Thị trường chứng khoán châu Á hầu như giảm điểm chiều 5/10
Các thị trường chứng khoán châu Á hầu như giảm điểm trong phiên giao dịch chiều 5/10 do giá dầu tăng mạnh gây áp lực làm tăng lạm phát, trong khi Mỹ đang bế tắc về việc nâng trần nợ công làm dấy lên lo ngại về một thảm họa vỡ nợ.
Bảng điện tử niêm yết các chỉ số chứng khoán tại sàn giao dịch chứng khoán Tokyo, Nhật Bản. Ảnh (tư liệu) minh họa: AFP/TTXVN
Chốt phiên 5/10, chỉ số Nikkei 225 của thị trường Tokyo (Nhật Bản) giảm 2,2% xuống 27.822,12 điểm. Thị trường Sydney, Seoul, Singapore, Wellington và Jakarta cũng giảm điểm. Tuy nhiên, chỉ số Hang Seng của Hong Kong lại tăng 0,3% lên 24.104,15 điểm, thị trường Đài Bắc, Manila, Mumbai và Bangkok cũng tăng điểm. Thị trường Thượng Hải đóng cửa nghỉ lễ.
Các nhà đầu tư đang lo lắng theo dõi diễn biến của cuộc khủng hoảng của tập đoàn bất động sản khổng lồ Trung Quốc Evergrande khi tập đoàn nâng cảnh báo về ảnh hưởng lan rộng ở nền kinh tế số hai thế giới và có thể xa hơn nữa. Việc các nhà lập pháp Mỹ vẫn bất đồng quan điểm về nâng trần nợ công khiến đất nước bên bờ vực vỡ nợ lịch sử mà một số chuyên gia, trong đó có Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, cảnh báo sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính.
Quyết định hôm 4/10 của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn gọi là OPEC không tăng sản lượng dù nguồn cung thắt chặt và nhu cầu tăng đã khiến giá dầu thô tăng vọt, với giá dầu WTI đạt mức cao nhất trong bảy năm và dầu Brent ở mức cao nhất trong ba năm. Thông báo này làm dấy lên lo ngại rằng lạm phát, vốn đã ở mức cao nhất trong nhiều năm, sẽ tăng cao hơn nữa, gây áp lực lên các ngân hàng trung ương phải điều chỉnh các chính sách tiền tệ siêu lỏng của họ sớm hơn.
Video đang HOT
Tại Việt Nam, đóng cửa phiên 5/10, chỉ số VN-Index tăng 15,09 điểm (1,13%) lên 1.354,63 điểm, HNX-Index tăng 5,6 điểm (1,55%) lên 366,5 điểm.
Chứng khoán châu Á đa phần đi lên theo đà của Phố Wall trong chiều 30/9
Chứng khoán châu Á hầu hết đều nối bước Phố Wall tăng điểm trong phiên chiều 30/9, mặc dù giới đầu tư tiếp tục lo ngại rằng lạm phát tăng cao sẽ dẫn đến việc các ngân hàng trung ương sớm tăng lãi suất hơn dự kiến.
Bảng chỉ số chứng khoán tại Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Phiên này, chứng khoán Hàn Quốc hồi phục sau hai ngày mất điểm liên tiếp do các nhà đầu tư mua vào khi giá yếu. Chỉ số Kospi tại thị trường Seoul tăng 8,55 điểm (tương đương 0,28%) và đóng cửa ở mức 3.068,82 điểm.
Chứng khoán Trung Quốc có sự phân hóa, chỉ số Shanghai Composite ở Thượng Hải tiến 31,87 điểm (0,90%) lên 3.568,17 điểm. Thị trường Trung Quốc sẽ đóng cửa nghỉ lễ vào thứ Sáu tuần này (1/10).
Trong khi chứng khoán Hong Kong kết thúc phiên giảm nhẹ và dứt chuỗi ba ngày tăng trước đó. Chỉ số Hang Seng giảm 87,86 điểm (0,36%) xuống 24.575,64 điểm sau khi các số liệu mới cho thấy hoạt động tại các nhà máy Trung Quốc trong tháng Chín đã giảm lần đầu tiên kể từ tháng 2/2020.
Dù các số liệu này không dẫn tới phản ứng mạnh, giới phân tích cảnh báo vấn đề này vẫn gây lo ngại vì nó có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng và gia tăng áp lực lạm phát trên toàn cầu.
Các thị trường châu Á khác gồm Sydney, Singapore, Wellington, Taipei, Mumbai, Manila và Jakarta cũng đều tăng điểm.
Tuy nhiên, chứng khoán Nhật Bản đã đóng cửa phiên thứ tư liên tiếp trong sắc đỏ, do lo ngại về khả năng Chính phủ Mỹ đóng cửa vì hết ngân sách đã lấn át sự hỗ trợ từ đồng yen rẻ hơn. Chỉ số Nikkei 225 tại Tokyo giảm 91,63 điểm (0,31%) xuống 29.452,66 điểm trong phiên này.
Mặc dù đã được dự báo từ trước, nhưng viễn cảnh Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và các ngân hàng trung ương lớn khác sẽ sớm bắt đầu dỡ bỏ các chính sách tiền tệ nới lỏng được triển khai trong mùa dịch đã ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư trong những tuần gần đây.
Thị trường lo ngại rằng các ngân hàng sẽ thắt chặt chính sách nhanh hơn và sớm hơn dự kiến ban đầu, khi đà phục hồi kinh tế toàn cầu có dấu hiệu chững lại trong khi dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp và đè nặng lên tâm lý người tiêu dùng.
Chuyên gia Christopher Smart tại công ty quản lý đầu tư Barings nhận định đà tăng trưởng rõ ràng đã "hạ nhiệt" với những lo ngại về đại dịch, tình hình chính trị bất ổn tại Washington, cũng như những rủi ro tiềm tàng từ lĩnh vực bất động sản Trung Quốc.
Dù vậy, chuyên gia này vẫn tin tưởng rằng quỹ đạo chung của nền kinh tế toàn cầu còn khá mạnh, tương đương hồi đầu năm nay.
Tại thị trường Việt Nam, kết thúc phiên giao dịch ngày 30/9, chỉ số VN - Index tăng 2,85 điểm (0,21%) lên 1.342,06 điểm, trong khi HNX - Index tăng 3,03 điểm (0,86%) lên 357,33 điểm.
Chiều 9/9, chứng khoán châu Á phần lớn giảm điểm Trong phiên giao dịch chiều 9/9, chứng khoán châu Á phần lớn giảm điểm giữa những lo ngại về sự lây lan của biến thể Delta gây dịch COVID-19. Chỉ số chứng khoán KOSPI của Hàn Quốc. Ảnh tư liệu: YONHAP/TTXVN Sau khi trải qua một đợt tăng mạnh vào đầu tháng này, các thị trường chứng khoán đã chững lại sau khi...