Thị trường lithium Trung Quốc sẽ có xu hướng tăng trong dài hạn
Chủ tịch Li Liangbin của Ganfeng Lithium, một nhà cung cấp kim loại lớn để sản xuất pin của Trung Quốc, cho biết, ngành khai thác lithium của nước này sẽ được hưởng lợi bởi xu hướng nhu cầu tăng mạnh trong dài hạn.
Bên trong công ty Xinwangda ở Nam Kinh, nơi sản xuất pin lithium cho ô tô điện và các mục đích sử dụng khác. Ảnh: AFP
Theo Chủ tịch Li Liangbin, nhu cầu lithium từ các nhà sản xuất pin điện, bộ lưu trữ năng lượng và những sản phẩm khác sẽ tiếp tục gia tăng trong bối cảnh “không thể đảo ngược” của quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu.
Giá lithium của Trung Quốc đã giảm mạnh trong năm qua do nguồn cung tăng và nhu cầu chậm lại. Giá lithium carbonat giao ngay trên thị trường xe điện hàng đầu thế giới này đang dao động quanh mức 100.000 nhân dân tệ (14.000 USD)/tấn, bằng khoảng 1/6 mức đỉnh được ghi nhận vào tháng 11/2022. Sự sụt giảm này đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của các mỏ, đe dọa hạn chế sản lượng toàn cầu.
Video đang HOT
Tại một cuộc họp thường niên của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Quốc hội) diễn ra ở Bắc Kinh, ông Li cho rằng nếu giá lithium có thể ổn định trong khoảng 80.000-150.000 nhân dân tệ, nó có thể mang lại lợi nhuận cho các công ty trong ngành và có thể là môi trường phát triển tốt nhất cho toàn ngành.
Ông Li cho biết, Chính phủ Trung Quốc và các công ty Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp để ổn định giá cả, bao gồm cả việc ra mắt nền tảng giao dịch kỳ hạn lithium carbonate và các công ty mua hàng thông qua hợp đồng dài hạn để đảm bảo nguồn cung và giá cả ổn định. Công ty của ông cũng đã đầu tư lớn vào các nguồn lực ở nước ngoài, bao gồm cả Australia, Argentina và xuất khẩu sang châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Tại sao việc phát hiện mỏ đất hiếm mới ở Mỹ có thể làm 'rung chuyển' thị trường toàn cầu?
Việc phát hiện trữ lượng lớn đất hiếm ở Wyoming mang đến cơ hội cho Mỹ giảm sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu của Trung Quốc và tăng cường chuỗi cung ứng trong nước.
Trung Quốc áp đặt các hạn chế đối với xuất khẩu đất hiếm và công nghệ nhằm duy trì sự thống trị trên thị trường, dẫn đến sự không chắc chắn và biến động về giá cả toàn cầu. Ảnh: AFP
Theo trang tin Oilprice.com mới đây, so với tháng trước, giá đất hiếm có xu hướng giảm mạnh. Trong khi nhu cầu hạ nguồn yếu hơn có thể là nguyên nhân khiến giá giảm, thì một yếu tố tiềm năng khác là sự gia tăng sản xuất đất hiếm toàn cầu bên ngoài Trung Quốc. Nếu đúng như vậy, Trung Quốc có thể nhận thấy họ bị suy giảm về vị trí thống trị trong lĩnh vực nam châm đất hiếm. Mặc dù vậy, Trung Quốc hiện tại vẫn tiếp tục giữ vị trí là nhà sản xuất đất hiếm hàng đầu thế giới.
Nhưng một phát hiện đất hiếm mới ở Wyoming (Mỹ) có thể tác động đáng kể đến thị trường đất hiếm toàn cầu bằng cách giảm bớt sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc về các khoáng sản quan trọng. Một số doanh nghiệp, như American Rare Earths Inc. và Ramaco Resources, gần đây đã phát hiện ra một lượng lớn đất hiếm ở bang miền Tây nước Mỹ trên với giá trị tiềm năng lên tới hàng tỷ USD. Phát hiện này đặc biệt đáng chú ý vì các nguyên tố đất hiếm cần thiết cho một số công nghệ tiên tiến, bao gồm cả những công nghệ liên quan đến ô tô điện, tua-bin gió và quốc phòng.
Mỹ hiện đang nhập khẩu một lượng lớn nam châm đất hiếm và khoáng sản từ Trung Quốc. Nếu phát hiện mới này được chứng thực như ước tính dự đoán, Mỹ có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc trong khi đang đẩy mạnh đa dạng hóa chuỗi cung ứng đất hiếm. Trên thực tế, trữ lượng mới có thể hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng của Mỹ và ảnh hưởng đến an ninh quốc gia nước này bằng cách hỗ trợ sản xuất công nghệ trong nước dựa vào nguyên tố đất hiếm.
Một phần nhờ vào việc phát hiện ở Wyoming, giờ đây Mỹ sẽ trở thành nước tham gia chính trên thị trường đất hiếm quốc tế. Với nhiều nghiên cứu và phát triển hơn, các khoản đầu tư này có thể giúp Mỹ vượt qua quyền bá chủ đất hiếm của Trung Quốc, đồng thời làm giảm tính nhạy cảm của Mỹ trước sự gián đoạn chuỗi cung ứng và tình trạng bất ổn địa chính trị.
Trung Quốc gần đây đã đặt ra những hạn chế khắc nghiệt đối với việc xuất khẩu công nghệ nam châm đất hiếm cũng như việc khai thác và tách khoáng sản đất hiếm. Đó là một động thái có thể ảnh hưởng đáng kể đến chuỗi cung ứng và giá cả đất hiếm trên toàn thế giới. Xét cho cùng, 17 kim loại được phân loại là nguyên tố đất hiếm vẫn cần thiết cho nhiều lĩnh vực của nền kinh tế toàn cầu, bao gồm điện tử, năng lượng sạch và công nghệ quốc phòng.
Việc Trung Quốc hạn chế đất hiếm và công nghệ sản xuất nam châm đất hiếm là một động thái có tính toán nhằm duy trì vị thế bá chủ trên thị trường đất hiếm, khi quốc gia này hiện xử lý khoảng 90% lượng đất hiếm được sản xuất trên toàn thế giới.
Trong khi đó, các chuyên gia dự đoán rằng điều này sẽ khiến giá đất hiếm toàn cầu tiếp tục bất ổn và có thể biến động giá trong suốt năm 2024. Hơn nữa, giá cổ phiếu của các công ty chế biến đất hiếm tăng vọt trước quyết định của Trung Quốc. Đối với nhiều người, lệnh cấm càng nhấn mạnh sự cần thiết của việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng đất hiếm và tăng cường năng lực chế biến.
Vì sao xe điện châu Âu còn lâu mới vượt được Mỹ và Trung Quốc? Thị trường xe điện phát triển kéo theo nhu cầu về nguyên liệu để sản xuất pin cho loại xe này, song châu Âu được cho là đang ở khá xa so với Trung Quốc và Mỹ trong cuộc cạnh tranh để đảm bảo nguồn cung. Cuộc cạnh tranh tìm kiếm nguồn tài nguyên công nghệ xanh dùng cho xe điện đang tăng...