Thị trường chứng khoán đã có một tuần phục hồi mạnh
Thị trường có tuần tăng điểm thứ ba liên tiếp và đây cũng là mức tăng mạnh nhất của chỉ số VN-Index kể từ 2009 đến nay.
Trên góc độ thanh khoản, khối lượng giao dịch trong tuần qua trên sàn HOSE cũng đạt mức cao thứ ba trong lịch sử.
Nhà đầu tư theo dõi diễn biến thị trường. Ảnh minh họa: Hứa Chung/TTXVN
Toàn bộ nhóm ngành chính hồi phục
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), kết thúc tuần giao dịch (từ 28/11- 3/12), VN-Index tăng 11,2% lên 1.080,01 điểm, HNX-Index tăng 9,8% lên 215,96 điểm.
Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 78,4% so với tuần trước đó lên 91.678 tỷ đồng, tương ứng với khối lượng giao dịch tăng 70,6% lên 5.476 triệu cổ phiếu. Giá trị giao dịch trên HNX tăng 86% lên 7.337 tỷ đồng, tương ứng với khối lượng giao dịch tăng 74,6% lên 597 triệu cổ phiếu.
Thị trường đi lên mạnh mẽ trong tuần qua do toàn bộ các nhóm ngành cổ phiếu chính đều hồi phục.
Nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu tăng mạnh nhất tuần qua với mức tăng 18% giá trị vốn hóa, nhờ các cổ phiếu thép như HPG tăng 27,1%, NKG tăng 26,8%, HSG tăng 24,7%…, cùng đó là hóa chất với DGC tăng 22,8%, CSV tăng 15,7%…
Nhóm dầu khí tăng mạnh thứ hai với 13,9% giá trị vốn hóa. Các cổ phiếu tiêu biểu như PLX tăng 11,3%, BSR tăng 16,3%, OIL tăng 16,2%, PVS tăng 17,5%, PVD tăng 21,1%…
Ngành dịch vụ tiêu dùng tăng mạnh thứ 3 với 13,6% giá trị vốn hóa, nhờ lực đẩy mạnh từ cổ phiếu bán lẻ như FRT tăng 18,6%, MWG tăng 24,3%, DGW tăng 29,8%, PET tăng 39,2%…
Nhóm dịch vụ tài chính cũng tăng mạnh 13,5% vốn hóa nhờ sự hồi phục mạnh của các cổ phiếu bất động sản, chứng khoán, bảo hiểm.
Các ngành còn lại đều có mức tăng tốt như ngân hàng tăng 11,9%, công nghiệp tăng 9,6%, công nghệ thông tin tăng 8,7%, tiện ích cộng đồng tăng 5,6%, dược phẩm và y tế tăng 5,3%, hàng tiêu dùng tăng 4,7%.
Video đang HOT
Khối ngoại có tuần mua ròng thứ tư liên tiếp trên hai sàn với tổng cộng giá trị mua ròng đạt 9.330,7 tỷ đồng. Xét theo khối lượng ròng, HPG là mã chứng khoán được mua ròng nhiều nhất với 81,6 triệu cổ phiếu. Tiếp theo là STB và SSI với lần lượt 40 triệu cổ phiếu và 29,8 triệu cổ phiếu. Ở chiều ngược lại, HPX là mã chứng khoán bị bán ròng nhiều nhất với 36 triệu cổ phiếu.
Trên thị trường phái sinh, hợp đồng tương lai VN30 tháng 12/2022 đang cao hơn so với chỉ số cơ sở VN30, với mức chênh 8,01 điểm cho thấy các nhà giao dịch đang lạc quan với đà tăng của thị trường.
SHS cho biết, với tuần bùng nổ vừa qua, VN-Index chính thức phá vỡ kênh downtrend (Giai đoạn giá chứng khoán có xu hướng giảm) trung hạn kéo dài thừ tháng 8/2022 đến nay một cách thuyết phục, đà hồi phục mạnh mẽ kèm khối lượng giao dịch tăng đột biến. Điều quan trọng là thị trường đã gần như xác nhận qua đáy trung hạn và trạng thái vận động trong thời gian tới sẽ trở nên tích cực hơn.
Xét trên tổng thể, thị trường hồi phục mạnh trong tuần qua rất thuyết phục, nhưng vẫn chưa thể xác nhận thị trường sẽ tạo ra xu thế uptrend (giai đoạn giá thị trường có xu hướng giá tăng) mới, trạng thái hồi phục có tính kỹ thuật nhiều hơn do giai đoạn giảm mạnh quá đà thời gian qua.
Ngưỡng 1.000 điểm của VN-Index vừa là ngưỡng hỗ trợ tâm lý nhưng cũng là vùng thị trường đã tích lũy rất tin cậy trước thời điểm đại dịch COVID-19, do đó việc VN-Index thủng ngưỡng hỗ trợ này trong trạng thái tâm lý hoảng loạn trước đây là trạng thái giảm quá đà nên thị trường hồi phục mạnh khi tâm lý ổn định lại là quá trình thường có và có thể dự báo được.
Với đà hồi phục như hiện tại, VN-Index có thể sẽ tiếp tục vận động tích cực trong thời gian tới nhưng theo phân tích kỹ thuật ngưỡng 1.150 điểm sẽ là ngưỡng kháng cự mạnh cần phải chú ý.
Theo nhận định của SHS, thị trường dù vận động tích cực nhưng sẽ dần đi vào giai đoạn tích lũy lại trước khi có thể hình thành sóng uptrend mới. SHS dự báo VN-Index sẽ vận động trong kênh 1.000 -1.150 điểm, tạo ra khu vực tích lũy rộng và có thể kéo dài với biên độ sẽ hẹp dần trước khi thị trường có thể bùng nổ tạo uptrend tiếp theo.
Những tín hiệu kỹ thuật tích cực của VN-Index còn được củng cố thêm bởi những vận động tích cực từ dòng tiền khối ngoại liên tục mua ròng trong thời gian qua và các cổ phiếu dẫn dắt các ngành nhưng VCB, BID, HPG, FPT, GAS…đã vận động tốt trước cả thời điểm thị trường chung hồi phục đã tạo ra “hưng phấn” lan tỏa toàn thị trường.
SHS cho rằng, thị trường đã bước vào giai đoạn vận động tích cực, nhưng trước mắt sẽ cần tích lũy lại và tìm khu vực cân bằng và chưa thể xác nhận uptrend sớm. Mặc dù cơ hội đầu tư đã mở ra, nhưng thị trường cần có những giai đoạn điều chỉnh và tích lũy thêm. Do đó nhà đầu tư không nên quá hưng phấn giải ngân trong các phiên tăng để tránh rủi ro bị vướng vào các vùng điều chỉnh, SHS khuyến nghị.
Nhận định về thị trường tuần tới, Công ty cổ phần Chứng khoán SSI cho rằng, do đang trong xu hướng tăng ngắn hạn, nhiều khả năng chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục quán tính tăng giá vào đầu tuần tới với vùng mục tiêu gần là 1.100 – 1.110 điểm.
Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) cũng cho rằng, trong những phiên tới VN-Index có khả năng tiến lên chinh phục vùng kháng cự tiếp theo là 1.105 – 1.110 điểm.
Tích cực hơn thế giới
Có thể thấy rằng thị trường chứng khoán Việt Nam tuần qua diễn biến tích cực hơn so với các thị trường chứng khoán thế giới. Hầu hết các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên 2/12 giảm điểm, khi có những dấu hiệu cho thấy thị trường việc làm Mỹ vẫn mạnh trong tháng 11, dù Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ( Fed) tăng lãi suất.
Chốt phiên cuối tuần, chỉ số Dow Jones tăng 34,87 điểm, hay 0,1%, xuống 34.429,88 điểm. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 giảm 4,87 điểm, xuống 4.071,7 điểm và chỉ số Nasdaq Composite giảm 20,95 điểm, hay 0,18%, xuống 11.461,5 điểm.
Các chỉ số giảm điểm khi nhà đầu tư đánh giá về báo cáo việc làm mạnh hơn dự báo.
Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ, nền kinh tế nước này tạo thêm 263.000 việc làm trong tháng 11, vượt so với mức dự báo 200.000 việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức 3,7%, trong khi tăng trưởng lương tăng lên 5,1%.
Báo cáo cho thấy việc Fed tăng lãi suất sẽ cần một thời gian dài mới mang lại kết quả như mong muốn là hạ nhiệt thị trường lao động và cùng với đó là lạm phát.
Nhà chiến lược về thị trường toàn cầu của viện nghiên cứu Wells Fargo Investment Institute (Mỹ), Scott Wren, cho rằng các nhà đầu tư lo ngại số việc làm mới cao hơn dự báo có nghĩa lạm phát có thể tiếp tục tăng và Fed sẽ tăng lãi suất lên cao hơn dự kiến.
Tuy nhiên, ông Wren nhận định Fed sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất tại cuộc họp trong tháng này xuống mức 50 điểm cơ bản, sau các lần tăng 75 điểm cơ bản tại các cuộc họp trước.
Dù giảm trong phiên cuối tuần, theo Dow Jones Market Data, cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ đều có tuần tăng thứ hai liên tiếp. Tính chung cả tuần, chỉ số S&P 500 tăng 1,1%, trong khi chỉ số Nasdaq Composite tăng 2,1% và chỉ số Dow Jones tăng 0,2%.
Tại châu Á, các thị trường chứng khoán giảm điểm trong phiên giao dịch chiều 2/12 trong bối cảnh các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ những diễn biến sắp tới có thể tác động đến thị trường.
Trong phiên này chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 1,6% xuống 27.777,90 điểm, chỉ số Hang Seng của Hong Kong (Trung Quốc) giảm 0,3% xuống 18.675,35 điểm, chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 0,3% xuống 3.156,14 điểm.
Thị trường chứng khoán Sydney, Seoul, Mumbai, Bangkok, Singapore, Đài Bắc, Wellington, Manila và Jakarta cũng đi xuống.
Chuyên gia Stephen Innes của trung tâm SPI Asset Management cho biết, thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm sau khi thị trường chứng khoán Mỹ biến động trái chiều phiên trước.
Các nhà đầu tư cũng đang theo dõi những diễn biến ở Trung Quốc trong bối cảnh có các dấu hiệu cho thấy nước này đang hướng tới nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 nghiêm ngặt khiến nền kinh tế đất nước sụt giảm tăng trưởng trong năm nay. Họ cũng chờ đợi Mỹ công bố báo cáo việc làm tháng 11/2022 vào cuối ngày 2/12.
Chứng khoán hôm nay 1/3: Nhà đầu tư thận trọng, không nên lạm dụng đòn bẩy
Phiên giao dịch hôm nay 1/3 có thể bị ảnh hưởng khá nhiều bởi kết quả đàm phán Nga-Ukraine.
Trong kịch bản tích cực, VN-Index có thể bứt phá khỏi vùng giá hiện tại để lấy lại ngưỡng 1.500 điểm. Ở kịch bản tiêu cực, VN-Index có thể lùi về các vùng hỗ trợ thấp hơn để tìm kiếm lực cầu bắt đáy.
Khả năng thị trường nhảy gap có thể diễn ra
Bất chấp việc chứng khoán Mỹ tăng mạnh trong phiên cuối tuần trước, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn điều chỉnh trong phiên đầu tuần khi mà triển vọng hạ nhiệt căng thẳng Nga-Ukraine chưa thực sự rõ ràng. Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/2, chỉ số VN-Index giảm 8,76 điểm (-0,58%) xuống 1.490,13 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng nhẹ về tiêu cực với 202 mã tăng (26 mã tăng trần), 37 mã tham chiếu, 252 mã giảm (0 mã giảm sàn).
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn chịu áp lực điều chỉnh trong phiên 28/2 khi có tới 21/30 mã thuộc VN30 (-0,61%) kết phiên trong sắc đỏ. Tiêu cực nhất trong nhóm này phải kể đến là bộ đôi họ Vin với VIC (-2,7%), VHM (-1%). Bên cạnh đó, nhóm ngân hàng cũng chịu áp lực bán và đồng loạt điều chỉnh, có thể kể đến như: VPB (-0,5%), CTG (-2,1%), TCB (-0,6%), HDB (-1,5%), ACB (-1,3%), BID (-1,9%), VCB (-0,7%)...
Kết thúc phiên giao dịch ngày 28/2, chỉ số VN-Index giảm 8,76 điểm xuống 1.490,13 điểm
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu thép đi ngược thị trường chung khi tăng giá mạnh trong phiên 28/2 với HPG ( 2,8%), NKG ( 6,9%), HSG ( 7%), TLH ( 6,9%)...nhờ thông tin EU cắt giảm nhập khẩu thép từ Nga. Nhóm hóa chất cũng có phiên giao dịch tích cực với sắc xanh và tím là chủ đạo như: DPM ( 6,9%), DCM ( 6,9%), LAS ( 9,5%), DDV ( 9,1%)... Giá dầu vẫn tiếp tục đà tăng giá mạnh như tiếp theo động lực cho nhóm cổ phiếu dầu khí tiếp tục xu hướng tăng như: PVS ( 3,3%), BSR ( 0,4%), PVD ( 2%), PVC ( 10%), PSH ( 4,8%), PVB ( 7%)...
Theo các chuyên gia của Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), thị trường giao dịch khá cầm chừng trong phiên đầu tuần với thanh khoản suy giảm và chỉ xấp xỉ mức trung bình 20 phiên khi mà một bộ phận nhà đầu tư có lẽ vẫn đang "nghe ngóng" tình hình đàm phán giữa Nga và Ukraine. Xét trên góc độ kỹ thuật, VN-Index kết phiên 28/2 trong vùng hỗ trợ 1.485-1.495 điểm (MA20-50) cũng củng cố thêm cho nhận định trên. Diễn biến trong phiên giao dịch hôm nay 1/3 có thể bị ảnh hưởng khá nhiều bởi kết quả đàm phán Nga-Ukraine.
" Trong kịch bản tích cực, đàm phán diễn ra thuận lợi, VN-Index có thể bứt phá khỏi vùng giá hiện tại để lấy lại ngưỡng tâm lý 1.500 điểm. Trong kịch bản tiêu cực, nếu đàm phán thất bại và leo thang căng thẳng, VN-Index có thể sẽ cần lùi về các vùng hỗ trợ thấp hơn để tìm kiếm lực cầu bắt đáy. Trong bất kỳ kịch bản nào, khả năng thị trường nhảy gap trong phiên là hoàn toàn có thể diễn ra. Những nhà đầu tư đã mua vào trước Tết trong các phiên 12/1, 18/1 và 24/1 có thể tiếp tục nắm giữ danh mục hiện tại và đứng ngoài quan sát thị trường", chuyên gia của SHS nêu quan điểm.
VN-Index có giằng co quanh vùng 1.480-1.500
Còn theo nhóm phân tích của Công ty cổ phần chứng khoán Agribank (Agriseco), VN-Index tiếp tục phản ứng tích cực khi chạm đường hỗ trợ MA50 và bật tăng. Tuy nhiên, chân nến khá ngắn cho thấy lực cầu đã suy yếu phần nào và phe bán đang tạm thời chiếm ưu thế. Các chỉ báo động lượng RSI và MACD hiện tại đã quay về vùng trung tính nên VN-Index có thể tiếp tục dao động giằng co tại quanh vùng 1.480-1.500 trước khi có những tin tức quốc tế mới.
"Trong giai đoạn thị trường biến động mạnh như hiện nay, nhà đầu tư nên thận trọng trước các thông tin tác động tiêu cực tới thị trường, mới đây nhất là cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine. Nhà đầu tư nên quản trị an toàn danh mục bằng cách giảm tỷ trọng các mã cổ phiếu đã tăng nóng và thuộc nhóm ngành gặp bất lợi trước những thông tin trên. Sự kiện chiến tranh giữa Nga và Ukraine sẽ có tác động cả tích cực đến một số nhóm ngành như: dầu khí, lương thực, hóa chất, phân bón", chuyên gia của Agriseco khuyến nghị.
Các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Ngoại thương (VCBS) đánh giá, mặc dù giảm điểm, tuy nhiên, xu hướng hiện tại của chỉ số chung vẫn khá tích cực và thị trường sẽ cần thêm thông tin hỗ trợ để tiếp tục duy trì xu hướng này. Bên cạnh đó, giá các cổ phiếu vốn hóa lớn cũng như chỉ số VN-Index đều đang có xu hướng kiểm tra lại các ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn gần nhất.
" Diễn biến chủ đạo trong thời gian tới nhiều khả năng sẽ vẫn là dao động tích lũy với thanh khoản không cao trong vùng 1.480 - 1.520 điểm. Với việc các chỉ báo kỹ thuật chưa xuất hiện tín hiệu đột biến mới nào, nhà đầu tư vẫn cần thận trọng trong giai đoạn này và chưa nên lạm dụng đòn bẩy trong giai đoạn chỉ số chung chưa rõ xu hướng ngắn hạn như hiện tại", chuyên gia của VCB lưu ý.
Phiên cuối năm 2021, VN-Index khó vượt qua vùng 1.500 điểm Các chuyên gia chứng khoán nhận định, trong ngắn hạn, VN-Index được dự báo sẽ khó vượt qua vùng 1.500 điểm trước Tết dương lịch. Hướng đến ngưỡng kháng cự tâm lý 1.500 điểm Thị trường chứng khoán hồi phục rất nhẹ trong phiên 30/12 với thanh khoản tiếp tục suy giảm. Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày 30/12, VN-Index tăng...