Thị trường máy chạy bộ ‘ăn nên làm ra’ mùa COVID-19
Đang quen chạy bộ mỗi sáng cả chục km, nhưng vì đại dịch COVID-19 bùng phát lần thứ tư khiến chị Phạm Trần Hiệp ở Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng nhóm bạn quyết định mua máy chạy bộ điện tại nhà.
Mua máy chạy bộ điện tại nhà nhằm tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh ở bên ngoài. Ảnh minh họa: dfordelhi.in
Xu hướng mua máy chạy bộ tại nhà
Nói về sức hút của thị trường này, Huấn luyện viên Nguyễn Đăng Phương ở Trung tâm thể dục Trendy – Body Kungfu, 49 Huỳnh Thúc Kháng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội cho hay, khi xã hội ngày phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe đối với con người ngày càng được nâng cao hơn nên người dân đến các trung tâm tập luyện hay trang bị những chiếc máy tập thể dục tại nhà ngày càng được chú trọng.
Tuy nhiên, trong điều kiện dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, người dân không thể đến các trung tâm để tập luyện vì đóng cửa, công viên không còn là nơi an toàn nên nhiều người đã đầu tư máy chạy bộ tại nhà, không chỉ phục vụ cho một mình mà còn phục vụ cho cả gia đình cùng luyện tập, vừa bảo vệ sức khỏe vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Còn theo thống kê của thương hiệu bán thiết bị thể dục Elip Sport, từ khi có dịch COVID-19 đến nay đơn vị này tiêu thụ khoảng 500 chiếc máy chạy bộ mỗi ngày trên toàn hệ thống, chưa kể số lượng xe đạp tập, ghế massage, giàn tạ đa năng… Sức tiêu thụ này đã tăng gấp 6 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Thậm chí, đây là một con số kỷ lục mà kể cả những mùa cao điểm như gần Tết Âm lịch cũng không đạt được. Điều này là một tín hiệu cho thấy, người dân cả nước đã quan tâm hơn tới việc nâng cao sức khỏe, bảo vệ bản thân trước đại dịch.
Chia sẻ về việc mua máy tập tại nhà, chị Phạm Trần Hiệp cho hay, với tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay, việc đến các trung tâm GYM hay ra ngoài trời tập như trước đây là điều không thể.
Tuy nhiên, việc tìm mua máy tập của chị ở các trang bán dụng cụ thể thao không hề dễ bởi lần đầu mua máy tập ở nhà chả khác gì người vùng sâu lần đầu vào đại siêu thị chọn mua mỳ tôm ngon. Bởi có quá nhiều hãng, mỗi hàng có hàng chục loại máy, mỗi loại máy lại có nhiều phiên bản, từ dưới 10 triệu đồng đến hơn trăm triệu đồng, thương hiệu nào cũng quảng cáo là hàng chính hãng, nói hay nói đẹp…
Sau khi nhờ Huấn luyện viên Nguyễn Đăng Phương và một số người khác có nhiều năm trong lĩnh vực tập GYM, chị cũng mua được máy chạy bộ của Shua E6 do Đức Lợi Luxurry Sport phân phối chính hãng tại Việt Nam cho cả gia đình cùng sử dụng. Điều chị tâm đắc khi mua được máy chạy bộ này là ngoài việc hai vợ chồng thay nhau sử dụng còn là thiết bị để hai con giảm bớt việc xem tivi, Ipad hay điện thoại… trong những ngày nghỉ học. Điều kiện chị đưa ra là mỗi cháu đi bộ khoảng 30 phút mỗi buổi sáng và chiều, tương ứng với thời gian các cháu được xe tivi. Nếu không đủ thời gian này dứt khoát không được bật tivi hay thiết bị điện tử khác. Đây cũng là lý do khiến các cháu xin được tập mà không phải động viên nhiều, vừa đảm bảo sức đề kháng cho các cháu mùa dịch và cũng là cách rèn luyện thể dục từ bé.
Video đang HOT
Trong khi đó, anh Nguyễn Trung ở khu đô thị Ecopark cũng cho hay, nếu không có máy chạy bộ, cả nhà ở nhà cũng không biết làm gì trong thời gian giãn cách xã hội ngoài việc sáng ngủ dậy nghĩ ăn gì, ăn sáng chưa xong đã nghĩ đến bữa trưa, ngủ trưa dậy lại nghĩ đến bữa tối, chỉ riêng bữa ăn sẽ nấu những món gì cũng đủ làm đau đầu. Thế nhưng, hiện nay, dù có giãn cách xã hội thì hai vợ chồng anh vẫn duy trì tập luyện thường xuyên chứ không bị “bó chân” như những bạn chạy khác.
Còn theo tư vấn của các huấn luyện viên (PT), lợi ích của việc chạy bộ giúp lưu thông máu tốt, tốt cho xương khớp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay tiểu đường và đột quỵ, mang lại giấc ngủ ngon, giảm căng thẳng, mệt mỏi, duy trì cân nặng như ý muốn, kéo dài tuổi thọ, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, giúp người tập có được một body như mơ ước…
Anh Nguyễn Đăng Phương cho rằng, đầu tư máy chạy bộ tại nhà đang được nhiều người lựa chọn kể từ khi có dịch COVID. Phương pháp luyện tập này không chỉ giúp người tập bớt nhàm chán khi giãn cách xã hội mà còn mang tới trải nghiệm nâng cao sức khỏe. Do đó, sau đại dịch, máy chạy bộ tại nhà vẫn sẽ là xu hướng mới được nhiều người yêu thích.
Thị trường đa dạng phân khúc và giá bán
Dạo qua thị trường máy chạy bộ online cho thấy, giá máy chạy bộ điện hiện nay khá đa dạng về mẫu mã, chủng loại cũng như thương hiệu và được chia thành 4 phân khúc, từ dưới 10 triệu đến cả trăm triệu đồng, gồm máy giá rẻ, tầm trung, thương gia và cao cấp. Máy có công suất cao đắt hơn máy có công suất thấp, máy có nhiều tính năng đắt hơn máy có ít tính năng.
Cụ thể, máy chạy bộ điện giá rẻ dưới 10 triệu đồng có cấu hình động cơ từ 2.0HP trở xuống dành cho gia đình có thu nhập thấp và tầm trung, phù hợp nhu cầu tập luyện không yêu cầu quá cao, mục đích là rèn luyện thể chất và giảm cân tại nhà.
Máy chạy điện tầm trung giá 10-15 triệu có động cơ từ 2.0-2.5HP, đáp ứng nhu cầu tập luyện tần suất cao của gia đình đông thành viên. Máy tích hợp 12 chương trình tập, có thông số về nhịp tim, calo, quãng đường, có thêm bluetooth để nghe nhạc, hoặc xem video.
Máy chạy điện thương gia giá từ 15-20 triệu có động cơ 2.5-3.5HP ngoài kiểu dáng hiện đại và tích hợp những thông số kể trên còn có tốc độ cực đại đến 20km/h, độ dốc băng tải tới 20% với những bài tập có độ khó cao như chạy leo dốc, chạy bộ địa hình… mang đến bài tập như chạy bộ trên đồi, đường dốc thực sự.
Máy chạy bộ điện cao cấp từ 20 triệu đến cả trăm triệu đồng có động cơ 3.5HP-5.0HP phù hợp cho gia đình đông người và phòng tập. Máy có thiết kế to, khoẻ, cấu hình cao và có nhiều chương trình cài đặt hơn để đáp ứng mọi nhu cầu từ đơn giản đến nâng cao thể lực cho vận động viên chuyên nghiệp hoặc các phòng tập.
Ngoài ra, thị trường máy chạy bộ còn có hai loại cơ bản là máy chạy cơ và máy chạy điện với nhiều thương hiệu khác nhau như Shua, Elip Sport, King Sport, ABC Sport, Mofit, Poongsan, Tech Fitness… Riêng máy chạy bộ điện có 2 loại đơn năng chỉ có tác dụng chạy, còn loại đa năng có thêm gập bụng, dây đai massage, đế xoay tập eo.
Sản phẩm và phân khúc phong phú là như vậy, nhưng theo nhiều đơn vị bán hàng, phân khúc máy chạy bộ điện bình dân và tầm trung đang được nhiều khách hàng lựa chọn nhất. Theo một số đơn vị kinh doanh ở Hà Nội, trước đây chỉ bán được 2 đến 3 máy/ngày, từ khi có dịch COVID, số lượng máy từ 10-15 triệu đồng tiêu thụ hơn gấp đôi, nhiều khi không có hàng để bán do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Hàng trăm ngàn tấn gạo nhập khẩu từ Ấn Độ tiêu thụ ở đâu?
Chỉ trong quý đầu năm, Ấn Độ đã xuất khẩu sang Việt Nam 247.000 tấn gạo, tăng đột biến so quý 1/2020. Thế nhưng tìm gạo Ấn Độ trên thị trường nội địa không dễ... vậy lượng gạo khổng lồ này đi đâu ?
Các nhà xuất khẩu lo ngại gạo nhập từ Ấn Độ tăng đột biến . ẢNH: CÔNG HÂN
Giá trị nhập tăng gấp 554 lần
3 tháng đầu năm, Việt Nam đã chi 74,8 triệu USD để mua gạo của Ấn Độ, tăng hơn 554 lần về trị giá so cùng kỳ năm ngoái là 76 tấn gạo với trị giá 135.000 USD. Từ năm 2019 trở về trước, trung bình mỗi năm, gạo Ấn Độ sang Việt Nam tầm 500 đến vài nghìn tấn.
Thế nhưng trong năm đầu tiên đại dịch Covid-19 bùng phát, Việt Nam đã bất ngờ nhập khẩu 46.700 tấn gạo từ thị trường Ấn Độ, tăng hơn 9,5 lần so với năm 2019 và xu hướng tăng này đang tiếp diễn từ đầu năm đến nay. Theo Bộ Công thương, quý 1, gần như toàn bộ các lô gạo nhập từ Ấn Độ vào Việt Nam đều là gạo non-basmati với giá trung bình khoảng 303 USD/tấn, thấp hơn gần 200 USD/tấn so mức 500 USD/tấn giá gạo trắng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này. Trong tháng 5, giá gạo xuất khẩu Ấn Độ nói chung có tăng, đến cuối tháng đạt mức 382 USD/tấn, gạo Việt Nam khoảng 493 USD/tấn duy trì từ đầu đến cuối tháng. Nhìn chung, giá gạo xuất khẩu Ấn Độ loại 5% tấm luôn thấp hơn giá gạo xuất khẩu Việt Nam cùng chủng loại trên dưới 100 USD/tấn.
Trong báo cáo đầu tháng 5 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Ấn Độ tiếp tục là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, dự kiến xuất 15,5 triệu tấn, tăng 940.000 tấn so với năm 2020. Việt Nam duy trì vị trí thứ hai với 6,4 triệu tấn, tăng 233.000 tấn. Đứng thứ ba là Thái Lan dự kiến đạt 6,1 triệu tấn, tăng gần 400.000 tấn. Báo cáo tháng 6, USDA nâng dự báo xuất khẩu gạo năm 2021 của Ấn Độ lên mức kỷ lục mới là 17 triệu tấn, tăng 16,8% (2,44 triệu tấn) so với năm 2020 và cao hơn gần 3 lần quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới là Việt Nam.
Xuất khẩu gạo của Ấn Độ được hỗ trợ bởi được mùa, giá cả cạnh tranh và cơ sở hạ tầng xuất khẩu được cải thiện có khả năng vận chuyển gạo với số lượng lớn.
Gạo nhập khẩu từ Ấn Độ vào Việt Nam có xu hướng tăng được lý giải là do hưởng thuế suất 0% theo cam kết của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AIFTA). Theo AIFTA, Việt Nam cam kết xóa bỏ 80% số dòng thuế vào năm cuối lộ trình là năm 2021 (71% số dòng thuế vào 2018, và 9% số dòng thuế vào 2021), 10% số dòng thuế còn lại chỉ cắt giảm vào cuối lộ trình (năm 2024).
Thế nhưng từ tháng 4, hải quan TP.HCM phát hiện một số lô hàng nhập khẩu với hàng chục container gạo từ Ấn Độ vào Việt Nam qua cảng Cát Lái (Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1 - Cục Hải quan TP.HCM). Dù tờ khai ghi hàng có xuất xứ Ấn Độ nhưng kiểm tra trên bao bì, nhãn mác thể hiện là hàng... "Product in Vietnam". Lực lượng hải quan sau đó đã giữ hàng và điều tra vụ việc. Động thái này dấy lên nghi vấn gian lận xuất xứ với mặt hàng gạo, như đã xảy ra với nhiều hàng hoá khác.
Nhập nhiều nhưng tìm mua thì không dễ
Ông Phan Văn Có, Giám đốc Marketing Công ty TNHH VRICE, doanh nghiệp chuyên xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Đông, châu Âu, cho hay trong tháng 3, tháng 4 vừa qua, nhiều đơn vị nhập khẩu gạo từ Ấn Độ về để bán trong nước và xuất khẩu tăng vọt.
"Gạo Ấn nhập về Việt Nam trong mấy tháng trước nhiều lắm, nhiều người bảo tiêu thụ trong nước, nhưng cứ thử vào siêu thị hay đến các quầy hàng gạo hỏi xem mua gạo Ấn Độ có không. Trên thị trường bán lẻ tại Việt Nam toàn gạo Việt, ST24, ST25, gạo giống Đài, giống Thái, giống Nhật, giống Campuchia, hoặc nhập từ Thái, Nhật, Campuchia... chứ không hề thấy gạo Ấn. Như vậy, có thể hiểu gạo Ấn được trà trộn gắn nhãn mác gạo Việt để bán vì đã có hàng trăm ngàn tấn được nhập khẩu chỉ trong 3 tháng. Một số tạm nhập tái xuất, nhưng xuất đi hay không thì thật sự không rõ. Trong thời gian qua, có một số lô bị hải quan kiểm tra phát hiện gạo từ Ấn về mà trên bao bì ghi gạo được sản xuất từ Việt Nam, đã giữ lại để xử lý. Thông tin này đang gây hại cho thương hiệu gạo Việt. Trong tháng 4, đã có khách hàng từ Trung Đông phản ánh với chúng tôi rằng, họ mua gạo từ Việt Nam có chất lượng y chang gạo giá rẻ của Ấn trước đây", ông Có nhấn mạnh và cho rằng, gạo Ấn Độ các đơn vị nhập năm nay là từ mùa 2019-2020, cất trong kho gần 2 năm rồi, nên phẩm cấp thấp. Đa số nhà nhập khẩu bảo nhập để bán cho các nhà máy sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, bún, bánh... Sử dụng các loại gạo này thì chất lượng sản phẩm không thể cao được, ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm.
"Từ tháng 5 đến nay, gạo nhập từ Ấn Độ về giảm do nguồn cung trong nước tăng. Còn hàng tạm nhập tái xuất cũng khó "có cửa" do cước vận tải biển từ Ấn Độ và Việt Nam tăng vọt sau khi Ấn Độ bùng phát dịch bệnh liên tục mấy tháng qua. "Hiện giá gạo trắng Ấn Độ và gạo Việt Nam chênh nhau khoảng 80 - 100 USD/tấn. Trong quý 2 lượng gạo nhập từ Ấn giảm hắn và quý 3 chắc chắn sẽ giảm nữa. Qua đây cho thấy, quản lý xuất nhập khẩu gạo cần phải siết chặt, chỉ cần một lô hàng bị giả, sẽ ảnh hưởng đến uy tín của cả ngành", ông Có nói.
Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng cho rằng, nhà nước nên có biện pháp giám sát chất lượng và lượng gạo nhập về từ Ấn Độ thế nào, kinh doanh mua bán ra sao. Đặc biệt, với doanh nghiệp nhập khẩu có vi phạm về xuất xứ như bao bì đã gắn sẵn mác được sản xuất tại Việt Nam phải rút giấy phép kinh doanh để ngăn chặn hành vi phá hoại ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Giá tiêu hôm nay 30/4: Tiêu Ấn Độ tăng giữa đại dịch, 3 kịch bản cho tiêu Việt năm 2021 Giá tiêu hôm nay 30/4 đi ngang 4 ngày liên tiếp. Giá tiêu Ấn Độ quay đầu tăng nhẹ, lên xuống thất thường trong biên độ hẹp kể từ đầu tuần. Giá tiêu hôm nay 30/4: Tiêu Ấn Độ tăng giữa đại dịch, 3 kịch bản cho tiêu Việt năm 2021 Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu...