Thị trưởng London (Anh) lo ngại tỷ lệ tiêm vaccine thấp tại thủ đô
Thị trưởng London Sadiq Khan bày tỏ “vô cùng lo ngại” khi người dân thủ đô của Anh chỉ được nhận “1/10 số vaccine” phân phối trên toàn quốc.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Haxby, Anh ngày 22/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông cho biết: “Tình hình ở London rất nghiêm trọng với tỷ lệ nhiễm bệnh đặc biệt cao. Vì vậy, điều quan trọng là những người London dễ bị tổn thương phải được tiếp cận với vaccine càng sớm càng tốt” để phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Phóng viên TTXVN tại London dẫn số liệu của Cơ quan Y tế Quốc gia Anh (NHS) công bố ngày 14/1 cho thấy trong khoảng thời gian từ ngày 8/12/2020 đến 10/01/2021, các khu vực Miền Trung, Đông Bắc, Yorkshire và Đông Nam đã thực hiện được việc tiêm vaccine nhiều nhất. Ngược lại, các khu vực có số liều vaccine được tiêm thấp là miền Đông England, khu vực Tây Nam và đặc biệt là thủ đô London.
Việc số người được tiêm vaccine ở thủ đô London thuộc diện thấp nhất là rất đáng chú ý bởi đây là thành phố lớn và đông dân nhất của nước Anh, trong khi tỷ lệ nhiễm lại rất cao, lên tới 1/30, một số khu vực thậm chí là 1/20, nghĩa là cứ 20 người thì có một người nhiễm, trong khi tỷ lệ trung bình tại Anh là 1/50. Chính vì lý do này, tuần trước, Thị trưởng Sadiq Khan đã tuyên bố tình hình dịch COVID-19 tại London “vượt tầm kiểm soát”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, người phát ngôn của NHS cho biết London đang nhận được “phần phù hợp” của mình với trên 100 điểm tiêm chủng đang hoạt động trên khắp thủ đô, bao gồm cả trung tâm tiêm chủng của NHS ở ExCeL London và nhiều điểm tiêm chủng khác đang được tiếp tục mở thêm.
Hong Kong điều tra cựu nghị sĩ theo luật an ninh
Cảnh sát Hong Kong điều tra cựu nghị sĩ Ted Hui với cáo buộc phạm tội an ninh quốc gia, sau khi ông này trốn ra nước ngoài.
Cảnh sát Hong Kong hôm nay xác nhận Hui đang bị điều tra tội "thông đồng với thế lực nước ngoài", một trong những tội được quy định trong luật an ninh quốc gia được ban hành từ hồi tháng 6.
Hui cũng bị nghi ngờ phạm tội rửa tiền liên quan tới một chiến dịch huy động vốn cộng đồng, được cho là chuyển tiền vào các tài khoản do người nhà của Hui đứng tên.
Thông báo của cảnh sát Hong Kong cho biết họ đã phong tỏa một số tài khoản ngân hàng của Hui với khoảng 850.000 đôla Hong Kong (109.000 USD) trong các tài khoản này đã bị đóng băng.
Hui là một nhà hoạt động đối lập và là một cựu nghị sĩ, đã rời Hong Kong tháng trước khi đang đối mặt hàng loạt cáo buộc liên quan tới các cuộc biểu tình.
Ông xác nhận sẽ lưu vong tại nước ngoài khi tham gia một hội nghị ở Đan Mạch. Hui tới Anh hôm 4/12, trở thành chính trị gia mới nhất rời Hong Kong sau khi Bắc Kinh ban hành luật an ninh quốc gia.
Cựu nghị sĩ Hong Kong Ted Hui rời đồn cảnh sát Hong Kong hồi tháng 11. Ảnh: AFP .
Hui cho biết các tài khoản ngân hàng của ông và một số người thân đã bị đóng băng, cáo buộc giới chức Hong Kong "sử dụng áp bức kinh tế như một phương thức trả đũa chính trị". Tuy nhiên, ngay sau đó, Hui thông báo các tài khoản HSBC do người thân đứng tên đã bất ngờ được hủy đóng băng.
Hui phủ nhận việc người nhà nhận tiền từ chiến dịch huy động vốn cộng đồng. "Số tiền nằm trong tài khoản ngân hàng của công ty luật và báo cáo kế toán đều được công khai", Hui nói.
HSBC từ chối bình luận về các tài khoản cá nhân.
Mỹ tuyên bố Hong Kong không còn đủ quyền tự trị và ban lệnh trừng phạt nhiều quan chức thành phố, bao gồm trưởng đặc khu Carrie Lam. Trong cuộc phỏng vấn tháng trước, bà Lam cho hay trong nhà hiện có một đống tiền mặt vì bị Mỹ đóng băng tài khoản và cấm thực hiện bất kỳ giao dịch tài chính nào tại Mỹ.
Mỹ cũng ra lệnh cho các ngân hàng ngừng hợp tác với những quan chức hàng đầu của Hong Kong, cảnh báo sẽ áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt với bất kỳ doanh nghiệp nào ủng hộ Bắc Kinh. Trong khi đó, luật an ninh quốc gia mới của Trung Quốc lại coi hành động này là "cấu kết với thế lực nước ngoài", có thể đẩy các ngân hàng quốc tế vào tình thế khó xử.
Trung Quốc áp dụng luật an ninh quốc gia mới tại Hong Kong từ tháng 6, sau khi các cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ năm ngoái kéo dài và người biểu tình đòi thêm thêm nhiều yêu sách khác, như tăng quyền dân chủ, điều tra việc cảnh sát dùng vũ lực, đề nghị Trưởng đặc khu Carrie Lam từ chức.
Luật an ninh quốc gia cho phép các sĩ quan an ninh Trung Quốc đại lục triển khai hoạt động tại Hong Kong mà không bị ràng buộc bởi luật pháp địa phương.
Nhiều người bày tỏ lo ngại luật an ninh Hong Kong gây suy yếu mô hình "một quốc gia, hai chế độ", vốn giúp đặc khu duy trì mức độ tự trị cao kể từ khi được Anh trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Tuy nhiên, Bắc Kinh và chính quyền Hong Kong đều khẳng định luật này trên thực tế giúp củng cố nguyên tắc, phục vụ lợi ích và hỗ trợ đặc khu phát triển, đồng thời chỉ nhắm vào một nhóm thiểu số "gây rối".
Indonesia triệu đại sứ Anh phản đối thủ lĩnh ly khai Indonesia triệu tập đại sứ Anh sau khi một thủ lĩnh ly khai lưu vong tại Anh tuyên bố thành lập chính phủ lâm thời tỉnh Papua. Benny Wenda, lãnh đạo một nhóm ủng hộ ly khai đang sống lưu vong tại Anh, tuần này tự xưng là tổng thống của chính phủ lâm thời mới tại Papua, tỉnh cực đông giàu khoáng...