Thị trường game console Nhật Bản bị sụt giảm mạnh
Trong năm 2013, thị trường game mobile Nhật Bản đã chạm ngưỡng 5,1 tỷ USD, trong đó thì riêng game smartphone đã đem lại 3,5 tỷ USD và có được mức tăng trưởng thần tốc. Giới chuyên môn chia sẻ rằng, hiện nay thị trường game mobile Nhật Bản đang rất thịnh vượng và lớn mạnh hơn cả thị trường game console, vốn được coi là niềm tự hào của xứ mặt trời mọc trong nhiều năm qua.
Dựa theo số liệu từ bản báo cáo mới của tổ chức Computer Entertainment Supplier’s Association (tên viết tắt: CESA) tại Nhật Bản cho thấy, thị trường game console Nhật Bản đã sụt giảm 15,7% trong năm ngoái.
Nhà phân tích Serkan Toto cho biết, thị trường ngành game console (bao gồm cả phần cứng và phần mềm cộng lại) ở Nhật Bản trong năm 2013 đã đạt 4 tỷ USD, giảm mạnh so với con số 4,8 tỷ USD trong năm 2012. Doanh thu phầ cứng console trong năm 2013 cũng chỉ đạt 1,5 tỷ USD so với 1,9 tỷ USD trong năm trước đó.
Ảnh minh họa
Ngược lại, người tiêu dùng Nhật Bản đang tiếp tục dành tình cảm cho game mobile. Trong năm 2013, thị trường game mobile Nhật Bản đã chạm ngưỡng 5,1 tỷ USD, trong đó thì riêng game smartphone đã đem lại 3,5 tỷ USD và có được mức tăng trưởng thần tốc. Giới chuyên môn chia sẻ rằng, hiện nay thị trường game mobile Nhật Bản đang rất thịnh vượng và lớn mạnh hơn cả thị trường game console, vốn được coi là niềm tự hào của xứ mặt trời mọc trong nhiều năm qua.
Theo các con số thống kê bởi CESA, hệ thống Nintendo DS đang thống trị thị trường game console Nhật Bản với tỷ lệ 46,7% trong năm 2013, xếp thứ hai là PlayStation 3 với 21,8%, trong khi đó thì PS Vita cũng đã đạt 11,7%. Dự tính, trong năm 2014 thì thị trường game console Nhật Bản sẽ khá khẩm hơn khi PlayStation 4 đã được bán rộng rãi từ hồi tháng 2 năm nay và Microsoft cũng định tung ra Xbox One vào khoảng tháng 9 tới.
Video đang HOT
Theo VNE
Phân tích nguyên nhân khiến ngành game Nhật Bản suy tàn
Ngành game Nhật Bản hiện nay có thể dùng một cụm từ để hình dung đó chính là "sắp rơi rụng". Vậy nguyên nhân do đâu? Hãy cùng GOSU phân tích những nguyên nhân chính khiến ngành game Nhật bỗng chốc trở nên suy thoái như vậy.
Thực trạng nghành game Nhật hiện nay
Trước đây, ngành game Nhật đã từng bước lên "đài vinh quang" với sự hưng thịnh. Nhưng từ khi bắt đầu PS3, game truyền thống của Nhật đã bắt đầu theo hướng suy tàn, thay vào đó là những kiệt tác game châu Âu như Call of Duty và Grand Theft Auto. Rõ ràng, ngành game Nhật Bản dường như đã hoàn thành sứ mệnh của mình, game Âu Mỹ đã bắt đầu trỗi dậy.
Shinji Mikami - Cha đẻ của Resident Evil trong đợt phỏng vấn gần đây, ông đã bày tỏ rõ quan điểm rằngngành game Nhật Bản "đã chết". Trên thực tế, những gì mà bản thân ông trải qua cũng đã minh chứng cho quan điểm này. Năm 2010, Shinji Mikami đã rời bỏ CAPCOM - nhà sản xuất game thương hiệu lớn, sáng lập studio game riêng cho mình. Ông cho hay, ngành game xu hướng chủ đạo của Nhật cũng giống như gốc đại thụ đã bắt đầu khô héo, dù chưa sụp đổ hoàn toàn, nhưng cũng chỉ là đang đứng một cách miễn cưỡng.
Nguyên nhân chính khiến game Nhật suy tàn
Thiết bị phần cứng yếu kém. Nhà phát triển game James Mielke bày tỏ, nguyên nhân khiến ngành game Nhật Bản sụp đổ vô cùng phức tạp, nhưng nguyên nhân cốt lõi nhất xuất phát từ thiết bị phần cứng. Chẳng hạn như công ty Sega, dù đã từng tung ra máy chơi game có thể nói là mạnh nhất. Nhưng đặc thù kết cấu thiết bị phần cứng dẫn đến những khó khăn cho việc phát triển game. Không thể nhận được sự hỗ trợ của đông đảo các nhà sản xuất game. Tất cả những điều này kết thúc sau khi Microsoft tung ra Xbox. Xbox đã sử dụng kết cấu PC thông dụng, nhà sản xuất game phương Tây rất quen thuộc với loại kết cấu này, có thể dễ dàng phát phát triển máy chơi game/ game PC xuyên cổng web.
So sánh các máy chơi game Nhật Bản cùng thời kỳ, PS2, PS3 của Sony đều sử dụng kết cấu phần cứng vô cùng đặc biệt, dẫn đến khó khăn trong việc phát triển, giá thành lại quá cao.
Sự thay đổi các loại hình game và sự trỗi dậy của các tựa game độc lập. Cũng trong lúc này, điều không thể bỏ qua đó chính là sức mua của người chơi Nhật Bản giảm sút rất nhiều. Về cơ bản, người chơi Nhật sẵn sàng hơn để mua các loại máy chơi game rẻ tiền hơn như DS và Wii của Nintendo. Bên cạnh đó có sự xuất hiện của rất nhiều game sáng tạo hơn, tình trạng này đã dẫn đến doanh số bán hàng của các "kiệt tác truyền thống" ngày càng ế ẩm và ảm đạm.
Thị trường game thế giới đang trở mình, các thể loại game nổi tiếng như FPS (Game bắn súng góc nhìn thứ nhất), ACT (Game hành động) và Sandbox (như GTA) dần đã trở nên thịnh hành, không ngừng sáng tạo kỷ lục tiêu thụ trong thị trường thế giới. Trái lại, RPG dạng Hollywood blockbuster của Final Fantasy, thì lượng tiêu thụ không ngừng giảm mạnh.
Bậc lãnh đạo ngành game Nhật cũng phát sinh nhiều biến cố. Còn các nhà sản xuất game Âu Mỹ như UBI, EA, Activision thì không ngừng cố gắng vươn lên và sáng lập ra thương hiệu game cấp thế giới, như Call Of Duty, Assassin's Creed...Những kiệt tác xuyên cổng web này đã dần thôn tính thị trường game Nhật.
Thêm vào đó là các tựa game độc lập phong phú, giá thành phát triển thấp, hình thức game mới mẻ thú vị, giá cả cũng cực kỳ rẻ, đã được sự chào đón của đông đảo người chơi nạp thẻ.
Một nguyên nhân khác nữa tạo nên tình hình này còn xuất phát từ hình thức web download. Người chơi Nhật thường thích PC game hơn, cũng rất ít sử dụng dịch vụ game internet. Mọi người thích đến Akihabar để mua đĩa hơn, chứ không phải ở nhà trả phí download game. Thói quen mua này đã tạo nên khó khăn trong việc mở rộng thị trường game độc lập ở Nhật Bản.
Sự thất thoát các nhà phát triển game nổi tiếng. Ai ai cũng biết, ở một số phương diện nào đó thì Nhật Bản là một quốc gia cực kỳ truyền thống. Chẳng hạn như chế độ công ty, thông thường là ký hợp đồng trọn đời, phân biệt đối xử, môi trường này đã tạo nên khó khăn nhất định trong việc sáng tạo. Vì thế chúng ta thấy ngày càng có nhiều nhà phát triển game nổi tiếng rời bỏ các công ty lớn để bắt đầu ở một công ty khác, chẳng hạn như Keiji Inafune, Hironobu Sakaguchi...Đối tác mới mà họ lựa chọn thường là Microsoft, chứ không phải là các nhà sản xuất Nhật Bản.
Môi trường của ngành game Nhật Bản không còn phù hợp với các nhà phát triển nổi tiếng nữa, vì họ khát khao có được không gian sáng tạo tự do hơn, độc lập hơn.
Một số thay đổi của ngành game Nhật Bản
Đương nhiên, chúng ta tin rằng các ông trùm game Nhật Bản cũng đã ít nhiều ý thức được vấn đề này. Thế nên trên máy chơi game PS4 mới nhất của Sony, chúng ta cũng đã thấy được nhiều sự thay đổi. Chẳng hạn như cổng PSN xuất sắc vượt trội, lôi kéo các nhà phát triển game độc lập gia nhập. Cơ chế chia sẻ clip game, những thứ này đều thay đổi nhằm vào thị trường Âu Mỹ thậm chí là thị trường trên toàn thế giới. PS4 không còn là máy chơi game của riêng Nhật Bản nữa, mà mục tiêu của nó là rải trên khắp thế giới.
Xuất phát từ cấp độ hạ tầng mà nói, ngành game Nhật lũng đoạn do các công ty phần mềm game, cấu trúc văn hóa dẫn đến cách thức kinh doanh trong một thời gian ngắn không thể thay đổi triệt để được. Nên giai đoạn khó khăn trong việc sáng tác của các nhà phát triển cũng vẫn đang tồn tại. Đương nhiên, việc các nhà phát triển nổi tiếng tách ra độc lập ngày càng nhiều có thể là một hiện tượng tốt. Dù cho không thể ngay lúc bắt đầu đã cho tung ra tác phẩm xuất sắc do có liên quan đến nguồn tài nguyên, nguồn vốn, nhưng nó cũng cũng đã có ảnh hưởng tích cực đối với toàn bộ ngành game.
Theo VNE
Nhìn lại chặng đường phát triển của sự kiện Chinajoy Hiện nay, nội dung của triển lãm ChinaJoy bao gồm rất nhiều phương diện từ game online, game console, webgame, game mobile và nhiều dạng phần cứng giải trí kỹ thuật số khác. Nói đến những sự kiện game lớn trên thế giới, đặc biệt là tập trung chính cho lĩnh vực game online thì chúng ta không thể không kể tới China...