Thị trường chứng khoán có thể sẽ biến động, rung lắc mạnh
Theo các chuyên gia, VN-Index dự báo sẽ tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh trong nửa đầu phiên giao dịch hôm nay (5/3) và có thể sẽ có diễn biến hồi phục trở lại về cuối phiên. Chỉ số có thể lùi về kiểm định vùng hỗ trợ 1.150-1.155 điểm.
Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), sau ba phiên không thể vượt qua được kháng cự tâm lý quanh ngưỡng 1.200 điểm thì cuối cùng thị trường cũng phải điều chỉnh về các ngưỡng thấp hơn. Thanh khoản trong phiên 4/3 gia tăng so với phiên trước đó và cao hơn mức trung bình 20 phiên lần đầu tiên kể từ cuối tháng 1/2021 cho thấy áp lực bán là thực sự mạnh.
VN-Index đầu phiên giao dịch ngày 4/3 mở cửa với sắc xanh, thị trường giằng co trong biên độ hẹp dần hướng về tham chiếu. Thị trường tăng nhẹ vào đầu phiên, nhưng áp lực bán gia tăng từ khoảng 10h trở đi khiến chỉ số lao dốc xuống dưới ngưỡng tham chiếu. Về cuối phiên, diễn biến thị trường có phần tích cực hơn khi các chỉ số dần hồi phục.
Các cổ phiếu Bluechips, ngân hàng dù phần lớn đóng cửa trong sắc đỏ nhưng so với cuối buổi sáng thì đã hồi phục đáng kể. Tương tự, hầu hết các cổ phiếu chứng khoán, bất động sản, xây dựng, thép, khu công nghiệp… đều giảm trong phiên hôm nay. Nhóm dầu khí là tâm điểm trong phiên chiều với hàng loạt mã ngược dòng bứt phá như PVS ( 8,4%), PVD ( 2,8%), PVB ( 6,4%), PVC ( 9,2%), PVT ( 2,9%), BSR ( 10,7%), OIL ( 14,5%)… Một số midcap như DCM ( 2,5%), DPM ( 1,4%), DBC ( 3%), GEX ( 0,9%), DGW ( 0,8%), VEA ( 0,7%)… đóng cửa trong sắc xanh giúp thị trường bớt phần ảm đạm.
Chốt phiên giao dịch ngày 4/3, sàn HOSE có 95 mã tăng và 362 mã giảm, VN-Index giảm 18,43 điểm (-1,55%), xuống 1.168,52 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 673,4 triệu đơn vị, giá trị 16.801 tỷ đồng, tăng hơn 6% về khối lượng và 10% về giá trị so với phiên 3/3.
Trên sàn HNX, diễn biến phiên có phần tích hơn với sắc xanh nhẹ mặc dù cũng chịu áp lực giảm điểm như sàn HOSE, nhưng vào phiên chiều HOSE bị nghẽn thì các cổ phiếu trên sàn HNX đồng loạt tăng điểm trở lại đặc biệt là các mã: PVS ( 8,37%), CDN ( 3,33%), PLC ( 4,78%), DNP ( 4,25%), S99 ( 3,60%), NTP ( 0,83%)… Chốt phiên giao dịch ngày 4/3, HNX-Index tăng 1,67 điểm ( 0,66%), lên 255,77 điểm với có 96 mã tăng và 101 mã giảm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 171,2 triệu đơn vị, giá trị 2.710,5 tỷ đồng.
Trên UpCoM, đà hồi phục cũng diễn ra, nhưng UpCoM-Index thiếu chút may mắn để về được tham chiếu về cuối phiên. Đóng cửa, UpCoM-Index giảm 0,14 điểm (-0,18%), xuống 77,96 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 102,55 triệu đơn vị, giá trị 1.448 tỷ đồng.
Video đang HOT
Phiên giao dịch 4/3, khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng giá trị bán ròng trên HOSE là 229,65 tỷ đồng, trong đó: tổng mua 1256,2 tỷ đồng; tổng bán 1485,86 tỷ đồng.
“Trên góc nhìn kỹ thuật, xu hướng trung hạn là tích cực khi thị trường vẫn di chuyển trong sóng tăng 5 và chưa có dấu hiệu kết thúc (sóng 5 chỉ xác nhận là kết thúc khi nó đạt đến target quanh ngưỡng 1.250 điểm hoặc điều chỉnh thủng ngưỡng tâm lý 1.000 điểm cũng là đáy của sóng 4). Tuy nhiên, trong ngắn hạn, thị trường có thể sẽ biến động mạnh trong phiên tiếp theo và nếu điều chỉnh sẽ là cơ hội mua vào cho các nhà đầu tư”, SHS nhận định.
Theo SHS, nhà đầu tư với tầm nhìn trung hạn có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu với kỳ vọng sóng 5 sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Nhà đầu tư ngắn hạn có thể mua vào nếu có nhịp điều chỉnh về vùng hỗ trợ mạnh trong khoảng 1.130-1.140 điểm (MA20-50) hoặc chờ đợi thị trường bứt phá khỏi ngưỡng 1.200 điểm sau một thời gian tích lũy gần đỉnh.
Theo ông Trần Xuân Bách, chuyên viên Phòng Nghiên cứu và Tư vấn đầu tư, Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), VN-Index đã có phiên giảm điểm với khối lượng giao dịch ở mức cao trên trung bình kèm theo độ rộng thị trường tiêu cực. Áp lực cung tiềm ẩn tại vùng kháng cự 1.185-1.200 điểm một lần nữa khiến cho thị trường quay đầu giảm điểm. Mặc dù lực bán áp đảo hoàn toàn trong phiên 4/3 nhưng lực cầu giá thấp đã gia tăng đáng kể để giúp cho thị trường hồi phục nhẹ về cuối phiên. Tương quan cung cầu nhiều khả năng sẽ cần bằng trở lại khi chỉ số lùi về vùng hỗ trợ 1.150-1.160 điểm trong phiên cuối tuần.
“Cây nến đỏ dài xuất hiện sau cây nến “spinning top” đang tạo ra mẫu hình nến đảo chiều “Bearish Engulfing”. Mặc dù chúng tôi hiện không đánh giá cao độ tin cậy của mẫu hình nến đảo chiều này nhưng nếu chỉ số tiếp tục xuyên thủng vùng hỗ trợ 1.150-1.155 điểm thì mẫu hình này sẽ được xác nhận hoàn thành và thị trường có thể đối mặt với rủi ro giảm về các vùng hỗ trợ sâu hơn trong ngắn hạn”, ông Trần Xuân Bách phân tích.
Ông Bách cho rằng, chỉ số nhiều đang nhận được sự nâng đỡ tích cực từ nhóm các đường MA ngắn hạn đang hướng lên. Điều này giúp chúng tôi kỳ vọng vào khả năng thị trường sẽ sớm có phản ứng hồi phục tăng điểm trở lại trong một vài phiên kế tiếp.
“Vn-Index dự báo sẽ tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh trong nửa đầu phiên kế tiếp và có thể sẽ có diễn biến hồi phục trở lại về cuối phiên. Chỉ số có thể lùi về kiểm định vùng hỗ trợ 1.150-1.155 điểm. Đây là vùng cản được chúng tôi đánh giá sẽ giúp thị trường hồi phục trở lại. Tuy nhiên, nếu tiếp tục xuyên thủng vùng kháng cự này, chỉ số sẽ lùi về vùng hỗ trợ mạnh nằm tại 1.100-1.120 điểm trong ngắn hạn”, ông Trần Xuân Bách dự báo.
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 25/2: Có thể giảm về vùng hỗ trợ 1.145-1.155 điểm
Lực cầu giá thấp nhiều khả năng sẽ sớm gia tăng trở lại, khi chỉ số lùi về dưới vùng 1.155 điểm để giúp tương quan cung cầu của các nhóm cổ phiếu cân bằng hơn trong một vài phiên kế tiếp.
Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 25/2.
CTCK Bảo Việt - BVSC
Lực cầu giá thấp nhiều khả năng sẽ sớm gia tăng trở lại, khi chỉ số lùi về dưới vùng 1.155 điểm để giúp tương quan cung cầu của các nhóm cổ phiếu cân bằng hơn trong một vài phiên kế tiếp.
Cây nến đỏ dài xuất hiện trong phiên hôm nay đang tạo ra mẫu hình nến đảo chiều "Bearish Engulfing". Dù vậy, chúng tôi đánh giá khả năng hoàn thành mẫu hình nến này là không cao.
Chỉ số nhiều khả năng sẽ cho phản ứng hồi phục trở lại với sự nâng đỡ từ các đường MA ngắn hạn đang hướng lên tương ứng với vùng 1.145-1.155 điểm.
Mặt khác, vùng kháng cự 1.175-1.185 điểm vẫn sẽ tạo ra lực cản đáng kể đối với đà hồi phục của thị trường.
Chỉ số dự báo sẽ giảm về vùng hỗ trợ 1.145-1.155 điểm trong một vài phiên kế tiếp. Đây là vùng hỗ trợ được kỳ vọng sẽ giúp thị trường hồi phục tăng điểm trở lại.
Với những tín hiệu tích cực từ hệ thống chỉ báo kỹ thuật và chỉ báo tâm lý, chúng tôi cho rằng, các nhịp điều chỉnh là cần thiết giúp thị trường tích lũy thêm xung lực để hướng đến thử thách vùng đỉnh lịch sử 1.200 điểm trong thời gian tới.
Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS.
CTCK SHS
Cuối cùng thì thị trường cũng phải giảm mạnh sau khi lực cầu không đủ sức kéo chỉ số bật tăng trong hai phiên đầu tuần. Xu hướng trung hạn vẫn là tích cực do thuộc sóng tăng 5.
Nhưng về ngắn hạn, rủi ro thị trường tiếp tục điều chỉnh là hiện hữu do chỉ số chưa hạ độ cao về các ngưỡng hỗ trợ quan trọng. Tuy nhiên, khả năng hồi phục trở lại cũng có thể xảy như sau các phiên giảm mạnh trước đó.
Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index. Nguồn: VCBS.
Thị trường giằng co, cổ phiếu VIX vẫn tăng trần 3 phiên liên tiếp Bất chấp thế giằng co của thị trường chứng khoán, cổ phiếu VIX tăng trần 3 phiên liên tiếp và đạt kỷ lục về số lượng lẫn giá trị giao dịch hôm 23/2. Kết phiên giao dịch ngày 23/2, giá cổ phiếu VIX của Công ty cổ phần Chứng khoán VIX đạt 31.900 đồng, tăng gần 7% so với giá kết phiên hôm...