Thị trường chứng khoán đang dần cân bằng trở lại, nhà đầu tư nên loại bỏ tâm lý bi quan
Trong báo cáo mới đây, Dragon Capital cho rằng trong năm 2022 việc tăng trưởng lợi nhuận của toàn thị trường là khá chắc chắn với mức dự kiến khoảng trên 20%.
Thị trường chứng khoán đã dần lấy lại cân bằng sau chuỗi ngày giảm điểm. Nhận định về diễn biến này, ông Hoàng Công Tuấn, Kinh tế trưởng Công ty Chứng khoán MB (MBS) cho rằng áp lực margin được giải toả cũng là yếu tố quan trọng giúp thị trường dần lấy lại thăng bằng sau những nhịp giảm mạnh. Sau những yếu tố mang tính chất thông tin, tâm lý nhà đầu tư đang dần ổn định và họ không thể dễ dàng bán ra cổ phiếu với mức giá rẻ hơn nữa.
Theo ông Tuấn, khi dòng tiền rẻ không còn thì việc thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng có sự điều chỉnh là tất yếu. Điều này giúp VN-Index có mặt bằng định giá phù hợp với mức lãi suất mới trong thời gian tới. Ông Tuấn đưa ra dự báo Fed sẽ tăng lãi suất khoảng 0,5% trong tháng 6 tới, song áp lực lạm phát có xu hướng giảm đi sẽ có thể khiến cơ quan này mềm mỏng hơn trong việc điều hành chính sách tiền tệ trong nửa cuối năm. Do đó, áp lực tăng lãi suất trong những đợt tiếp theo sẽ không ảnh hưởng quá mạnh đến thị trường chứng khoán. Mặt khác, việc tăng lãi suất tăng nhẹ theo từng đợt có thể tạo động lực cho thị trường dần dần đi lên.
” Sau những nhịp điều chỉnh mạnh, chắc hẳn có nhiều nhà đầu tư mất niềm tin với thị trường chứng khoán khi nắm giữ cổ phiếu có triển vọng tốt nhưng vẫn thua lỗ. Sở dĩ, dòng tiền nhà đầu tư dài hạn có xu hướng tìm đến những cổ phiếu cơ bản tốt khi định giá về vùng hấp dẫn, song họ thường khá điềm tĩnh và giải ngân từng phần. Đó là lý do những cổ phiếu mang tính cơ bản chưa thể phục hồi mạnh để trở thành trụ đỡ cho thị trường“, ông Hoàng Công Tuấn cho biết.
Mặt khác, cũng có nhiều nhà đầu tư “lướt sóng” có độ nhạy với thị trường. Dòng tiền ngắn hạn có xu hướng lựa chọn những nhóm cổ phiếu giảm sâu bật mạnh và chốt lời rất nhanh khi chỉ có 5-7% lợi nhuận. Sau những nhịp giảm mạnh, nhà đầu tư vô cùng thận trọng nên nhịp phục hồi này sẽ rất chậm và còn nhiều thử thách. Khi tất cả mọi người đều coi đây chỉ là nhịp hồi thì quá trình tạo đáy của thị trường còn mất khá nhiều thời gian.
“Khi để tâm lý bi quan chi phối, nhà đầu tư sẽ có tâm lý bán hết cổ phiếu và đứng ngoài thị trường. Do đó, điều quan trọng nhất thời điểm này là nhà đầu tư nên loại bỏ tâm lý tiêu cực để phải “đứng ngoài” trong suốt quá trình thị trường hồi phục và đi lên. Để loại bỏ tâm lý bi quan trong thời điểm này, nhà đầu tư cần nhìn nhận thực tế vào danh mục nắm giữ và số lỗ trong tài khoản để cắt đi những mã yếu nhất. Kinh nghiệm cá nhân tôi chỉ mua cổ phiếu vào những nhịp điều chỉnh của thị trường, điều này sẽ tránh cho nhà đầu tư bị mua phải mức giá cao”, chuyên gia đưa ra khuyến nghị.
Thời điểm tốt để mua cổ phiếu
Trong báo cáo mới đây, Dragon Capital cho rằng trong năm 2022 việc tăng trưởng lợi nhuận của toàn thị trường là khá chắc chắn với mức dự kiến khoảng trên 20%.
Video đang HOT
Về mức định giá thị trường, Dragon Capital cho rằng PER hiện đã về mức giá khá rẻ với 11.x lần ở vùng chỉ số 1.200 điểm. Đồng thời, các chỉ báo về kỹ thuật cũng đã về vùng quá bán cùng mức thanh khoản xuống thấp đáng kể, giảm 40% so với bình quân 2021.
Theo đó, nhà đầu tư nên chủ động tái cơ cấu danh mục để tận dụng tốt đợt điều chỉnh mạnh này của thị trường, tăng tỷ trọng các nhóm ngành và doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận tốt trong thời gian tới. Trong trường hợp thị trường giảm mạnh, chuyên gia cho rằng nhà đầu tư nên đánh giá hai điều (1) ổn định kinh tế vĩ mô và tiềm năng tăng trưởng và (2) định giá thị trường.
Theo đánh giá của Dragon Capital, nền kinh tế vĩ mô vẫn ổn định, có tiềm năng tăng trưởng và định giá thị trường thấp (hiện tại định giá thị trường đang ở mức 11.x lần dưới mức trung bình 12 năm) thì nhà đầu tư nên cân nhắc tận dụng cơ hội để đầu tư với mức giá hấp dẫn. Lịch sử cho thấy sau các đợt điều chỉnh lớn trong 10 năm gần đây, thị trường đều hồi phục mạnh mẽ và chinh phục các mốc đỉnh mới.
Đồng tình với quan điểm này, trong báo cáo mới được công bố, ông Petri Deryng, người đứng đầu Pyn Elite Fund đánh giá P/E năm 2022 được kỳ vọng ở 10,9 lần, tương đối thấp so với mức P/E trung bình 5 năm qua là 16,5 lần và trong các giai đoạn tăng trưởng lợi nhuận tốt khi P/E đạt hơn 20%. Dự báo tăng trưởng lợi nhuận cho năm 2022 sẽ dao động từ mức 19% lên đến 29%. Do vậy, mặc dù chứng khoán thể giới điều chỉnh mạnh, “nhưng ở mức định giá này với một nền kinh tế ổn định, cổ phiếu Việt Nam đang cực rẻ”, ông Petri Deryng nhấn mạnh.
Theo ông Petri Deryng, thị trường Việt Nam đang có mức tăng trưởng thu nhập tốt hơn Mỹ và giá cũng rẻ hơn. Đồng thời tăng trưởng thu nhập Việt Nam thậm chí vượt qua cả dự báo của Bloomberg. Việc chỉ số Vn-Index dưới 1.200 điểm với P/E dự phóng 10,9 lần được cho là thời điểm rất hấp dẫn để mua vào.
Thị trường bất động sản đang bất ổn?
Thị trường bất động sản đang có các dấu hiệu bất ổn, tiềm ẩn sự rủi ro như tình trạng mất cân bằng, lệch pha cung cầu, phân lô bán nền tràn lan, sốt giá...
Thời gian qua, nghịch lý đã xuất hiện trên thị trường bất động sản, nhiều phân khúc có giá tăng mạnh trong khi đó thanh khoản chưa tương xứng.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, thị trường nhà ở vẫn chịu áp lực tăng giá vì nguồn cung thấp, giá đất tăng. Nguồn cung đất nền trên thị trường phần lớn không nằm ở các dự án được phê duyệt quy hoạch mà chủ yếu ở các dự án đấu giá của địa phương và dự án tự phát của nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Trong khi đó, giá đất trúng đấu giá ở hầu hết các địa phương đều rất cao. Cộng với lạm phát có thể tăng cao hơn, ngân hàng dự kiến tiếp tục siết chặt tín dụng bất động sản... là những nguyên nhân đẩy giá nhà đất lên cao. Phân khúc nhà ở cao cấp và đất nền vẫn sẽ có sức hấp dẫn tốt do phù hợp hơn với nhu cầu giữ tài sản, do đó giá các phân khúc này sẽ tiếp tục tăng. Với phân khúc căn hộ bình dân và trung cấp, giá sẽ tăng chậm hơn để duy trì lượng hấp thụ.
Theo vị chuyên gia, thực tế giao dịch thấp, hạn chế bởi giá bị đẩy quá cao, giá không phản ánh đúng giá trị thực. Các nhà đầu tư, người mua cũng tính được giá trị ở mức độ nào hợp lý. Vì vậy, người có nhu cầu thực sẽ không mua những sản phẩm bị thổi giá quá cao, dẫn đến tình trạng hấp thụ kém.
TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam nhấn mạnh, tại Việt Nam, trong thời gian qua, nguồn cung bất động sản nhà ở rất hạn chế. Người dân chủ yếu đầu tư đất nền còn các sản phẩm bất động sản nhà ở bao gồm đất và các tài sản trên đất chiếm tỷ lệ thấp hơn. Chính vì vậy, trong bối cảnh bất ổn kinh tế - chính trị thế giới, lạm phát tăng nhanh và nguồn cung khan hiếm, thị trường bất động sản bao gồm cả phân khúc nhà ở và thương mại tại Việt Nam được đánh giá sẽ tăng đáng kể trong thời gian tới và là kênh đầu tư giúp giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh lạm phát.
Tuy nhiên, Giám đốc cấp cao của Savills cũng nhấn mạnh khi lạm phát diễn ra, mặc dù giá bất động sản tăng lên nhưng thị trường không có khả năng mua, tính thanh khoản không có. Đồng thời, nhiều nhà đầu tư cũng dùng các đòn bẩy tài chính để đầu tư bất động sản, khiến tài sản có thanh khoản thấp trở thành một gánh nặng lớn cho họ cũng như gây áp lực lên hệ thống ngân hàng.
Theo ông Võ Hồng Thắng, Phó giám đốc nhà ở DKRA Vietnam, nguyên nhân khiến giá sơ cấp tăng là quỹ đất phát triển các dự án như nội thành TP.HCM khá khan hiếm, những nút thắt pháp lý gần như không tháo gỡ nhiều, thời gian triển khai kéo dài và ảnh hưởng nguồn cung, vấn đề cung - cầu thị trường khi 2 năm vừa qua nguồn cung giảm rất mạnh, chi phí đầu vào, chi phí vật liệu, nhân công đều tăng rất cao....Ngoài ra, những cơn sốt sốt đất bền vững nhưng xác lập mặt bằng giá khu vực.
Ngoài ra, siết tín dụng vào bất động sản của ngân hàng Nhà nước trong thời gian gần đây. Chính những yếu tố này theo các chuyên gia đang tác động đến tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường.
Bên cạnh đó, việc Nhà nước rà soát lại việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản cũng sẽ tác động đến thị trường này. Đặc biệt là việc tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp bất động sản. Mặt khác, những nút thắt pháp lý, cấp phép dự án mới chưa được tháo gỡ, kéo dài thời gian triển khai dự án, làm tăng chi phí hồ sơ thủ tục, tăng chi phí để phát triển dự án. Tiếp đó, sự lệch pha cung - cầu, hiện tại thị trường thiếu trầm trọng nhà ở giá thấp, nhưng lại thừa nhà giá cao. Trong khi với thu nhập bình quân của đại bộ phận người dân hiện nay rất khó để có thể sở hữu nhà.
Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), thời gian qua đã có một số dấu hiệu biến động trên thị trường bất động sản như tình trạng mất cân bằng cung - cầu, lệch pha phân khúc, phân lô bán nền tràn lan, sốt ảo giá, lợi dụng đấu giá đất để trục lợi, lợi dụng việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp để lừa đảo, thao túng thị trường chứng khoán... Tất cả các dấu hiệu trên cho thấy tiềm ẩn sự bất ổn của thị trường bất động sản và an sinh xã hội về nhà ở.
HoREA phân tích, thị trường bất động sản đang rất thiếu nguồn cung nhà ở, nhất là loại nhà ở thương mại bình dân và nhà ở xã hội, phục vụ nhu cầu của đa số người dân trong xã hội, người có thu nhập trung bình, thấp bao gồm cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ lực lượng vũ trang, người mới lập nghiệp, mới lập gia đình, công nhân lao động và người nhập cư.
Thiếu cung trong lúc tổng cầu rất lớn đã dẫn đến tình trạng giá nhà đất tăng liên tục trong hơn 5 năm qua. Chỉ số giá nhà ở cao gấp hơn 20 lần so với thu nhập trung bình của xã hội, làm cho nhiều hộ gia đình và cá nhân khó tạo lập được nhà ở.
Ngoài mất cung cầu, thị trường còn mất cân đối khi tình trạng lệch pha về phân khúc nhà ở cao cấp thể hiện rất rõ trong hai năm gần đây. Tại TP. HCM, loại nhà ở giá bình dân chỉ chiếm 1% trong năm 2020 và biến mất trong năm 2021, trong khi nhà ở cao cấp chiếm đến 74%.
Nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất đai và thị trường bất động sản cũng chưa tương xứng với tiềm năng, thể hiện rất rõ qua nguồn thu tiền sử dụng đất tại TP. HCM. Trong giai đoạn 2016 - 2021, nguồn thu này là 82.932 tỷ đồng, chỉ chiếm 5,9% tổng thu ngân sách, trong khi tiềm năng có thể đạt gần 10%.
Theo HoREA, các bất cập trên đây bắt nguồn từ một số nguyên nhân chủ yếu như vướng mắc, bất cập từ một số quy định của văn bản luật hoặc văn bản dưới luật hoặc còn thiếu quy định phù hợp. Ngoài ra còn do việc chấp hành pháp luật chưa nghiêm túc, đầy đủ, thậm chí có trường hợp vi phạm pháp luật của một số doanh nghiệp và lực lượng "phi chính thức" trên thị trường như đầu nậu, cò đất cò nhà...
Nói về vấn đề lành mạnh hóa thị trường vốn, đặc biệt là thị trường trái phiếu doanh nghiệp, HoREA kiến nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét sửa đổi Nghị định 163/2018 và Nghị định 81/2020 để chấn chỉnh hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho nhà đầu tư và khách hàng, áp dụng kể từ ngày 1/1/2023.
Đặc biệt là đề nghị bổ sung các quy định chặt chẽ về đánh giá xếp hạng tín nhiệm của tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu; về các tiêu chí đánh giá đơn vị tư vấn phát hành trái phiếu; về bảo lãnh phát hành trái phiếu; về việc sử dụng vốn trái phiếu doanh nghiệp đúng mục đích.
Thông điệp nóng của lãnh đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước giữa lúc thị trường chứng khoán "giông bão" "Chúng tôi đang dõi sát diễn biến tình hình kinh tế - chính trị, động thái chính sách của các nước trên thế giới, đánh giá tác động, ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam để kịp thời có các giải pháp phù hợp nhằm ổn định thị trường chứng khoán trong nước" Thông điệp của Uỷ ban Chứng khoán Nhà...