Thị trường môtô PKL tại Việt Nam đang “dậm chân tại chỗ”
Được nhà nước “thả cửa” cho người dân thi lấy bằng A2, nhưng cho tới nay thị trường xe môtô PKL vẫn gần như chưa có chuyển biến tích cực nào.
Được nhà nước “thả cửa” cho người dân thi lấy bằng A2, nhưng cho tới nay thị trường xe môtô PKL vẫn gần như chưa có chuyển biến tích cực nào.
Không thể phủ nhận rằng đối với dân chơi xe Việt nói riêng và người dân Việt Nam nói chung, xe môtô PKL (Phân khối lớn) vẫn luôn có một sức hấpdẫn rất lớn. Điều này có thể được thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng vào thời điểm Thông tư 38 của Bộ GTVT cho phép tất cả người dân từ 18 tuổi trở lên được thi lấy GPLX môtô hạng A2 từ 175cc trở lên có hiệu lực.
Việc “mở cửa” thi lấy bằng A2 là một tin mừng đối với người yêu xe PKL tại Việt Nam.
Vào lúc đó, việc thi lấy bằng A2 đã trở thành một chủ đề bàn luận “hot” trên các trang mạng xã hội và những diễn đàn về xe lớn tại Việt Nam. Tới nay, nhiều người đã sở hữu bằng A2, và các CLB xe PKL cũng đã được mở ra rất nhiều tại khắp các tỉnh thành trên cả nước.
Mặc dù “rào cản” về bằng lái A2 đã được tháo bỏ, nhưng tính tới thời điểm hiện nay, thị trường xe PKL vẫn chưa có sự bùng nổ như mong đợi. Và lý do chính đứng phía sau sự chậm trễ này đó là giá bán của xe.
Các CLB xe PKL xuất hiện ngày càng nhiều và đã có những đóng góp ý nghĩa cho xã hội.
Theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15//11/2013 ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế, mặt hàng xe mô tô phân khối lớn Power Sport 250cc mới 100% có mức thuế suất thuế nhập khẩu là 75%.
Tiếp theo là thuế giá trị gia tăng 10% (theo quy định tại Thông tư số 131/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính) và chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 20% (theo quy định tại Điều 7 Luật Thuế TTĐB số 27/2008/QH12).
Video đang HOT
Giá bán sau thuế cao khiến cho đa số người Việt vẫn chưa thể tiếp cận với xe PKL mới.
Một ví dụ đó là mẫu xe Kawasaki Ninja 300 có giá bán 5600 USD tại Thái Lan khi nhập về Việt Nam sẽ bị áp các loại thuế gồm: 47% thuế nhập khẩu; 20% thuế TTĐB (đối với xe có dung tích trên 125cc); 10% thuế GTGT; cộng thêm chi phí vận chuyển và một số chi phí khác khi về Việt Nam giá của mẫu xe này lên đến 13.000 – 13.500 USD (tuỳ cửa hàng) – đắt hơn gấp đôi so với giá gốc!
Chỉ những người có điều kiện mới có thể mua được xe PKL từ các thương hiệu như Ducati.
Rào cản về giá bán khiến cho những người đam mê xe PKL nhưng có túi tiền eo hẹp gần như không thể tiếp cận được với những mẫu xe PKL mới, trừ một số thương hiệu như KTM, Benelli và môt vài hãng xe Trung Quốc khác.
Chính vì vậy, họ vẫn buộc phải lựa chọn những mẫu xe PKL cũ, đã tồn tại ở Việt Nam từ nhiều năm nay. Đối với những mẫu xe PKL “khủng” từ các thương hiệu như Ducati, Harley Davidson hay BMW, chỉ có một số ít “đại gia” mới có thể mua được.
Nhiều người có bằng A2 đang phải tìm mua những chiếc xe PKL cũ, được rao bán trên những diễn đàn về xe khác nhau.
Ngoài ra, tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam còn có xu hướng chạy theo “mốt” và ưa chuộng những sản phẩm thế hệ mới nhất. Đó là lý do những dòng xe PKL “khủng” trên Thế giới đã luôn được dân chơi xe nhanh chóng đặt mua ngay sau khi chúng đặt chân tới Việt Nam.
Điều này cũng thể hiện qua các đơn vị nhập khẩu xe PKL ở Việt Nam, khi các mẫu xe chỉ bán chạy trong khoảng 3-6 tháng đầu sau khi ra mắt, sau đó doanh số đã liên tục giảm xuống, khiến họ bắt đầu rơi vào khó khăn.
Những thương hiệu xe PKL như BMW Motorrad đang dần “đổ bộ” vào Việt Nam.
Có một thực tế không thể phủ nhận là kể từ khi Thông tư 38 có hiệu lực, thị trường xe PKL ở Việt Nam cũng bắt đầu có những tín hiệu tốt khi một loạt các thương hiệu nổi tiếng như Kawasaki, BMW Motorrad hay Harley Davidson bắt đầu bước chân vào.
Tuy nhiên để có thể phát triển thị trường đầy tiềm năng này, thiết nghĩ Nhà nước cần phải có những chính sách thuể “nhẹ nhàng” hơn đối với xe PKL, bên cạnh việc mở rộng và phát triển hạ tầng dành cho loại xe này.
Nguyễn Anh
Theo_Kiến Thức
"Giật mình" những con số về thực trạng môtô Pkl ở Việt Nam
Tại buổi toạ đàm "An toàn giao thông và xe môtô Pkl" vừa diễn ra ở TP.HCM, nhiều con số gây bất ngờ đã được đưa ra.
Tại buổi toạ đàm "An toàn giao thông và xe môtô Pkl" vừa diễn ra ở TP.HCM, nhiều con số gây bất ngờ đã được đưa ra.
Vào buổi chiều ngày 6/5 vừa qua, UB ATGT phối hợp với Hãng xe Harley Davidson Saigon tổ chức toạ đàm "An toàn giao thông và xe môtô phân khối lớn" tại TP HCM.
Chủ trì buổi tọa đàm là ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch ủy ban ATGT Quốc gia: Ông Đặng Việt Hà - Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Ông Ngô Quang Vinh - Phó Chủ tịch Liên đoàn xe đạp, mô tô thê thao Việt Nam; Thượng tá Trần Hữu Toán - Phó trưởng phòng tuần tra kiểm soát Cục Cảnh sát Giao thông,.. Liên đoàn xe đạp, mô tô thể thao Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, các câu lạc bộ xe phân khối lớn thuộc Liên đoàn, đại diện phân phối các hãng xe môtô phân khối lớn tại Việt Nam và đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí.
Buổi toạ đàm với sự có mặt của nhiều bên liên quan.
Theo thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam, từ năm 2004 đến tháng 4/2015 đã có 8682 xe môtô dung tích trên 175 cm3 được nhập khẩu. Nếu tính từ thời điểm bãi bỏ quy định đối tự thi và cấp giấy phép lái xe hạng A2 (3/2014) đến 4/2015, Việt Nam đã nhập khẩu 3416 xe mô tô trên 175 cm3. Chính việc này đã khiến tình hình trật tự an toàn giao thông thiện nay có xu hướng diễn biến phức tạp.
Đại diện các bên trao đổi tại cuộc toạ đàm.
Tại buổi toạ đàm, Thiếu tá Huỳnh Trung Phong - Phó phòng Cảnh sát Giao thông TPHCM đã đưa ra một số số liệu gây "giật mình: chỉ tính riêng tại TPHCM, đã có khoảng 13.700 xe môtô phân khối lớn được đăng ký; từ 2014, trên địa bàn thành phố có 5 vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe môtô phân khối lớn, làm 4 người chết, 5 người bị thương trong quận 1,3,5,6, Phú Nhuận.
Để giảm tình trạng này, ông Phong đề xuất các CLB mô tô cần phát huy công tác tuyên truyền về pháp luật, những tiêu chuẩn an toàn, mở thêm những buổi tập luyện cho các anh em trong CLB để đảm bảo an toàn thực hiện tốt kỹ năng lái.
Thượng tá Trần Hữu Toán tại buổi toạ đàm.
Đồng ý với quan điểm của Thiếu tá Phong, Thượng tá Trần Hữu Toán cũng cho rằng điều quan trọng của người điều khiển xe phân khối lớn là kỹ năng điều khiển xe. Theo ông Toán, 70-80% người điều khiển xe A2 chưa biết cách điều khiển như thế nào là đúng luật, đồng thời cơ cấu hạ tầng chưa đảm bảo để xe được sử dụng đúng tính năng đảm bảo tốc độ thì dường như chưa có. Ông nhận xét với quy định tốc độ 30-40 km/h khi sử dụng xe gắn máy như hiện nay, việc cơ cấu hạ tầng cần phải tính đến trong thời gian tới.
Thiếu tá Huỳnh Trung Phong phát biểu ý kiến.
Trong khi hầu hết những người sở hữu xe phân khối lớn đều chủ động tham gia các CLB hoạt động có tổ chức, chấp hành tốt pháp luật và có nhiều hoạt động đóng góp cho xã hội thì vẫn còn nhiều người điều khiển xe phân khối lớn tham gia giao thông không tuân thủ quy định pháp luật như vi phạm về tốc độ, không có giấy phép lái xe, không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, nẹt pô... gây phản cảm trong dư luận. Chính vì vậy tại buổi toạ đàm, đa số ý kiến đều cho rằng việc quản lý xe phân khối lớn và người điều khiển cần chặt chẽ hơn.
Tới đây, Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia sẽ tiếp tục nghiêm cứu, bổ sung các quy định về việc sử dụng và điều khiển xe môtô phân khối cũng để đảm bảo an toàn cho người sử dụng lẫn người tham gia giao thông.
Nguyễn Huy
Theo_Kiến Thức
Siêu môtô hạng sang Horex VR6 chế tác thủ công "cực độc" Cafe Racer 33 ltd là chiếc xe môtô hạng sang với động cơ VR6 có dung tích 1.200cc của hãng xe nổi tiếng Horex tại Đức. Cafe Racer 33 ltd là chiếc xe môtô hạng sang với động cơ VR6 có dung tích 1.200cc của hãng xe nổi tiếng Horex tại Đức. Mẫu xe này là sự kết hợp của kiểu dáng thiết...