 0,4% xuống 1.954,2 USD/ounce.
Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên gần mức cao nhất nhiều năm, làm tăng chi phí cơ hội nắm giữ vàng thỏi.
Đồng thời, giá bạc giảm 0,5% xuống 25,37 USD/ounce, song có tuần tăng khoảng 2%. Giá bạch kim giảm 2,1% xuống 999,06 USD/ounce và giá palađi giảm 5,4% xuống 2.387,75 USD/ounce, cả hai đều có tuần giảm thứ 3 liên tiếp.
Video đang HOT
Giá đồng và nhôm giảm trong phiên giao dịch trầm lắng, khi một số nhà đầu tư bán ra chốt lời.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 0,9% xuống 10.255 USD/tấn và giá nhôm giảm 0,1% xuống 3.620 USD/tấn.
Giá nickel trên sàn London giảm 4,6% xuống 35.505 USD/tấn. Trong khi đó, giá nickel trên sàn Thượng Hải tăng 11,5% lên 250.840 CNY (39.425 USD)/tấn.
Giá thép và quặng sắt tăng
Giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng gần 4% – phiên tăng thứ 2 liên tiếp – và có tuần tăng thứ 4 liên tiếp, khi các nhà máy thép thiếu hụt nguồn cung do sự gián đoạn liên quan đến Covid-19.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn Đại Liên tăng 3,9% lên 858 CNY (134,82 USD)/tấn. Tính chung cả tuần, giá quặng sắt tăng 2,7%.
Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc không thay đổi – phiên thứ 2 liên tiếp – đạt 147 USD/tấn, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Đồng thời, trên sàn Thượng Hải, giá thép cây tăng 0,7% lên 5.013 CNY/tấn. Giá thép cuộn cán nóng tăng 1,7% lên 5.282 CNY/tấn. Giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 4/2022 giảm 2,7% xuống 21.110 CNY/tấn. Tính chung cả tuần, giá thép không gỉ tăng 5,4%, được thúc đẩy bởi giá nickel nguyên liệu biến động.
Giá cao su tại Nhật Bản tiếp đà tăng
Giá cao su tại Nhật Bản tăng và có tuần tăng thứ 2 liên tiếp, do đồng JPY suy yếu và nguồn cung nguyên liệu từ nước sản xuất hàng đầu – Thái Lan – thắt chặt.
Giá cao su kỳ hạn tháng 8/2022 trên sàn Osaka tăng 1,1 JPY tương đương 0,4% lên 256,3 JPY (2,11 USD)/kg. Tính chung cả tuần, giá cao su tăng 3,3%.
Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn Thượng Hải tăng 50 CNY lên 13.510 CNY (2.122,55 USD)/tấn.
Giá cà phê tăng
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn ICE duy trì ổn định ở mức 2,2185 USD/lb.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn London tăng 12 USD tương đương 0,6% lên 2.148 USD/tấn.
Giá đường cao nhất 5 năm
Giá đường tinh luyện trên sàn ICE đạt mức cao nhất 5 năm, trong bối cảnh Ấn Độ – nước xuất khẩu đường lớn thứ 2 thế giới – có thể hạn chế xuất khẩu trong năm marketing hiện tại để bảo vệ nguồn cung nội địa.
Giá đường trắng kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn London tăng 12,1 USD tương đương 2,2% lên 562,7 USD/tấn, trong phiên có lúc đạt 563,7 USD/tấn – cao nhất kể từ đầu năm 2017.
Đồng thời, giá đường thô kỳ hạn tháng 5/2022 trên sàn ICE tăng 0,35 US cent tương đương 1,8% lên 19,61 US cent/lb – cao nhất kể từ ngày 23/11/2021.
Giá lúa mì, ngô và đậu tương đều tăng
Giá đậu tương, lúa mì và ngô trên sàn Chicago đều tăng, do nhu cầu đối với nguồn cung Mỹ vẫn mạnh, ngay cả khi vụ thu hoạch tại Nam Mỹ đã bắt đầu.
Trên sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 5/2022 tăng 9-1/2 US cent lên 17,1-1/4 USD/bushel. Giá ngô kỳ hạn tháng 5/2022 tăng 5-3/4 US cent lên 7,54 USD/bushel. Giá lúa mì giao cùng kỳ hạn tăng 16-1/2 US cent lên 11,02-1/4 USD/bushel.
Giá dầu cọ tuần tăng 7%
Giá dầu cọ tại Malaysia tăng từ hoạt động bán tháo phiên trước đó, trong bối cảnh nguồn cung trong ngắn hạn thắt chặt, thúc đẩy giá dầu cọ có tuần tăng 7%.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 6/2022 trên sàn Bursa Malaysia tăng 1,48% lên 6.031 ringgit (1.433,22 USD)/tấn, hồi phục từ mức giảm 4% trong phiên trước đó. Tính chung cả tuần, giá dầu cọ tăng 7,14%, sau khi giảm 16% trong tuần trước đó – tuần giảm mạnh nhất kể từ năm 1986.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 26/3:
Hải Dương: Nâng cao độ ổn định cung cấp điện
Sáng 25/3, tại thị xã Kinh Môn, Công ty TNHH Một thành viên Điện lực Hải Dương đã tổ chức hội nghị "Nâng cao độ ổn định cung cấp điện, vai trò của chính quyền địa phương, sự phối hợp của khách hàng và doanh nghiệp" với sự tham gia của đại diện 25 doanh nghiệp tiêu biểu, đại diện các xã, phường trên địa bàn thị xã Kinh Môn.
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN
Đây là hội nghị điểm của Điện lực Hải Dương trước khi triển khai đồng loạt tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Thị xã Kinh Môn là địa phương trọng điểm về sản xuất công nghiệp của tỉnh Hải Dương, tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, sắt thép, quặng. Tính riêng năm 2021, sự cố lưới điện trên địa bàn Kinh Môn do tài sản khách hàng chiếm khoảng 43%. Nguyên nhân của tình trạng này, bên cạnh yếu tố khách quan, còn nhiều nguyên nhân chủ quan. Đó là đường dây cấp điện, thiết bị trên lưới của khách hàng đã vận hành lâu năm nhưng chưa được thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, thí nghiệm định kỳ để kịp thời xử lý và thay thế. Môi trường nhiều khói bụi công nghiệp cũng ảnh hưởng lớn đến việc vận hành lưới điện, làm giảm tuổi thọ thiết bị trên lưới, tăng nguy cơ xảy ra sự cố trên đường dây.
Để nâng cao độ ổn định cung cấp điện trên địa bàn, theo ông Quảng Dương, Giám đốc Điện lực Kinh Môn, thời gian tới, đơn vị sẽ phối hợp với địa phương triển khai hiệu quả chỉ thị của tỉnh Hải Dương về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp; tiếp tục đầu tư cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng lưới điện. Đồng thời, đơn vị sẽ thông báo tới khách hàng thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng, thí nghiệm định kỳ trên các thiết bị đường dây và trạm biến áp là tài sản của khách hàng; ký bao thầu vận hành, vệ sinh cách điện hotline cho các công trình điện của khách hàng; phối hợp với khách hàng kiểm soát chất lượng vật tư, thiết bị của khách hàng đầu tư mới.
Điện lực Kinh Môn cũng đề nghị chính quyền địa phương tích cực rà soát, xử lý những tồn tại trong vi phạm hành lang lưới điện cao áp; kiên quyết xử lý các trường hợp cố tình vi phạm và ngăn ngừa vi phạm phát sinh mới; ngăn chặn việc người dân thả diều, vật bay gần đường dây điện...
Ông Đỗ Trí Thức, Phó Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Điện lực Hải Dương phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN
Ông Đỗ Trí Thức, Phó Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Điện lực Hải Dương cho biết, để nâng cao độ ổn định cung cấp điện, ngành điện Hải Dương đã tập trung cải tạo, sửa chữa, củng cố lưới điện. Đơn cử, trong gần 2 tháng đầu năm 2022, công ty đã đóng điện và đưa vào vận hành 2 trạm biến áp 110kV. Đồng thời, Điện lực Hải Dương đã không ngừng đầu tư hiện đại hóa lưới điện. Đơn cử, đến nay, 13/13 trạm biến áp 110 kV đã chuyển sang vận hành không người trực; số điểm vi phạm hành lang lưới điện đã giảm.
Trong thời gian tới, Điện lực Hải Dương tập trung xây dựng các chương trình giảm suất sự cố lưới điện và chương trình giảm tổn thất điện năng; thực hiện tốt công tác quản lý kỹ thuật - vận hành lưới điện; tăng cường kiểm tra các đường dây và trạm biến áp, thực hiện tốt công tác thí nghiệm định kỳ để kịp thời phát hiện và xử lý các khiếm khuyết và tồn tại của hệ thống điện.
Cùng đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số toàn diện; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng mới. Nâng cao sức khỏe lưới điện là một trong 3 mũi nhọn của Điện lực Hải Dương trong thời gian tới và để đạt được mục tiêu này, đại diện lãnh đạo Điện lực Hải Dương bày tỏ mong muốn nhận được sự chia sẻ, phối hợp, đồng hành của chính quyền địa phương, khách hàng và doanh nghiệp.
Ông Trần Quốc Toản, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hải Dương đề nghị giai đoạn tới, ngành điện tiếp tục đi tiên phong trong ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số đảm bảo vận hành, quản lý hệ thống lưới điện. Các doanh nghiệp phối hợp ngành điện để chăm sóc, bảo dưỡng hệ thống lưới điện, đảm bảo sản xuất của các doanh nghiệp và sự phát triển kinh tế - xã hội nói dung của tỉnh.
Các ý kiến đại diện doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Kinh Môn đồng tình với các giải pháp của ngành điện đưa ra và mong muốn được phối hợp chặt chẽ với ngành điện trong việc định kỳ bảo trì, bảo dưỡng hệ thống lưới điện nhằm hạn chế sự cố lưới điện, yên tâm sản xuất kinh doanh. Đại diện các xã, phường cũng khẳng định tiếp tục quan tâm, phối hợp với ngành điện để tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn hành lang lưới điện, giảm sự cố do vi phạm an toàn hành lang lưới điện gây ra.
Ký kết hợp đồng thuê bao quản lý vận hành giữa Điện lực Kinh Môn với các doanh nghiệp trên địa bàn. Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN
Tại hội nghị, Điện lực Kinh Môn đã ký kết hợp đồng thuê bao quản lý vận hành với các doanh nghiệp trên địa bàn.
Theo Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Điện lực Hải Dương, năm 2021, sản lượng điện thương phẩm của Điện lực Hải Dương đạt 6,2 tỷ kWh, tăng gần 4% so với năm 2020 và xếp thứ 4/27 điện lực miền Bắc.
Tỷ lệ tổn thất điện năng giảm còn 3,39%, giảm 0,12% so với năm 2020. Trong số các sự cố lưới điện, tỷ lệ sự cố do tài sản khách hàng chiếm 33%, sự cố liên quan đến hành lang lưới điện chiếm 19%.
Giá dầu tăng 8% khi cảnh báo thiếu hụt nguồn cung Giá dầu tăng 8% vào 18/3, kéo dài một chuỗi biến động mạnh hàng ngày, khi thị trường phục hồi sau nhiều ngày mất mát với trọng tâm mới là tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong những tuần tới do các lệnh trừng phạt đối với Nga. Ảnh minh họa. Tiêu chuẩn giá dầu trong những tuần gần đây đã trải qua...