Thị trường chứng khoán Việt Nam: Thận trọng và kỳ vọng
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã gần đi hết nửa chặng đường năm 2022 với nhiều biến động và sự kiện đáng nhớ; trong đó, dấu ấn đáng chú ý nhất đó là chủ trương quyết tâm thanh lọc thị trường.
Nhà đầu tư theo dõi thị trường tại sàn giao dịch BVSC. Ảnh tư liệu: Trần Việt/TTXVN
Hiện tại, thị trường đang trong giai đoạn khó khăn khi thanh khoản và điểm số đều suy giảm mạnh. Giới chuyên gia nhận định, trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thắt chặt chính sách tiền tệ, xung đột Nga – Ukraine kéo dài, chính sách “Không COVID” của Trung Quốc sẽ gián tiếp tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam.
Điểm nhấn thanh lọc thị trường
Trong nửa đầu năm 2022, hàng loạt chủ các doanh nghiệp lớn như: ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC, ông Đỗ Thành Nhân, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Louis Holdings, ông Lê Anh Dũng Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh… bị bắt để điều tra các hành vi vi phạm pháp luật trên thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp. Những vụ việc này đã cho thấy, quyết tâm làm trong sạch thị trường chứng khoán của Chính phủ.
Biện pháp sàng lọc thị trường chứng khoán mà Chính phủ đang thực hiện để thúc đẩy nâng hạng thị trường trong giai đoạn 2024-2025 đó là: yêu cầu công bố số liệu giao dịch tự doanh của các công ty chứng khoán; cảnh báo cổ phiếu “tăng sốc, giảm sâu”; thay đổi cách tính giá thanh toán cuối cùng đáo hạn hợp đồng tương lai VN30… được kỳ vọng sẽ hỗ trợ thị trường chứng khoán tăng thanh khoản và minh bạch thông tin.
Việc thanh lọc, chấn chỉnh thị trường chứng khoán từng bước ổn định và phát triển cũng được đánh giá là thiết thực, giải quyết nhiều “nút thắt” cố hữu và góp phần nâng tính bền vững của thị trường chứng khoán. Vài năm trở lại đây, thị trường chứng khoán đón nhận sự quan tâm của đông đảo người dân. Đây là những nhà đầu tư nhỏ lẻ, nhưng là bộ phận rất quan trọng đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán. Dù vậy, bộ phận nhà đầu tư này dễ chịu thua thiệt nhất khi thị trường chứng khoán bị thao túng, làm giá.
Theo số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), trong 5 tháng đầu năm, nhà đầu tư cá nhân đã mở mới gần 1,38 triệu tài khoản, gấp 2,5 lần cùng kỳ năm ngoái. Con số này gần bằng lượng mở mới cả năm 2021 (1,53 triệu tài khoản). Tính đến cuối tháng 5, tổng số lượng tài khoản chiếm khoảng 5,7% dân số.
Như vậy, mục tiêu 5% dân số đầu tư vào chứng khoán đến năm 2025 của Chính phủ đã được hoàn thành sớm 3 năm. Mốc tiếp theo của chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030 là 8%.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, thị trường chứng khoán phát triển tương đối tốt, số lượng tài khoản và thanh khoản bình quân thị trường tăng mạnh. Tuy nhiên trên thị trường cổ phiếu, chứng khoán phái sinh xuất hiện các hiện tượng thao túng giá, làm giá ngày càng tinh vi.
Nhiều mã chứng khoán được đẩy giá lên cao không gắn với tình hình hoạt động kinh doanh; nghĩa vụ công bố thông tin của một số doanh nghiệp đại chúng, công ty niêm yết, nhà đầu tư còn chưa đảm bảo chất lượng.
Hiện nay Bộ Tài chính đang nghiên cứu để sớm trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.
Video đang HOT
Theo đó, các cơ quan chức năng tập trung vào quản lý chặt chẽ việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, việc đầu tư của nhà đầu tư cá nhân; giám sát phương thức phân phối trái phiếu để tránh việc bán cho nhà đầu tư không đúng đối tượng; yêu cầu xếp hạng tín nhiệm; tăng cường trách nhiệm và có biện pháp quản lý giám sát các tổ chức trung gian.
Đồng thời, Bộ Tài chính đã có kế hoạch rà soát Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp để sớm trình Quốc hội sửa đổi các quy định về điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp, điều kiện về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, các biện pháp và chế tài xử phạt để tăng tính răn đe.
Đối diện khó khăn
Dù số tài khoản mở mới tăng mạnh, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam đang gặp những khó khăn nhất định. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua một đợt giảm “sốc” trong tháng 5, với VN-Index tạm thời xác lập mức thấp nhất năm nay tại 1.156,54 điểm, tương ứng giảm hơn 32 % so với đỉnh 1.528,6 điểm (chốt phiên 6/1).
Bước sang tháng 6, thị trường vẫn đang diễn biến khá tiêu cực với thanh khoản suy giảm và điểm số đang “loay hoay” dưới mốc 1.200 điểm. Chốt phiên 23/6, VN-Index dừng tại mốc gần 1.189 điểm.
Theo Công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam), nguyên nhân của đợt sụt giảm mang tính quy mô toàn cầu này bao gồm gián đoạn chuỗi cung ứng, bị thúc đẩy thêm bởi chính sách hạn chế COVID-19 nghiêm ngặt của Trung Quốc, xung đột Nga – Ukraine kéo dài, cũng như các biện pháp trừng phạt lên Nga; Fed và các ngân hàng trung ương lớn khác trên thế giới sẽ tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát; rủi ro các nền kinh tế đình trệ trong khi lạm phát cao.
Thêm vào đó, việc điều tra các sự việc thao túng thị trường chứng khoán trong nước, thắt chặt điều kiện phát hành trái phiếu cũng đè nặng lên tâm lý các nhà đầu tư trong nước.
Theo nhận định của Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) trong bản công bố Top 50 Công ty đại chúng uy tín và hiệu quả năm 2022 (VIX50), thị trường chứng khoán Việt Nam tiềm ẩn hai rủi ro đáng lưu ý. Cụ thể, sau khi tăng điểm kéo dài cùng với sự gia tăng quá mạnh của dòng tiền đầu tư cá nhân, thị trường chứng khoán Việt Nam đang đối mặt với rủi ro lạm phát tăng cao và xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ, thứ hai là căng thẳng Nga-Ukraine.
Thị trường đã xuất hiện những quan điểm thận trọng về triển vọng tăng trưởng. Chỉ có khoảng 31% số chuyên gia và doanh nghiệp đại chúng tham gia khảo sát do Vietnam Report thực hiện trong tháng 5-2022 cho rằng, thị trường sẽ tiếp tục sôi động và diễn biến tích cực.
Phần lớn chuyên gia và doanh nghiệp đại chúng cho rằng thị trường sẽ có nhiều biến động và những cú sốc mới hoặc diễn biến trầm lắng, thanh khoản cầm chừng. Theo đó, tăng trưởng VN-Index cuối năm 2022 sẽ ở mức dưới 10%.
ADVERTISING
00:00
Vietnam Report cho biết, tác động gây nhiều lo lắng nhất là lạm phát. Dù Việt Nam chủ động thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế – xã hội, nhưng bình quân 5 tháng đầu năm 2022, lạm phát cơ bản vẫn tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2021 và thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,25%). Như vậy, so với mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4% thì hiện tại dư địa không còn nhiều.
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCBS), áp lực lạm phát tiếp tục gia tăng và được dự báo khó giảm cho tới năm 2024.
Trong báo cáo triển vọng thị trường hàng hóa của Ngân hàng Thế giới (WB) vào tháng 4, giá năng lượng được dự báo tăng 50% trong năm 2022 và sau đó duy trì mặt bằng giá trong hai năm 2023 và 2024. Trong khi đó, các mặt hàng như nông nghiệp hay kim loại được dự báo tăng 20% trong năm 2022 và sau đó tăng nhẹ hai năm 2023 và 2024.
Như vậy, các tín hiệu đang khẳng định lạm phát không còn là diễn biến tạm thời ngắn hạn. VCBS dự báo rủi ro về tăng trưởng chậm đi kèm lạm phát cao 2022. Theo đó, về tình hình thế giới, Fed dự báo sẽ tiếp tục tăng lãi suất cho đến khi đạt đến những kết quả đáng kể trong việc kiểm soát lạm phát. Như vậy, xu hướng đồng USD lên giá so với ngoại tệ mạnh khác tiếp tục duy trì. Thực tế này tạo áp lực lớn đối với nền kinh tế toàn cầu vốn đang trong quá trình phục hồi sau đại dịch và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
VCBS đánh giá trong giai đoạn này, ưu tiên hàng đầu về chính sách của Việt Nam là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô khi các yếu tố bất định gia tăng. Tuy nhiên, việc giá cả nguyên nhiên vật liệu hàng hóa trên thế giới tăng nóng cũng hạn chế phần nào khả năng can thiệp của nhà điều hành khiến dự báo các mục tiêu điều hành gặp nhiều thách thức.
Còn Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) cho rằng, dù có phần thận trọng hơn về triển vọng của thị trường trước các thách thức hiện tại, vẫn có những yếu tố để kỳ vọng.
Nửa cuối 2022, mức tăng trưởng của những ngành bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh dự kiến sẽ ở mức tích cực so với cùng kỳ thấp năm ngoái, giải ngân đầu tư công được kỳ vọng sẽ được đẩy nhanh hơn. Gói hỗ trợ lãi suất 2% cũng là một động lực cho tăng trưởng của thị trường nói riêng và nền kinh tế nói chung nếu sớm được triển khai đúng định hướng.
Tạo niềm tin, thêm sức hút phát triển mạnh thị trường chứng khoán
Chứng khoán Việt Nam biến động mạnh sau khi cơ quan quản lý và các cơ quan chức năng có những động thái quyết liệt trong xử lý các sai phạm, thanh lọc thị trường.
Các tổ chức đầu tư, tổ chức tài chính và nhà đầu tư cá nhân đều đánh giá, động thái làm trong sạch thị trường dù khiến chứng khoán Việt Nam biến động mạnh trong ngắn hạn, nhưng sẽ tích cực trong dài hạn, tạo niềm tin cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, giúp nâng hạng thị trường.
Ông Vũ Đức Tiến, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) nhìn nhận, sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đã và đang trở thành kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp niêm yết, nhà đầu tư tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia.
Để có được thành công, vai trò quản lý giám sát của các cơ quan chức năng là rất quan trọng. Để thị trường phát triển ổn định và bền vững thì một trong những yếu tố tiên quyết là đảm bảo thị trường vận hành minh bạch, tạo niềm tin cho tất cả các thành phần tham gia, đặc biệt là với nhà đầu tư.
Ông Tiến chia sẻ rất ủng hộ những hành động kịp thời, quyết liệt của các cơ quan quản lý và chức năng trong xử lý các vấn đề sai phạm thời gian qua. Điều này giúp cho nhà đầu tư càng có thêm niềm tin vào thị trường, tạo ra thêm nhiều sức hút đối với nhà đầu tư mới và là cơ sở để thị trường chứng khoán ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.
Trước sự biến động mạnh của thị trường chứng khoán trong thời gian qua, các chuyên gia của Công ty cổ phần Quản lý quỹ VinaCapital - quỹ đầu tư của Việt Nam có tầm ảnh hưởng lớn tại châu Á trên lĩnh vững đầu tư và quản lý tài sản cho rằng, vụ việc của Tập đoàn FLC và Tập đoàn Tân Hoàng Minh khiến các nhà đầu tư lo lắng việc điều tra sẽ được mở rộng sang các công ty khác, nhất là đối với các công ty bị nghi ngờ về thao túng giá cổ phiếu và các công ty có tình hình tài chính không tốt, không minh bạch trong việc phát hành trái phiếu. Tâm lý nhà đầu tư không mấy lạc quan từ một số sự kiện và thông tin không tích cực và đã có những nhịp giảm sâu trong thời gian gần đây. Vì vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở mức giá rất hợp lý cho đầu tư dài hạn.
Dưới góc nhìn của quỹ đầu tư quỹ đầu tư đến từ Phần Lan - Pyn Elite Fund, Chính phủ Việt Nam bắt đầu một cuộc thanh lọc trên thị trường chứng khoán. Kết quả là một tỷ phú và hai giám đốc điều hành công ty thao túng giá cổ phiếu đã bị bắt. Công ty trong câu chuyện này là Tập đoàn FLC hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Cũng bị bắt tạm giam trong thời gian qua là người sáng lập Tập đoàn Tân Hoàng Minh, một công ty bất động sản lớn chưa niêm yết có các hoạt động liên quan đến thị trường trái phiếu.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh, một số lãnh đạo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng bị khiển trách hoặc bị phạt, bị bắt giam do không thực hiện nhiệm vụ theo quy định và để xảy ra những nghi vấn về đạo đức.
Theo PYN Elite, các hành vi thao túng giá cổ phiếu và giao dịch phi đạo đức của các công ty này đã được tất cả các bên niêm yết, bao gồm PYN Elite và các nhà đầu tư tổ chức khác tại Việt Nam biết đến từ lâu. Tuy nhiên, thời điểm khiến mọi người ngạc nhiên là khi Chính phủ phát động một cuộc thanh lọc làm lành mạnh thị trường.
Dưới góc nhìn của nhà đầu tư cá nhân Lưu Tuấn, việc hàng loạt những đối tương thao túng thị trường chứng khoán bị khởi tố và đưa ra ánh sáng là điều chưa từng có trong lịch sử. Những nhà đầu tư, chủ tịch tập đoàn lọc lõi "lái", thao túng chứng khoán vừa mới bị khởi tố, họ luôn tìm cách lấy tiền của những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Khi giá cổ phiếu và thanh khoản đạt đỉnh, nóng hơn bao giờ hết, đó là lúc các tay "lái" chứng khoán để cho nhỏ lẻ tự chơi với nhau, còn tiền đã chảy vào túi của họ trước. Nếu không có sự vào cuộc của Chính phủ thì các nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ bị ảnh hưởng. Theo anh Tuấn, sự vào cuộc thanh lọc thị trường lần này là kịp thời vì nếu muộn hơn thì nhà đầu tư nhỏ lẻ càng mất nhiều tiền hơn.
Nhà đầu tư Trần Thị Thu Hà cho rằng, Chính phủ đã tạo ra sân chơi, thu thuế, giám sát, bảo vệ doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư. Việc "răn đe" như vừa qua là rất cần thiết, nếu như làm sớm hơn nữa thì có lẽ thị trường hiện nay còn tích cực hơn.
Còn nhà đầu tư Nguyễn Đình Mạnh nhận định, việc quan trọng nhất và ưu tiên đầu tiên phải là cơ chế minh bạch công khai, chế tài quản lý sát sao, cụ thể để trách sai phạm. Tiếp đó là xử lý sai phạm quyết liệt nhưng vẫn phải "uyển chuyển" để không ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường chung.
Dưới góc nhìn của Ông Zafer Mustafaoglu, Giám đốc Khối Nghiệp vụ về Tài chính, Năng lực Canh Tranh và Đổi mới Sáng tạo, Khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới (WB) lưu ý, thị trường Việt Nam còn tương đối non trẻ và chuyện xấu vẫn có thể xảy ra, ngay cả đối với các thị trường phát triển ở trình độ cao. "Chúng tôi cần thể chế hiểu được sự năng động trên thị trường và tạo môi trường vững chắc và thuận lợi. Quy định không nên quá chặt chẽ làm cản trở sự phát triển của thị trường, nhưng cũng không nên quá lỏng lẻo để những cá nhân xấu và tác nhân xấu trên thị trường lợi dụng trục lợi một cách cách không công bằng", đại diện WB nêu quan điểm.
WB cũng khuyến nghị Việt Nam tiếp tục cam kết đẩy nhanh lộ trình nâng cấp từ Thị trường Cận biên thành Thị trường Mới nổi. Điều này có nghĩa là Việt Nam cũng cần mở hơn với các nhà đầu tư gián tiếp trên quốc tế, đồng thời nâng cao chất lượng thị trường.
"Thông tin phải kịp thời, đáng tin cậy và dễ tiếp cận hơn. Hạ tầng phải hiệu quả, thân thiện với các nhà đầu tư, cả trong nước và quốc tế. Chúng ta cần cân nhắc xử lý vấn đề hạn mức sở hữu của nước ngoài, không chỉ vì điều đó làm tăng nguồn cung chứng khoán cho nhà đầu tư nước ngoài, mà còn vì nếu chứng khoán khan hiếm và nhà đầu tư không đa dạng thì chứng khoán đó càng dễ thao túng", ông Zafer Mustafaoglu nói.
Bị rút ròng gần 1.500 tỷ đồng từ đầu năm, quy mô của VN30 ETF xuống thấp nhất trong vòng 15 tháng DCVFM VN30 ETF là quỹ ETF mô phỏng theo rổ VN30 gồm 30 cổ phiếu lớn nhất thị trường đáp ứng các tiêu chí về vốn hóa, tỷ lệ cổ phiếu trôi nổi tự do - free float và thanh khoản. Tính từ đầu năm, quỹ ETF này đã bị rút ròng gần 1.500 tỷ đồng. Thị trường chứng khoán diễn biến không...