Thị trường đang cần gì ở tôm Việt?
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thời gian qua, cả doanh nghiệp và người dân nuôi tôm gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, thị trường xuất khẩu tôm đã có những chuyển biến tích cực, giá tôm nguyên liệu cũng dần tăng trở lại.
Tuy chưa được như kỳ vọng nhưng đây là những tín hiệu tốt giúp ngành dần ổn định trở lại và phát triển thời gian tới. Điều ngay bây giờ cần quan tâm đó chính là đảm bảo tôm đáp ứng các tiêu chí, nhu cầu các thị trường xuất khẩu trọng điểm như Mỹ, Nhật, TQ, EU…
Một vài thị trường đang hồi phục và đẩy mạnh nhập tôm trở lại nhưng xu hướng tiêu thụ tôm đã có những thay đổi, điển hình như việc chuộng tôm size vừa và nhỏ 15g-20g/con (tương đương từ 60-90con/kg), mức giá vừa phải và dễ tiêu thụ tại các thị trường bán lẻ, siêu thị…Còn với các size lớn tầm 30g-40g/con (tương đương 20-40con/kg) thì do ảnh hưởng dịch COVID-19 các nhà hàng, khách sạn đóng cửa, nhu cầu cho tôm lớn và giá cao hơn bắt đầu giảm. Trong khi đó, tại nước ta, tâm lý của người nuôi là thích nuôi tôm lớn vì bán được số ký nhiều.
Tuy nhiên, người nuôi cần cân nhắc vì tôm từ 60 con/kg nuôi đến 20 con/kg thì thời gian nuôi lâu hơn, tốn một lượng thức ăn rất lớn, tốn công chăm sóc mà lại sợ rủi ro; nếu giá đầu ra giữa 60 con và 20 con không chênh lệch nhiều thì không cần thiết nuôi đến kích cỡ lớn. Đồng thời, nếu nuôi size vừa và nhỏ thì người nuôi có thể thu hoạch nhiều vụ trong năm hơn do vòng quay sản xuất ngắn (60-80 ngày).
Khu sản xuất giống chất lượng cao Việt – Úc đạt chứng nhận ASC, BAP, Cơ sở an toàn dịch bệnh.
Video đang HOT
Đây là thời điểm mà chính quyền địa phương, doanh nghiệp đầu ngành cần có sự định hình lại thị trường phù hợp khi một số quy trình nuôi đang hướng đến tôm kích cỡ lớn, dẫn đến chi phí cao, lợi nhuận thấp. Do đó, người nuôi phải tính toán kỹ từ việc lựa chọn tôm giống đến quy trình nuôi, trong đó tôm giống chiếm>50% cho việc quyết định thành bại một vụ nuôi.
Từ sau Nghị định 04/2020 của Chính phủ về việc kiểm soát chặt chẽ và mạnh tay hơn với nguồn giống trôi nổi trên thị trường, thì hiện nay cả doanh nghiệp và bà con nuôi hướng đến việc sử dụng các thương hiệu tôm giống lớn, uy tín. Các thương hiệu lớn có sự đảm bảo về nguồn gốc, chất lượng con giống: xét nghiệm kỹ đảm bảo sạch bệnh 100%, tỷ lệ sống vượt trội, đồng thời cho số lượng mẫu nhiều, nuôi được mật độ dày, đáp ứng các kích cỡ theo nhu cầu thị trườn… qua đó góp phần giúp người nuôi tự tin hơn khi thả nuôi và có thể tính toán để đảm bảo nuôi với chi phí thấp.
Khu phức hợp sản xuất tôm CLC của Tập đoàn Việt – Úc đạt chuẩn Cơ sở an toàn dịch bệnh theo khuyến cáo của Tổ chức Thú Y Thế giới OIE.
Ngoài ra, người nuôi, doanh nghiệp cũng cần thường xuyên cập nhật một số bộ tiêu chuẩn gồm: tiêu chuẩn “cần phải có” (còn gọi là tiêu chuẩn “cứng”) là độ tin cậy của vệ sinh an toàn thực phẩm được bảo đảm; chất lượng được bảo đảm (dinh dưỡng, màu sắc, kích cỡ, mùi, vị ) và xu hướng “muốn có” (còn gọi tiêu chuẩn “mềm”) là đạo đức, môi trường và phúc lợi xã hội (cộng đồng, người lao động…); truy xuất nguồn gốc, phát triển bền vững, bảo vệ động vật…
Bên cạnh đó, các chứng nhận ASC, BAP, MSC, CoC… hiện nay cũng chính là cơ sở để đánh giá rõ ràng nhất về hoạt động, và một điều chắc chắn thị trường nào đều quan tâm đó là sản phẩm không dư lượng kháng sinh để đảm bảo không còn lô hàng bị trả về từ các thị trường nhập khẩu. Bên cạnh các tiêu chí trên thì do ảnh hưởng của dịch khiến xu hướng tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản thay đổi chuyển hướng sang chuộng các sản phẩm thủy sản đóng hộp, chế biến, sản phẩm đông lạnh, tiện dụng, dễ chế biến tại nhà hơn so với sử dụng thủy sản tươi sống….
Hướng nuôi tôm đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu.
Việt Nam hiện đang có lợi thế kiểm soát tốt tình hình dịch Covid-19, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh sau dịch. Trong khi đó các đối thủ là nguồn cung ứng tôm chính cho thế giới như Ấn Độ, Ecuador vẫn phải gồng mình chống chọi với đại dịch, mà chưa thể quay lại sản xuất kinh doanh, vì vậy đơn hàng sẽ chuyển sang Việt Nam nhiều hơn.
Đồng thời, Hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ giúp ngành tôm Việt cạnh tranh tốt hơn ở EU, cùng với đó là thuế xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ thấp cũng là một lợi thế cho xuất khẩu tôm sang thị trường này. Với những lợi thế này cùng với sự nắm bắt và đáp ứng đúng nhu cầu thị trường thì ngành tôm Việt Nam sẽ vươn mình mạnh mẽ và tăng tốc cho các tháng cuối năm để đạt đến mục tiêu 3.5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu tôm cho một năm 2020 nhiều khó khăn.
Thêm một tuần chất lượng không khí ở Hà Nội được cải thiện
Từ ngày 21 đến 28-6, chất lượng không khí trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) các khu vực duy trì ở mức tôt đến trung bình, không có ngày nào ở mức kém và dao động từ 22-96.
Cụ thể, tại khu vực Tân Mai và Tây Mỗ, có 100% số ngày chỉ số AQI ở mức tốt; Mỹ Đình có 6 ngày tốt, 1 ngày trung bình; Hoàn Kiếm và Kim Liên có 5 ngày tốt, 2 ngày trung bình; Phạm Văn Đồng có 2 ngày tốt, 5 ngày trung bình...
Riêng khu vực Hàng Đậu, do chịu tác động mạnh của phương tiện giao thông trong nội đô nên cả tuần duy trì ở mức trung bình. Chỉ số AQI cao nhất tại khu vực này trong tuần qua là 96.
Theo đánh giá của Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, chỉ số AQI tuần cuối tháng 6 được cải thiện tích cực nhất trong nhiều tháng qua và không ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân trên địa bàn.
Có được kết quả này, theo ông Mai Trọng Thái, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, ngoài tác động tích cực do thời tiết như: Gió phơn Tây Nam thổi mạnh đẩy các chất ô nhiễm, bụi mịn phát sinh hằng ngày lên cao, giúp không khí sát mặt đất lưu thông liên tục nên chất lượng không khí được cải thiện.
Ngoài ra, trong thời gian vừa qua, các sở, ngành, quận, huyện, thị xã cũng đã triển khai nhiều giải pháp hạn chế ô nhiễm không khí.
Cụ thể, Sở Xây dựng tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định về trật tự xây dựng, bảo đảm vệ sinh môi trường của các chủ đầu tư; chủ động phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn, lực lượng thanh tra giao thông đôn đốc chủ đầu tư và nhà thầu các công trình che chắn xe chở vật liệu xây dựng; xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm về vệ sinh môi trường...
Các công ty vệ sinh môi trường của thành phố triển khai kế hoạch tưới nước, rửa đường phố, nhằm giảm nhiệt và hạn chế bụi. Đặc biệt, các huyện, thị xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nên tình trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch trong vụ lúa xuân 2020 giảm đáng kể... nên ít tác động đến chất lượng không khí.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong tuần đầu tháng 7, xu hướng thời tiết ở Hà Nội duy trì trạng thái ngày nắng nóng gay gắt, chiều và tối có dông nên chất lượng không khí vẫn được cải thiện theo hướng tích cực.
Hà Nội: Công tác bảo vệ môi trường có nhiều chuyển biến tích cực Nhằm bảo vệ môi trường, TP Hà Nội đã đưa vào vận hành các nhà máy, trạm xử lý nước thải tập trung, cùng với đó tỷ lệ xử thu gom chất thải sinh hoạt đạt kết quả cao. Theo GĐ Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội Nguyễn Trọng Đông, từ năm 2015 đến nay, Sở đã tham mưu Thành ủy,...