Thị trường lao động tiếp tục ảm đạm
Suy thoái kinh tế đã và đang ảnh hưởng mạnh đến việc làm, đời sống của người lao động khiến cuộc sống nhiều gia đình trở nên khó khăn.
Nhu cầu tìm việc tại các phiên GDVL luôn quá tải.
Thống kê từ các phiên giao dịch việc làm và các mạng tuyển dụng trực tuyến cho thấy, nhu cầu tuyển dụng trong năm 2012 sụt giảm mạnh, thậm chí nhu cầu nhân lực nhiều ngành đang tăng trưởng… âm.
Gia tăng đội quân thất nghiệp
Trong 10 tháng đầu năm, 55/58 ngành có chỉ số nhu cầu nhân lực trực tuyến tăng trưởng âm. 3 ngành đứng đầu về mức độ giảm nhu cầu nhiều nhất là bất động sản giảm 60%, ngành kế toán kiểm toán giảm 55%, ngành xây dựng giảm 49%.
Được tuyển thẳng vào đại học, đã tốt nghiệp khoa Sư phạm – ĐH Quốc gia Hà Nội từ năm 2008 với tấm bằng loại giỏi, lại là con thương binh, Nguyễn Thị Hương (TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình) có nhiều lợi thế được cộng điểm và ưu tiên xét tuyển thi công chức ngành giáo dục. Tuy nhiên, tốt nghiệp đã 4 năm, từng ứng thí 3 lần thi công chức, Hương vẫn chưa thể hiện thực hóa ước mơ được trở thành giáo viên của mình, đành chấp nhận làm gia sư kiếm sống.
Trong thời gian chờ đợi, muốn nâng cao trình độ, Hương học lên thạc sĩ, nhưng đến một số trường dân lập – khi “khoe” ra điều này, Hương lại bị từ chối thẳng thừng vì nếu còn đi học thì làm sao có đủ thời gian đầu tư cho giảng dạy.
Không bị bó hẹp trong khuôn khổ “công chức” như Hương, nhưng hơn 1 năm sau khi tốt nghiệp ngành kế toán – ĐH Thương mại Hà Nội đến nay, Phạm Thị Hải Luyến (Tam Nông, Phú Thọ) vẫn chưa thể thoát được quân số của đội quân thất nghiệp.
Video đang HOT
Luyến cho biết: Sinh viên mới ra trường như chúng em rất khó xin việc, bởi các nhà tuyển dụng thường đòi hỏi kinh nghiệm 1-2 năm. Nhưng nếu không nơi nào tuyển chúng em vào làm việc thì lấy đâu ra kinh nghiệm. Phần lớn các bạn cùng lớp em cũng vậy – chỉ có 3/10 bạn tìm được việc làm, còn lại là thất nghiệp hoặc phải làm những việc tạm thời, thu nhập rất ít.
Luyến cho biết thêm, ngoài Luyến, cha mẹ cô hiện vẫn phải nuôi một em trai cũng vừa tốt nghiệp đại học nhưng chưa có việc làm và một em gái là sinh viên năm thứ hai nên đời sống gia đình rất khó khăn.
Nhu cầu tuyển dụng: Chỉ 3/58 ngành có tăng trưởng
Theo Vietnamworks – nhà cung cấp các dịch vụ tuyển dụng trực tuyến tại VN – ghi nhận qua số liệu 10 tháng đầu năm 2012 cho thấy, nhu cầu nhân lực trực tuyến sụt giảm mạnh (so với cùng kỳ năm ngoái đã giảm 14%). Điều này không nằm ngoài chu kỳ chung của các năm – từ quý IV trở đi – nhu cầu nhân lực trực tuyến sẽ giảm cho đến cuối năm.
Thống kê của Vietnamworks, trong 10 tháng đầu năm, 55/58 ngành có chỉ số nhu cầu nhân lực trực tuyến tăng trưởng âm. 3 ngành đứng đầu về mức độ giảm nhu cầu nhiều nhất là bất động sản giảm 60%, ngành kế toán kiểm toán giảm 55%, ngành xây dựng giảm 49%. 3/58 ngành hiếm hoi có mức tăng trưởng về nhu cầu nhân lực trực tuyến là dược phẩm/công nghệ sinh học, IT- phần mềm và công việc dành cho người nước ngoài.
Sự sụt giảm về nhu cầu nhân lực trong bối cảnh quân số thất nghiệp gia tăng khiến người tìm việc ngày càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận việc làm mới, còn nhà tuyển dụng có cơ hội lựa chọn kỹ càng hơn. Điều này có thể thấy rõ qua các phiên giao dịch việc làm (GDVL) được tổ chức định kỳ của các trung tâm giới thiệu việc làm (GTVL) trong cả nước.
Tại Hà Nội, theo tổng hợp của Trung tâm GTVL Hà Nội, trong số 264 doanh nghiệp đã tham gia phiên GDVL trong tháng 10, tổng số lao động được tuyển dụng chỉ chiếm 26,06% trên tổng chỉ tiêu tuyển. Gần đây nhất, tại phiên GDVL ngày 29.11, trong khoảng 1.000 người tham gia phiên GDVL, chỉ có 176/863 LĐ đã qua phỏng vấn được tuyển dụng (chiếm khoảng 20%).
Còn tại TP.Hồ Chí Minh, phiên GDVL lần thứ 19 (tổ chức ngày 3.12), có tới 2.189 lượt người đến đăng ký tìm việc, trong đó, số người được dự tuyển phỏng vấn 1.187 người và số người được thông báo nhận việc là 467 người (khoảng 39%). Dự báo, từ nay đến cuối năm, thị trường lao động tiếp tục ảm đạm, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tiếp tục giảm mạnh.
Theo laodong
Việt Nam còn thiếu nhân lực cho nhà máy điện hạt nhân
Phối cảnh nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, dự kiến khởi công vào năm 2014.
Việt Nam đã đáp ứng khá tốt một số tiêu chí của thế giới về cơ sở hạ tầng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, song vẫn cần hoàn thiện thêm nhiều tiêu chí như nhân lực, hành lang pháp lý.
Thông tin được ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Năng lượng nguyên tử Việt Nam cho biết tại buổi làm việc giữa Đoàn công tác thứ hai của Cơ quan Năng lượng nguyên tử thế giới (IAEA) và chuyên gia Việt Nam để đánh giá cơ sở điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam. Đoàn công tác làm việc tại Việt Nam từ ngày 4- 14/12.
Cụ thể, ông Tuấn cho biết, trong báo cáo mà tổ công tác chuẩn bị để gửi IAEA về hiện trạng cơ sở hạ tầng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam, một số tiêu chí đánh giá cơ sở hạ tầng đạt được khá tốt, như sự cam kết của Việt Nam về mọi mặt cho điện hạt nhân, sự ủng hộ của công chúng, đồng thuận của nhân dân, đảm bảo những yêu cầu về thanh sát hạt nhân của IAEA...
Tuy nhiên còn một số vấn đề dù đã làm tốt nhưng so với yêu cầu của IAEA vẫn chưa đầy đủ, như số lượng các cán bộ có chuyên môn. Theo ông Tuấn, về vấn đề nhân lực, không thể ngày một ngày hai đáp ứng ngay được mà cần có thời gian. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần nhiều hơn những văn bản pháp quy đặc biệt đối với những công nghệ có thể sẽ nhập cho nhà máy điện hạt nhân sau này.
Theo kế hoạch, sang năm 2013, toàn bộ hồ sơ về địa điểm sẽ được hoàn thành để trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét, sau đó trình Thủ tướng phê duyệt.
Quá trình đánh giá khảo sát địa điểm đã được tiến hành cách đây hơn 1 năm theo hàng loạt tiêu chí và các vấn đề liên quan đến xây dựng của IAEA. Công tác này được tập đoàn Điện lực Việt Nam tiến hành khảo sát cùng các chuyên gia của Nhật Bản và Nga.
Theo IAEA, quá trình phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân được chia thành 3 giai đoạn với tổng thời gian 10-15 năm, tính từ lúc quốc gia đó bắt đầu quyết định lựa chọn năng lượng hạt nhân đến khi đưa nhà máy điện hạt nhân đầu tiên vào vận hành thương mại.
Giai đoạn 1: Xem xét trước khi quyết định chương trình điện hạt nhân, gọi là giai đoạn tiền dự án và kết thúc khi quốc gia đó cam kết thực hiện chương trình điện hạt nhân.
Giai đoạn 2: Chuẩn bị mọi mặt cho xây dựng nhà máy điện hạt nhân, nghiên cứu khả thi cho tới khi sẵn sàng mời thầu và khởi công xây dựng nhà máy.
Giai đoạn 3: gồm các hoạt động triển khai xây dựng nhà máy và kết thúc khi nhà máy điện hạt nhân đầu tiên sẵn sàng đưa vào vận hành thương mại.
Theo tiêu chí của IAEA, hiện Việt Nam đang ở giai đoạn 2 của quá trình phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân. Đây là giai đoạn rất quan trọng với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt đối với các quốc gia mới bắt đầu chương trình điện hạt nhân như Việt Nam... Bên cạnh đó, chương trình điện hạt nhân đòi hỏi rất cao về an toàn, an ninh và chất lượng nguồn nhân lực.
Từ kết quả làm việc, Đoàn công tác IAEA sẽ đưa ra kết luận và khuyến cáo Chính phủ và các cơ quan liên quan của Việt Nam về những vấn đề cơ sở hạ tầng điện hạt nhân cần phát triển tiếp theo để đạt được các yêu cầu của giai đoạn 2 và sẵn sàng hồ sơ mời thầu nhà máy điện hạt nhân đầu tiên.
Có 19 vấn đề về phát triển cơ sở hạ tầng hạt nhân theo tiêu chí đánh giá của IAEA, gồm: vị trí quốc gia; ngân sách và tài chính; địa điểm, các cơ sở hỗ trợ; bảo vệ môi trường; lập kế hoạch ứng phó sự cố; an toàn hạt nhân; an toàn bức xạ; lưới điện; sự tham gia của các ngành công nghiệp; mua sắm thiết bị; quản lý; khuôn khổ pháp lý; sự tham gia của các bên liên quan; hệ thống pháp quy; an ninh và bảo vệ thực thể; thanh sát; nguồn nhân lực; chu trình nhiên liệu hạt nhân; chất thải phóng xạ.
Theo 24h
Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp giảm Ngày 4.12, Trung tâm Giới thiệu việc làm TPHCM tổ chức phiên giao dịch việc làm lần thứ 19. Tại phiên giao dịch, ông Nguyễn Cao Thắng - Phó Giám đốc trung tâm - nhận định: "Nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp (DN) giảm". Theo ông Thắng, nguyên nhân của tình trạng này là do ảnh hưởng của suy...