Thị trường điện thoại thông minh tụt dốc không phanh vì dịch Covid-19
Các số liệu thống kê mới công bố cho thấy, dịch Covid-19 đã khiến thị trường điện thoại di động chứng kiến mức suy giảm tồi tệ nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Doanh số suy giảm nghiêm trọng buộc các nhà sản xuất phải cắt giảm sản lượng trong giai đoạn tới.
Cụ thể, cả hai hãng nghiên cứu thị trường là Counterpoint Research và Canalys đều cho biết, số điện thoại mới tới tay người tiêu dùng trong quý I-2020 chỉ đạt 295 triệu máy, giảm 13% so với con số 341 triệu máy của cùng kỳ năm 2019. Trong đó, sức bán tại thị trường Trung Quốc tụt giảm nặng nề nhất, với doanh số giảm tới 27%. Đây là lần đầu tiên doanh số điện thoại di động toàn cầu tụt xuống dưới 300 triệu chiếc/quý kể từ năm 2014.
Hồi tháng 2-2020, khi dịch Covid-19 hoành hành ở Trung Quốc, các nhà sản xuất lo lắng về việc làm thế nào để duy trì sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu điện thoại thông minh cho thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, bước sang tháng 3, mặc dù việc sản xuất đã được khôi phục trở lại, nhưng một nửa thế giới vẫn đang sống trong hoàn cảnh cách ly, khiến doanh số giảm thảm hại.
Các nhà phân tích tại Counterpoint cho rằng, nhìn từ góc độ người tiêu dùng, trừ khi cần phải thay thế do hỏng hóc, việc mua một chiếc điện thoại di động mới vào lúc này được coi là không cần thiết. Trong giai đoạn khó khăn hiện nay, mọi người thường có xu hướng hạn chế những khoản chi quá lớn, đồng nghĩa chu kỳ nâng cấp điện thoại sẽ kéo dài hơn.
Về thị phần, mặc dù Samsung, Huawei, Apple vẫn xếp đầu bảng (với thị phần lần lượt là 20%, 17% và 14%), nhưng đều chứng kiến số máy bán ra trong quý đầu năm 2020 giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, Samsung chứng kiến mức sụt giảm lên tới 13 triệu chiếc, khiến thị phần của hãng giảm 1%. Do doanh số iPhone chỉ mất 2 triệu chiếc, nên thị phần của Apple lại tăng 2%.
Từ cuối năm 2020, Apple sẽ khai thác các dây chuyền sản xuất tại Việt Nam thông qua đối tác Pegatron.
Việc các ông lớn suy giảm thị phần cùng với những khó khăn về kinh tế khiến các hãng điện thoại Trung Quốc có cơ hội trỗi dậy. Trong đó, Xiaomi gây ấn tượng khi chiếm giữ vị trí thứ tư với kỷ lục lần đầu tiên chạm mốc 10% thị phần. Các vị trí tiếp theo trong bảng xếp hạng cũng đều là những cái tên đến từ quốc gia đông dân nhất thế giới như Oppo (8%), Vivo (7%), Realme (2%), Lenovo (2%). Hãng điện thoại Hàn Quốc LG, với chỉ 2% thị phần, đành ngậm ngùi ở vị trí thứ 9 – thua xa “đồng hương” Samsung.
Các ý kiến đều dự đoán, những tác động thực sự của dịch Covid-19 đối với ngành điện thoại di động vẫn chưa rõ ràng trong quý đầu năm 2020. Hầu hết các công ty sản xuất đều đang “nín thở” chờ kết quả kinh doanh của quý II – được dự báo là sẽ tồi tệ hơn rất nhiều.
Nhìn lại Palm Pre: Tốt và đi trước thời đại chưa chắc đã là chìa khoá dẫn đến thành công
Palm được biết đến với việc phổ biến các thiết bị Trợ lý kỹ thuật số cá nhân (PDA), "tổ tiên" của điện thoại thông minh hiện đại.
Palm từng là một thế lực có tiếng trong lĩnh vực điện thoại di động, nhưng cuối cùng bị HP mua lại và sụp đổ. Palm được biết đến với việc phổ biến các thiết bị Trợ lý kỹ thuật số cá nhân (PDA), "tổ tiên" của điện thoại thông minh hiện đại. Và trước khi webOS là phần mềm trên TV LG, nó từng là hệ điều hành cảm ứng tốt nhất cho điện thoại thông minh.
Palm Pre và webOS ra mắt vào tháng 6 năm 2009 khi iOS và Android vẫn còn là hai hệ điều hành non trẻ. Chiếc điện thoại và hệ điều hành của nó đã giới thiệu các tính năng mà đến ngày nay vẫn còn được sử dụng, dù cho mọi người hiếm khi nhớ đến những người tiên phong.
Chiếc điện thoại hình viên sỏi khá nhỏ gọn và tiện dụng. Thay vì thiết kế chỉ thuần cảm ứng, Palm đã trang bị thêm một bàn phím QWERTY trượt ra đã có từ dòng Treo trước đó. Không có bàn phím ảo, việc gõ được thực hiện ngay trên bàn phím cứng.
Kết hợp với đó là màn hình cảm ứng 3.1 inch độ phân giải 320 x 480 pixel, được thiết kế để phục vụ đa nhiệm. Thậm chí vùng cảm ứng còn được trang bị tràn ra cả màn hình, đến phần viền bên dưới, đây là nơi hỗ trợ các cảm ứng điều hướng cử chỉ.
Hệ điều hành webOS hiển thị các ứng dụng đang chạy dưới dạng thẻ và cho phép bạn thao tác chúng. Vuốt sang trái hoặc phải để bắn chọn thẻ, vuốt lên để xoá. Nếu bạn kéo lên một khoảng ngắn, bạn sẽ có thể xem tổng quan các ứng dụng đang chạy.
Những cử chỉ này sẽ quen thuộc với người dùng iOS và Android hiện đại - phần dưới màn hình dưới dạng một khu vực cử chỉ. Vuốt lên để đóng một ứng dụng, sang một bên để chuyển sang một ứng dụng khác.
Khi sử dụng điện thoại theo chiều ngang, khu vực cử chỉ có thể được sử dụng để cuộn trang web hoặc tài liệu.
Về cơ bản, nếu bạn chạm vào khu vực cử chỉ bằng một ngón tay, bạn có thể sử dụng một ngón tay khác để truy cập các phím tắt: nhấn C để Sao chép, V để Dán, X để Cắt, A để chọn Tất cả. Vùng cử chỉ hoạt động giống như một loại phím Ctrl. Trên iOS và Android, cách duy nhất để sao copy và paste là nhấn giữ và chọn từ menu.
Thẻ ứng dụng còn có thiết kế bo tròn 4 góc, đây không phải là một sự trùng hợp vì màn hình của Palm có thiết kế góc cong, rất lâu trước khi điều này trở nên phổ biến.
Palm Pre có cửa hàng ứng dụng App Catalog, với chỉ khoảng 800 ứng dụng, tính đến những năm đầu máy ra mắt. Các ứng dụng này dựa trên công nghệ Web (do đó hệ điều hành mới có tên webOS). Chúng có thể được thay đổi kích thước dễ dàng hoặc tạm thời thu nhỏ để hiển thị thông báo đến. Có thể nói đây là điều rất tốt vào thời điểm đó, thậm chí đến hiện tại cũng không nhiều ứng dụng được như vậy.
Chính sự linh hoạt này đã cho phép webOS xuất hiện trên nhiều thiết bị có kích thước màn hình cực kỳ khác nhau - từ smartwatch đến TV (và thậm chí một số máy in HP).
Phần cứng của Pre trước không có gì nổi bật trong năm 2009 - CPU Cortex-A8 lõi đơn với 256 MB RAM không phải là nhiều. Tuy nhiên, theo đánh giá của trang GSMArena, như vậy đã đủ để điện thoại chạy từ 12-28 ứng dụng cùng một lúc, một con số khó tưởng với 256 MB RAM.
Cử chỉ điều hướng trên Palm Pre Plus - phiên bản nâng cấp RAM và dung lượng lưu trữ của Palm Pre.
Lưu ý rằng mặc dù ý tưởng giống nhau, nhưng trình chuyển đổi ứng dụng Android và iOS hiển thị các ứng dụng gần đây, trong khi đó webOS cho thấy các ứng dụng đang chạy. Điều này có nghĩa là Android và iOS có thể tạm dừng các ứng dụng nếu chúng cần giải phóng RAM (thực tế, đó là tất cả những gì iOS đã làm trước khi nó được đa nhiệm đúng cách) trong khi webOS hoạt động giống như PC của bạn.
Điện thoại này cũng đi tiên phong trong việc sạc không dây - công ty đã bán bộ sạc Touchstone tùy chọn với giá 70 USD, cho phép bạn sống cuộc sống không dây nhiều năm trước bất kỳ ai khác. Bộ sạc này thậm chí đã khắc phục một sự cố vẫn còn là vấn đề đối với các điện thoại khác hiện nay: căn chỉnh vị trí.
Touchstone có các nam châm mạnh giữ điện thoại tại chỗ (bộ sạc có thiết kế dốc, nghiêng màn hình về phía bạn, thay vì để điện thoại nằm thẳng). Những nam châm này cũng giúp hướng dẫn điện thoại đến đúng vị trí để sạc không dây hoạt động.
Thật không may, mặc dù các tính năng phần cứng và phần mềm đã có trước thời đại, Palm Pre đã thất bại trong việc thu hút người tiêu dùng. Và những người đã mua điện thoại đã sớm phải đối mặt với một số vấn đề. Từ thẩm mỹ (vỏ nhựa khá dễ nứt) đến nghiêm trọng hơn.
Cơ chế trượt luôn có tiếng là không bền và Palm Pre cũng không ngoại lệ. Nhiều người đã nói rằng cơ chế trên Pre trở nên lỏng lẻo và hai nửa thân máy sẽ rất lỏng khi điện thoại được mở.
Dù Palm Pre đã trở thành điện thoại bán chạy nhất của nhà mạng Sprint - đối tác độc quyền của Palm tại Mỹ - nhưng điều đó phản ánh sự phổ biến của nhà mạng hơn là khả năng thực sự của điện thoại.
Một thiết bị thương hiệu Palm mới ra mắt gần đây, nhưng nó không liên quan nhiều đến Pre ngoài thương hiệu. Nó được tạo ra bởi một startup được hỗ trợ bởi TCL, Palm Pre mà chúng ta từng biết coi như đã chết.
ryankog
Motorola One Fusion + sẽ ra mắt vào cuối quý 2 năm 2020 Motorola sẽ tiết lộ hai điện thoại thông minh mới vào cuối quý 2 năm 2020, đó là One Fusion và One Fusion plus . Thông tin này đến từ nhà rò rỉ đáng tin cậy Evan Blass, người này cũng tiết lộ rằng One Fusion có tên mã là Titan trong khi biến thể Plus có tên mã là Liberty. Blass đã...