Thị trường IoT công nghiệp toàn cầu ước đạt 263,4 tỷ USD vào 2027
Theo một báo cáo của Research And Markets cho biết, thị trường IoT trong công nghiệp (IIoT) toàn cầu dự kiến sẽ đạt 263,4 tỷ USD vào năm 2027, tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 16,7% trong giai đoạn 2019-2027.
Research and Markets, trang mạng chuyên cung cấp thông tin tư liệu và nghiên cứu thị trường toàn cầu nhận định, thị trường này chủ yếu được thúc đẩy bởi các yếu tố như hỗ trợ rộng rãi của chính phủ trong việc khuyến khích số hóa trong lĩnh vực công nghiệp, sự gia tăng trong việc áp dụng các thiết bị IIoT và sự kết hợp ngày càng tăng của các nền tảng điện toán đám mây. Việc sử dụng IIoT để bảo trì dự đoán và số lượng trung tâm dữ liệu ngày càng tăng mang lại cơ hội đáng kể cho các nhà cung cấp IIoT trên toàn cầu.
Phân khúc IIoT được cho là chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường IoT vào năm 2020, chủ yếu là do việc áp dụng ngày càng nhiều các hệ thống điều khiển và tự động hóa công nghiệp hỗ trợ IoT.
Báo cáo cho biết thêm: “Nhu cầu ngày càng tăng về giao tiếp thời gian thực, tuân thủ các tiêu chuẩn an ninh mạng và thu hút các thiết bị IoT vào nền tảng dựa trên đám mây để thực hiện phân tích hoạt động giữa các tổ chức đang thúc đẩy sự phát triển của IIoT. Hơn nữa, IIoT cũng được cho là có tốc độ tăng trưởng nhanh trong giai đoạn dự báo do đầu tư ngày càng tăng và nhu cầu về các giải pháp IIoT tùy chỉnh của các ngành công nghiệp”.
Dựa trên ứng dụng, phân khúc robot thông minh sẽ chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng trong giai đoạn dự báo. Điều này là do sự gia tăng nhanh chóng của tự động hóa công nghiệp trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Bên cạnh đó, việc thiếu kỹ năng và giảm số lượng nhân viên do đại dịch Covid-19 đã buộc các ngành và tổ chức phải thay đổi chiến lược hiện tại và giảm bớt sự phụ thuộc. Do đó, sự đầu tư đáng kể cho robot thông minh và thiết bị IoT đang tăng lên, dự kiến sẽ thúc đẩy ứng dụng robot thông minh với tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong năm tới.
Video đang HOT
Dựa trên ngành dọc, phân khúc sản xuất được ước tính sẽ chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường IIoT trong năm 2020. Mảng chăm sóc sức khỏe dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR nhanh nhất trong giai đoạn dự báo. Nhu cầu ngày càng tăng đối với các cơ sở chăm sóc sức khỏe dựa trên giá trị và việc áp dụng các công nghệ mới hơn trong ngành chăm sóc sức khỏe đang thúc đẩy thị trường IIoT trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Sự gia tăng của các thiết bị thông minh để theo dõi sức khỏe và các vấn đề liên quan đến sức khỏe đang làm gia tăng việc áp dụng công nghệ IoT trong lĩnh vực này.
Về mặt địa lý, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được ước tính chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường IIoT trong năm 2020, khu vực này cũng được dự báo sẽ chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng trong giai đoạn dự báo do tác động từ các yếu tố như sáng kiến hữu ích của chính phủ các nước; các khoản đầu tư của các công ty IIoT lớn và việc áp dụng tự động hóa và các công nghệ tiên tiến trên diện rộng trong một loạt các ngành công nghiệp ở Trung Quốc và Nhật Bản để chống lại chi phí lao động tăng cao.
Thăng hạng chuyển đổi số - Nỗ lực không nhỏ trên con đường dài
Từ nhóm nước khởi động, Việt Nam đã vươn lên có mặt trong nhóm nước đang triển khai số hóa.
Báo cáo Chỉ số Kết nối Toàn cầu (GCI 2020) cho biết, Việt Nam hiện đứng thứ 55 về chuyển đổi số với 41 điểm, qua đó, từ nhóm nước khởi động, Việt Nam đã vươn lên có mặt trong nhóm nước đang triển khai số hóa. Các quốc gia được đánh giá, bao gồm 79 nước đại diện cho 95% tổng GDP chung của thế giới và 84% dân số toàn thế giới.
Một số quốc gia đã được chuyển lên nhóm nước đang triển khai số hóa từ nhóm nước mới khởi động cho quá trình chuyển đổi số, bao gồm Việt Nam và Peru. Điểm GCI của những nước này tăng tới 17% và vẫn đang cố gắng nâng GDP lên mức cao hơn so với những quốc gia cùng nhóm".Điều này được lý giải bởi sự tiến bộ đáng kể của nhóm quốc gia khởi động trong phạm vi phủ sóng băng thông rộng. Mức độ thâm nhập băng thông rộng di động ở những quốc gia nói trên tăng gấp 2,5 lần so với năm 2015, thậm chí một số quốc gia gần đạt 100%. Thêm nữa, giá cả dịch vụ băng thông rộng di động đã giảm 25% trong 5 năm và dần trở nên hợp lý hơn.
Cần hoàn thiện khung pháp lý cho chuyển đổi số
Năm 2020 là năm khởi động chuyển đổi số quốc gia. Cuộc dịch chuyển này sẽ diễn ra với tốc độ nhanh, tạo ra tác động lớn hơn bao giờ hết trên cả 3 trụ cột là chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, trong đó, việc chủ động của các cơ quan nhà nước có ý nghĩa quan trọng trong thúc đẩy công tác này
Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749 phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030". Với chương trình chuyển đổi số quốc gia này, Việt Nam là một trong những nước tiên phong trên thế giới và đi đầu ở Đông Nam Á có một chương trình chuyên đề về chuyển đổi số. Nhiều bộ ngành cũng đã thành lập các ban chỉ đạo chuyển đổi số làm đầu mối cho ngành, lĩnh vực của mình. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, để thúc đẩy kinh tế số, Việt Nam rất cần xây dựng một luật về bảo vệ dữ liệu quyền riêng tư, hạ tầng để phát triển kinh tế dữ liệu tại Việt Nam.
Hiện tại, các nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn nằm trong dự án của các bộ, ngành riêng biệt. Cuối cùng, cơ quan quản lý cần tạo ra một nền tảng để các bên có thể chia sẻ, trao đổi dữ liệu vì việc này không doanh nghiệp nào có thể tự làm được.
Hỗ trợ chuyển đổi số doanh nghiệp vừa và nhỏ
Khoảng 50.000 doanh nghiệp sẽ được tư vấn, tiếp cận những nền tảng số phù hợp với nhu cầu. Đây là mục tiêu của Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức khởi động. Từ những hỗ trợ ban đầu, các doanh nghiệp sẽ từng bước thay đổi nhận thức, có động lực lớn hơn trong việc ứng dụng công nghệ số, thay đổi mô hình kinh doanh và tham gia mạnh mẽ vào nền kinh tế số.
Chương trình sẽ cung cấp các thông tin, giải pháp chuyển đổi số, các doanh nghiệp có thể tìm hiểu và lựa chọn các nền tảng số cần dùng để đăng ký triển khai sử dụng kèm theo nhiều ưu đãi. Bên cạnh việc cung cấp công cụ, chương trình cũng sẽ giúp nâng cao nhận thức, tập huấn nghiệp vụ cho các doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Tử Quảng, Chủ tịch Tập đoàn công nghệ BKAV, nhận định: "Nhiều doanh nghiệp chưa phân biệt đâu là quá trình chuyển đổi số và quá trình tin học hóa như truyền thống. Theo chương trình này họ sẽ được tiếp cận nhiều hơn và hiểu thế nào là chuyển đổi số. Đây là lúc để các doanh nghiệp cùng tham gia bởi vì chúng ta có những nền tảng có sẵn và chúng ta có thể tiếp cận được chúng rất là đơn giản".
Đến năm 2024, chuyển đổi số được nhận định là sẽ giúp GDP Việt Nam tăng thêm khoảng 30 tỷ USD.
Khó khăn chung của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là không có đầu ra cho sản phẩm khi thị trường truyền thống bị thu hẹp, tốn nhiều chi phí duy trì hoạt động. Việc chuyển đổi lên môi trường số là nhu cầu cấp thiết. Nền tảng số chính là chìa khóa để giải bài toán chuyển đổi số.
Ông Cao Hoàng Anh, Phó TGĐ Công ty CP Đầu tư thương mại và Phát triển công nghệ FSI, cho biết: "Định hướng thứ nhất là phải theo ngành, thứ hai là theo nền tảng công nghệ nào phù hợp với Việt Nam chứ không phải chúng ta mang những nền tảng rất lớn của nước ngoài về rồi cuối cùng USD chảy ra nước ngoài mà chúng ta lại gặp khó khăn về giải pháp".
Đến năm 2024, chuyển đổi số được nhận định là sẽ giúp GDP Việt Nam tăng thêm khoảng 30 tỷ USD. Doanh nghiệp chuyển đổi số có năng suất cao gấp đôi các doanh nghiệp chưa chuyển đổi số. Những hỗ trợ ban đầu sẽ là cú huỳnh đẩy doanh nghiêp tiến nhanh hơn trong tiến trình này.
Sức chống chịu tốt hơn, sức bật cũng tốt hơn cho nền kinh tế và toàn bộ xã hội khi thực hiện chuyển đổi số. Song đây cũng là công việc của nhiều bên để tạo thành động lực chung. Từ các công việc xây dựng chính sách của nhà nước tới những nỗ lực của doanh nghiệp, người dân đều cần sẵn sàng để thực hiện một định hướng quan trọng cho đất nước.
Nhận diện khuôn mặt, sinh trắc học tăng bảo mật trong giao dịch ngân hàng Có thể rút tiền mặt mà không cần thẻ tại ATM, có thể thực hiện giao dịch rút tiền, gửi tiền... thông qua sử dụng khuôn mặt của mình, vân tay của mình đã được định danh. Đây là những giải pháp mới tăng hiệu quả và bảo mật mà các ngân hàng đang đẩy mạnh triển khai tại Việt Nam. Trước đây,...