Thị trường điện, khí đốt của châu Âu vẫn thận trọng
Khi châu Âu bước vào quý 4/2023 và chính thức bắt đầu mùa đông, các thị trường vẫn đứng trước nguy cơ liên tục kêu gọi người tiêu dùng tiếp tục thực hiện việc sử dụng khí đốt có trách nhiệm bất chấp mức lưu trữ cao.
Nhu cầu khí đốt vẫn giảm nhiều so với mức trước khủng hoảng nhưng bất kỳ sự gián đoạn nguồn cung mới nào hoặc mùa đông rất lạnh vẫn có thể gây ra nguy cơ thiếu hụt khí đốt.
Phản ứng của thị trường trong mùa hè này trước mối đe dọa đình công trong lĩnh vực LNG của Australia và thời gian bảo trì kéo dài đối với các tài sản của Na Uy là tín hiệu cho thấy mối lo ngại về nguồn cung vẫn tiếp tục.
Giá khí đốt vẫn nhảy múa do nguồn cung còn nhiều khó khăn. Ảnh: Internet.
Video đang HOT
Trong khi đó, lịch trình bảo trì dày đặc vào cuối mùa hè tại các mỏ khí đốt Na Uy đang sản xuất đã đẩy giá lên tương đối cao.
Ngoài ra, giá khí đốt cũng phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, một mùa đông lạnh giá có khả năng dẫn đến nhu cầu bổ sung trong khu vực dân cư và thương mại ở châu Âu lên tới 30 Bcm, theo ước tính từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế.
Ngoài vấn đề thời tiết, châu Âu vẫn sẽ cần LNG tiếp tục đến để bù đắp lượng khí đốt bị mất của Nga, mặc dù nhập khẩu có thể sẽ thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
S&P Global dự báo nhập khẩu LNG vào EU và Anh trong quý 4 đạt tổng cộng 36,6 Bcm, giảm 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Cạnh tranh về hàng hóa với châu Á cũng có thể gay gắt hơn, với giá LNG giao ngay tại lục địa này hiện ở mức cao hơn so với giá khí đốt chuẩn châu Âu.
“Lục địa già” đã triển khai cơ sở hạ tầng nhập khẩu LNG nổi mới kể từ khi chiến sự ở Ukraine nổ ra và nhiều cơ sở ở Đức và các kho cảng ở Pháp và Hy Lạp chuẩn bị sẵn sàng hoạt động vào cuối năm 2023.
Nhưng mức cầu tổng thể sẽ là yếu tố then chốt trong quý 4. S&P Global dự báo nhu cầu EU27 Vương quốc Anh đạt khoảng 118,3 Bcm trong quý, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù so với mức cơ sở rất thấp của năm 2022.
Cuối cùng, cuộc khủng hoảng khí đốt ở châu Âu vẫn phụ thuộc vào rất nhiều nguồn cung của Nga và động thái cắt giảm xuất khẩu của nước này – và vẫn còn khả năng lượng giao hàng sẽ giảm hơn nữa.
Khoảng 42 triệu m3 khí đốt/ngày của Nga vẫn được cung cấp cho châu Âu thông qua một điểm nhập khẩu ở biên giới với Ukraine tại Sudzha và bất kỳ sự leo thang nào trong chiến tranh vẫn có thể khiến hoạt động xuất khẩu đó bị gián đoạn.
Tuy nhiên, dòng chảy còn lại qua TurkStream vào Nam Âu – đạt mức cao kỷ lục trong tháng 8 – có khả năng tiếp tục trong quý 4, nhất là vì khối lượng đó chủ yếu được tiêu thụ ở Hungary và Serbia, cả hai đều giữ mối quan hệ tương đối chặt chẽ với Moscow.
Người đứng đầu cơ quan quản lý năng lượng của Đức, Klaus Muller, cho biết ngày 21 tháng 9 rằng Đức đã “chuẩn bị tốt hơn nhiều” cho mùa đông năm nay so với năm ngoái, nhưng cảnh báo quốc gia này không nên quá tự mãn.
IEA triệu tập cuộc họp thảo luận khẩn cấp về nguồn cung khí đốt tự nhiên
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày 10/2 thông báo triệu tập cuộc họp đặc biệt của các bộ trưởng năng lượng để thảo luận khẩn cấp về nguồn cung khí đốt tự nhiên.
Cơ sở lọc dầu của Tập đoàn Exxon-Mobil ở Port Jerome, Normandy, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Dự kiến cuộc họp sẽ diễn ra vào ngày 15/2 tới theo hình thức trực tuyến. Nếu diễn ra, đây sẽ là hội nghị đặc biệt cấp bộ trưởng đầu tiên IEA triệu tập trong những năm gần đây. IEA có nhiệm vụ cung cấp tư vấn chính sách cho các nước tiêu thụ năng lượng đồng thời giúp điều phối việc sử dụng các kho dự trữ dầu khẩn cấp của 31 quốc gia thành viên. Theo Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol, các biện pháp mà cơ quan này đưa ra sau khi xảy ra cuộc xung đột ở Ukraine đã góp phần giúp các quốc gia châu Âu ứng phó với tình hình trong bối cảnh Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt. Tuy nhiên, ông cho rằng cuộc xung đột Nga - Ukraine vẫn chưa kết thúc, do đó cần phải làm nhiều hơn nữa, đặc biệt là để sẵn sàng cho mùa Đông tới.
Ông Fatih Birol cho biết thêm IEA triệu tập cuộc họp này vì các nước thành viên và các đối tác khác cần tiếp tục thể hiện sự đoàn kết và thực hiện những bước đi cụ thể để đảm bảo an ninh nguồn cung. Dự kiến, cuộc họp sẽ có sự tham dự của bộ trưởng một số nước không phải là thành viên IEA và sẽ xem xét những tác động toàn cầu của việc cắt giảm nguồn cung khí đốt cho châu Âu.
Theo IEA, cuộc họp dự kiến sẽ xác định và thông qua các biện pháp cải thiện sự cân bằng giữa cung và cầu khí đốt, cũng như các hành động có thể hỗ trợ nhu cầu ngắn hạn của các quốc gia châu Âu mà không làm tổn hại các mục tiêu khí hậu dài hạn.
Cuộc xung đột ở Ukraine và nguồn cung khí đốt bị cắt giảm sau đó do các nước châu Âu áp đặt trừng phạt Nga đã khiến giá năng lượng tăng vọt. Khi các quốc gia châu Âu chuyển sang nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), giá mặt hàng này trên thế giới cũng tăng cao. Tuy nhiên, sau đó giá khí đốt đã giảm từ mức đỉnh ghi nhận năm ngoái do thời tiết tương đối ấm đã giúp các nước châu Âu vượt qua được mùa Đông và không lo ngại bị thiếu hoặc gián đoạn nguồn cung.
Nhìn lại cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu năm 2022 Đối với ngành năng lượng, năm 2022 sẽ được ghi nhớ là năm mà xung đột ở Ukraine đã tạo ra cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu chưa từng có. Công trình xây dựng trạm tiếp nhận khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) nổi của Đức tại cảng Wilhelmshaven, miền Tây Bắc nước này ngày 29/9. Ảnh: AFP/TTXVN Theo hãng tin Reutes,...