Thị trường ngầm thuê, làm giả bằng dược sỹ, bác sỹ: Những “đao phủ không dao”
“Xài bằng giả, khó nhất là xin chứng chỉ hành nghề, mà đã lo được cái này thì còn gì phải lấn cấn”. Đó là quả quyết mà các “cò” nhận làm bằng dược sỹ, bác sỹ nha khoa nói với PV báo ĐS&PL về dịch vụ này.
Làm bằng giả, bao luôn chứng chỉ
Theo tìm hiểu của PV, dịch vụ này cũng có mức giá khác nhau. Loại trừ các đối tượng giả mạo, cung cấp thông tin để lừa đảo, thì một số đối tượng nhận làm bằng với những cam kết chắc như đinh đóng cột. Trong vai người cần bằng dược sỹ, bằng bác sỹ nha khoa để mở nhà thuốc, phòng khám, PV đã tiếp cận các đối tượng này.
Qua một người trong nghề giới thiệu, PV liên hệ với người tên Tuấn, chuyên nhận làm bằng dược sỹ tại các tỉnh phía Nam, trong đó có TP.HCM. Tuấn cho biết, cậu ta đang ở quận 1, nếu có nhu cầu sẽ hẹn gặp vào sáng hôm sau, gần khu vực ngã tư Tân Thới Hiệp, quận 12, TP.HCM. PV thắc mắc: “Ở quận 1 sao hẹn xa vậy?”. Tuấn đáp: “Chỗ đó là nơi quen của anh em với lại dễ bàn việc”.
Dù đã xác định tinh thần từ trước, nhưng trước khi đi PV vẫn có cảm giác bất an vì địa bàn Tuấn chọn và những lời lẽ úp mở của gã. Tuy nhiên, điểm hẹn thực chất là một quán cà phê kiểu đơn giản (take away – mang đi/PV). Mạnh dạn bước vào, Tuấn đã ngồi chờ từ trước. Đi thẳng vào vấn đề, Tuấn hỏi: “Giờ cần làm bằng gì?”. PV nói: “Cần làm một bằng dược sỹ để bà xã hợp thức hóa quầy thuốc ở nhà”.
Ngay lập tức, Tuấn vào chủ đề: “Giờ muốn làm bằng của đại học Dược Hà Nội hay đại học Y dược TP.HCM?”. PV nói làm đại học Y dược TP.HCM cho gần. “Nếu làm của đại học Y dược TP.HCM, anh lấy em “15 chai” (tức 15 triệu đồng), loại này không có bảng điểm. Còn nếu có bảng điểm thì “20 chai”, bao luôn việc xin chứng chỉ hành nghề cho em, nếu cần. Muốn làm việc tại phòng khám nha khoa, em phải có chứng chỉ hành nghề. Từ bác sỹ, dược sỹ, nhân viên… ở các phòng khám đều như thế cả. Luật bắt buộc đó, không có là nó phạt chết đấy, thậm chí đóng cửa luôn”, Tuấn chốt giá và giải thích.
“Mà em chỉ cần bằng dược sỹ để mở nhà thuốc thì cần gì làm nhiều, chỉ cần cái bằng thôi, sau đó xin chứng chỉ hành nghề là được rồi. Lâu lâu, người của phường, quận xuống kiểm tra, chi ít tiền, chìa cái bằng phô – tô công chứng ra là được rồi”, Tuấn bồi thêm.
Về chứng chỉ hành nghề, Tuấn cho biết: “Nếu không có bác sỹ (có bằng chính chủ) đứng phòng khám thì em có thể làm bằng giả rồi đi xin chứng chỉ hành nghề riêng của em mà hoạt động(?!). Quan trọng nhất vẫn là chứng chỉ hành nghề thôi. Nếu không có cái đó coi như em không thể hoạt động được đâu. Để xin được chứng chỉ hành nghề, em nên kẹp một ít (tiền) vào trong hồ sơ, còn không thì nhờ bên dịch vụ họ làm cho là qua được thôi, không khó đâu”.
Trong quá trình “bàn việc”, Tuấn luôn khẳng định, bằng cấp làm đều giống như thật, bằng mắt thường không thể nào phân biệt được. Gã cũng chỉ cho PV cặn kẽ cách để làm giống thật mà không ai có thể phát hiện, trừ các nhà chuyên môn, nhờ đến công cụ hiện đại: “Đối với ngành y người ta sẽ ghi trên bằng là bằng bác sỹ hoặc bằng cử nhân, với ngành dược thì ghi là bằng dược sỹ hoặc bằng cử nhân. Cũng như ngành kỹ thuật ghi là bằng kỹ sư, kiến trúc ghi kiến trúc sư… vậy. Nếu không rành cái này mà làm giả, cứ ghi bừa là bằng tốt nghiệp đại học là bị phát hiện ngay từ cái nhìn đầu tiên. Hơn nữa, nếu dưới bằng mà có chữ ký không được rõ, nét, nhìn vào thiếu chuyên nghiệp sẽ biết ngay bằng giả”.
Video đang HOT
Bằng giả của ông L.Đ.Q.
Ngang nhiên hành nghề
Theo lời Tuấn, số hiệu của trường trên bằng là dãy số thông minh, trùng khớp với ngày tháng cấp bằng, có liên quan tới khoa ghi trên bằng tốt nghiệp. “Nếu em làm cho bà xã thì phải coi ngày tháng năm sinh. Nếu là năm 1980 thì nên làm năm tốt nghiệp là 2004 hoặc 2005 gì đó cho khớp. Vì những người ở thế hệ này, thường tốt nghiệp đúng năm, từ phổ thông cho tới đại học. Với lại, khi lấy hình của bà xã, em cũng nên tìm hình vào thời điểm đó nhé (2004 – 2005), để cho mọi sự đều trùng khớp”, Tuấn dặn kỹ.
Giới thiệu một hồi, Tuấn yêu cầu: “Nếu làm thì gửi ngay cho anh tấm ảnh, CMND, ngành học, xếp loại bằng (tùy em muốn loại gì), bên anh sẽ làm, không cần tiền cọc. Khi nào có bằng sẽ lấy tiền. Vậy nhé”. Chốt xong, Tuấn rời quán cà phê trong chóng vánh.
Rời quán, PV tiếp tục check thông tin qua người tên Tám. Tám nói: “Nếu làm bằng dược sỹ, bác sỹ, xưa nay tôi không làm. Làm mấy cái đó nguy hiểm cho xã hội”. Dù lên lớp dạy đời nhưng sau đó, Tám lại nói: “Nể vì có người giới thiệu tôi mới làm cho anh. Tuy nhiên, bằng dược sỹ hay bác sỹ nha khoa có giá 30 triệu đồng, anh có làm không? Nếu làm cứ chuẩn bị hồ sơ, rồi hôm sau mang ra cho tôi”.
Thực tế, theo tìm hiểu của PV, hiện nay, trên địa bàn TP.HCM, nhiều người chưa đủ điều kiện đã tìm cách làm giả bằng bác sỹ nha khoa để mở phòng khám. Trong vai người cần khám và thay răng mới, PV tiếp tục tìm đến phòng khám đa khoa Đ.Q. ở quận 4. Một nữ nhân viên ở đây cho biết: “Nhận các dịch vụ khám, điều trị về răng. Ở đây có bác sỹ tốt, đáp ứng được yêu cầu của anh”.
Người phụ trách khám và điều trị tại phòng khám này là anh L.Đ.Q. (SN 1980). Danh thiếp của vị này ghi “bác sỹ Q., chuyên khám, điều trị nha tổng quát, nha thẩm mỹ…”. Phòng khám này làm việc liên tục các ngày trong tuần (chỉ nghỉ Chủ nhật). Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV, ông Q. là một trong những người từng bị công an triệu tập vì nghi mua bằng y sỹ đa khoa giả do đối tượng Hồ Quang Hải cầm đầu (đã bị bắt năm 2014 và tuyên phạt 4 năm tù).
Thực tế, đây là phòng khám hoạt động chui và bác sỹ xài bằng rởm. Dù chỉ có bằng tốt nghiệp trung cấp “Y sỹ răng trẻ em” nhưng theo nguồn tin của PV, ông Q. đã có “bằng” bác sỹ Răng – Hàm – Mặt do trường ĐH Y dược TP.HCM cấp năm 2005. Nhưng thực chất, đây là bằng giả do Q. mua từ Hải với giá 30 triệu đồng (cùng một bằng y sỹ y khoa khác). Từ năm 2013 (giấy phép đăng ký kinh doanh) đến nay, vị “bác sỹ” này đã dùng bằng giả để hoạt động.
Phòng khám Đ.Q. hoạt động chui Trao đổi với PV báo ĐS&PL về hoạt động của phòng khám nha khoa Đ.Q. nói trên, ông Bùi Minh Trạng, Chánh Thanh tra sở Y tế TP.HCM cho biết: “Theo hồ sơ, Sở chưa hề cấp chứng chỉ hành nghề cho người có tên L.Đ.Q.. Mới đây, theo phản ánh, cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra đột xuất phòng khám này nhưng ông Q. chỉ xuất trình được bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp ngành “Y sỹ răng trẻ em” do trường ĐH Y dược TP.HCM cấp năm 2002. Tại thời điểm kiểm tra, ông Q. cũng không xuất trình được giấy phép hoạt động khám chữa bệnh về nha khoa. Dù là người trực tiếp khám chữa bệnh nhưng ông cũng không xuất trình được chứng chỉ hành nghề. Sở Y tế đã yêu cầu phòng Y tế, UBND phường báo cáo vụ việc để có hình thức xử lý tiếp theo”.
Còn nữa…
THANH TÙNG
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Vụ nhân viên Sở Y tế bị tố bằng giả: Thêm "nạn nhân" lên tiếng
Sau khi Dân Việt đăng loạt bài về đơn tố cáo ông Lê Văn Phúc - công tác tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, thuộc Sở Y tế TP.HCM làm bằng giả và là "mắt xích" trong vụ án đường dây làm bằng giả của Hồ Quang Hải đã bị đưa ra xét xử năm 2014, chúng tôi tiếp tục nhận được phản ánh tương tự của người dân.
Ngày 26.4, trao đổi với Dân Việt, ông Ngô T.Đ. (44 tuổi, ngụ TP.HCM) cho biết, vào khoảng năm 2009, ông có tham gia các công tác từ thiện do Hồ Quang Hải - tức người bị kết án 4 năm tù giam vì làm bằng y dược giả vào năm 2014 - tổ chức. Trong những lần đi từ thiện đó, ông quen Lê Văn Phúc - lúc đó đang là nhân viên Phòng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm Sở Y tế TP.HCM, tiền thân của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố hiện nay.
"Tôi cũng mua bằng giả..."
Chính ông Phúc đã gợi ý làm bằng dược sĩ đại học giả với ông Đ. "Do thiếu suy nghĩ và không nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề nên tôi đã đồng ý", ông Đ nói.
Tường trình mới nhất của ông Đ gửi Dân Việt. Ảnh: Quốc Ngọc
Ông Đ đã đưa cho ông Phúc số tiền khoảng mười mấy triệu đồng (do đã lâu ông không còn nhớ chính xác) tại một quán cà phê ở quận 5 khi Phúc giao bằng dược sĩ giả cho ông. Sau đó, Phúc tiếp tục gợi ý nếu muốn ra luôn chứng chỉ hành nghề (CCHN) thì đưa thêm cho anh ta khoảng mười mấy triệu nữa, tức tổng cộng cả bằng lẫn chứng chỉ khoảng 30 triệu đồng. "Ông Phúc bảo tôi chỉ cần cung cấp các giấy tờ cá nhân, bằng (giả) thì có rồi, mọi thứ còn lại ông sẽ lo để có CCHN, tôi chỉ việc đưa tiền", ông Đ kể. Thậm chí, theo ông Đ, thủ tục cấp CCHN đòi hỏi phải có giấy xác nhận thâm niên công tác trong ngành dược là 5 năm, nhưng không hiểu làm cách nào, ông Phúc cũng có thể lo tất.
Ông Đ đã dùng CCHN do Phúc "sản xuất" để mở nhà thuốc ở quận 7. "Làm được một vài năm, tôi nhận ra hành vi trái pháp luật của mình nên đã tự làm tường trình lại mọi thứ để sau này cần thiết sẽ đưa cho cơ quan công an. Đồng thời, cũng dừng làm nhà thuốc", ông Đ tâm sự. Đáng tiếc, trong lúc làm thủ tục chấm dứt hoạt động nhà thuốc, thì CCHN của ông Đ sắp hết hạn, sợ bị gián đoạn quá trình xin chấm dứt hoạt động, nên ông lại làm đơn xin Sở Y tế thành phố đổi CCHN vào khoảng đầu năm 2015. Theo đó, đến tháng 4.2015, ông vẫn được Sở Y tế TP.HCM cấp CCHN mới dù bằng dược sĩ của ông là bằng giả.
"Sau khi chấm dứt hoạt động nhà thuốc, tôi hoàn toàn không sử dụng bằng, chứng chỉ giả vào bất cứ việc gì nữa", ông Đ cúi gầm mặt cho biết.
Sở Y tế thừa nhận có cấp CCHN thật trên bằng giả
Như vậy, cùng với đơn tố cáo trước mà chúng tôi đã đăng tải, đây là trường hợp thứ hai lên tiếng tố giác hành vi làm bằng giả của ông Phúc. Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, trong giải trình cho cơ quan, ông Phúc phủ nhận không làm bằng giả và không liên quan gì đến đường dây bằng giả của Hồ Quang Hải. Trước mắt, trong khi chờ ý kiến chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám đốc, phòng tổ chức cán bộ và Thanh tra Sở Y tế về vụ việc, lãnh đạo chi cục đã chuyển ông Phúc từ vị trí trưởng đoàn thanh tra sang làm công tác hành chính tại phòng thanh tra chi cục.
Trao đổi với chúng tôi về trách nhiệm của cơ quan quản lý y tế trong vấn đề bằng giả mà vẫn được cấp CCHN thật, bác sĩ Bùi Minh Trạng - Chánh thanh tra Sở Y tế TP.HCM - cho biết, ngay sau khi vụ việc bị báo chí phanh phui, lãnh đạo sở đã chỉ đạo khẩn trương rà soát công tác cấp CCHN từ năm 2012 đến nay.
Theo báo cáo của phòng quản lý dịch vụ y tế, phòng đã từng phát hiện 25 hồ sơ xin cấp CCHN có dấu hiệu bằng giả và đã chuyển cơ quan công an. Trong đó, có những hồ sơ liên quan đến vụ án đường dây làm bằng giả của Hồ Quang Hải. Ngoài ra, sở cũng đã cấp CCHN thật cho 2 trường hợp bằng giả. Thậm chí, phát hiện cả giấy xác nhận thâm niên công tác, xác nhận thời gian thực hành cũng được làm giả. Lãnh đạo sở đã yêu cầu làm ngay các thủ tục để thu hồi.
Về vấn đề người mua bằng giả sẽ có trách nhiệm ra sao trước pháp luật, ông Trạng cho rằng, trường hợp mua bằng giả và sử dụng thì mới có cơ sở xem xét xử lý.
Bằng giả mà vẫn có thể sở hữu CCHN quả là một mối nguy cho xã hội, đặc biệt với ngành y tế, hậu họa chính là sức khỏe và tính mạng của người dân. Sở đã thừa nhận có những trường hợp bằng giả vẫn được cấp CCHN, vậy lỗi nằm ở đâu? Công luận đang chờ câu trả lời từ Sở Y tế TP.HCM.
Theo_Dân việt
Mở quán cắt tóc để "hành nghề" móc túi Lợi dụng một số khách đến để massage, Ánh giở trò "hai ngón" lấy trộm tiền của "thượng đế". Tin tức đăng tải trên báo Quảng Nam cho hay, mới đây cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Điện Bàn tạm giữ hình sự đối với Phan Thị Ngọc Ánh (32 tuổi, trú quận Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) về hành...