Thị trưởng Brazil vừa điều trị ung thư vừa chống Covid-19
Trong tòa thị chính Sao Paulo, Thị trưởng Bruno Covas vừa dẫn dắt cuộc chiến với Covid-19 ở tâm dịch Brazil, vừa điều trị ung thư hạch.
26/2 là ngày mà Thị trưởng Bruno Covas, 40 tuổi, sẽ không bao giờ quên, khi ông vừa bắt đầu phương pháp điều trị miễn dịch với căn bệnh ung thư hạch, vừa nhận được thông tin về ca nhiễm nCoV đầu tiên của Brazil được xác nhận tại Sao Paulo.
Thị trưởng thành phố Sao Paulo, Bruno Covas, tại văn phòng làm việc ở tòa thị chính hôm 21/5. Ảnh: AFP.
Covas từng vượt qua hai căn bệnh ung thư trước đó bằng hóa trị, một ở dạ dày, một ở gan, và ông đón nhận Covid-19 với sự can đảm tương tự.
“Tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện lùi bước”, ông nói trong cuộc phỏng vấn tại văn phòng, đeo khẩu trang đồng màu với bộ trang phục màu đen. “Các bác sĩ chưa bao giờ nói tôi cần phải làm điều đó”.
Dù bị rụng tóc và gầy hốc hác sau những đợt trị liệu, Covas vẫn nỗ lực chạy đua từng phút để lãnh đạo cuộc chiến chống dịch bệnh ở Sao Paulo, thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất của Covid-19 ở Mỹ Latinh, nơi ghi nhận hơn 40.000 ca nhiễm và hơn 3.000 ca tử vong.
Video đang HOT
Cùng Thống đốc bang Sao Paulo Joao Doria, Thị trưởng Covas đã ban hành lệnh yêu cầu người dân ở nhà nghiêm khắc nhất Brazil, ra lệnh đóng cửa trường học và các cơ sở kinh doanh không thiết yếu từ hôm 24/3. Họ phản đối quan điểm của Tổng thống Jair Bolsonaro, người cáo buộc truyền thông và chính quyền địa phương “thổi phồng” về đại dịch, gây tổn hại không cần thiết cho nền kinh tế.
Covas cho hay cuộc chiến lớn nhất của ông là làm sao để người dân ở thành phố lớn nhất Brazil tuân thủ lệnh ở nhà. Sao Paulo là thủ đô kinh tế của Brazil và luôn trong cảnh buôn bán tấp nập. Dữ liệu định vị ở điện thoại cho thấy chỉ khoảng một nửa trong số 12 triệu dân Sao Paulo tuân thủ việc ở nhà. Điều này khiến Covas rất thất vọng.
“Nhưng cùng lúc đó, rất vui khi thấy 6 triệu người đang chấp hành”, ông nói. “Chúng tôi đã cách ly gần hai tháng, vì thế mỗi ngày trôi qua, chúng tôi đề nghị mọi người hy sinh thêm một chút”.
Covas, người nhậm chức tháng 4/2018, tiên phong làm gương cho dân chúng. Kể từ khi có lệnh yêu cầu ở nhà, ông hiếm khi rời khỏi tòa thị chính, kê một chiếc giường trong văn phòng để tự cách ly.
Ngoại trừ vài lần đến bệnh viện trị liệu và họp với các quan chức, Covas chỉ ở trong tòa thị chính 15 tầng. Con trai 14 tuổi của ông mỗi tuần đến thăm bố vài lần. Thời gian còn lại ông chủ yếu làm việc. Ông muốn dành cả 24 giờ/ngày cho người dân Sao Paulo.
Trong bối cảnh Brazil là điểm nóng Covid-19 mới nhất với gần 23.000 người chết và dịch dự kiến phải tới tháng 6 mới đạt đỉnh, ông Covas sẽ còn ở lại tòa thị chính trong thời gian dài.
Covas là cháu trai của Mario Covas, một chính trị gia lâu năm ở Sao Paulo. Tốt nghiệp chuyên ngành luật sư, ông được bầu làm nghị sĩ bang khi mới 26 tuổi, sau đó trở thành phó thị trưởng dưới quyền ông Doria. Khi người dẫn dắt ông từ nhiệm để tranh cử thống đốc, Covas lên lãnh đạo thành phố.
Covas thừa nhận những thử thách mà chính quyền của ông đang đối mặt trong việc ứng phó với Covid-19 nhưng bảo vệ cách xử lý dịch bệnh.
“Chúng tôi đang vượt qua khủng hoảng tốt hơn những thành phố lớn khác”, ông nói.
Các bệnh viện địa phương ở Sao Paulo đang gần chạm ngưỡng, với 88% số giường chăm sóc đặc biệt đã được sử dụng, nhưng Covas cho hay ông tự hào rằng họ không phải từ chối điều trị cho bất kỳ ai.
Ông và các trợ lý đang nỗ lực củng cố hệ thống chăm sóc sức khỏe. Họ đã mở các bệnh viện dã chiến để chăm sóc cho 2.500 bệnh nhân Covid-19 và bổ sung hàng trăm giường cho các bệnh viện sẵn có.
Ông thẳng thắn bày tỏ sự thất vọng khi thấy Tổng thống Bolsonaro coi thường đại dịch, thậm chí khi thành phố Sao Paulo đang bị tàn phá.
“Tổng thống không quan tâm đến những quy định y tế. Điều đó đang gây ra nhiều thiệt hại”, ông nói. “Đây không phải là virus cánh tả hay cánh hữu. Đó là một thực tế khoa học và chúng ta phải đối đầu với nó”.
Mỹ cấm nhập cảnh từ Brazil
Chính quyền Trump ngày 24/5 thông báo cấm nhập cảnh từ Brazil sau khi nước này trở thành điểm nóng thứ hai thế giới về số ca nhiễm nCoV.
Những người không phải công dân Mỹ đã ở Brazil trong 14 ngày trước khi tới Mỹ sẽ không được phép nhập cảnh, thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany cho hay. Giao dịch thương mại không bị ảnh hưởng bởi quy định mới.
"Việc làm hôm nay sẽ giúp đảm bảo người nước ngoài từng ở Brazil không trở thành một nguồn lây nhiễm mới cho nước ta", McEnany nói.
Quan tài chứa thi thể của người nhiễm nCoV được chôn cất tại một nghĩa trang ở Sao Paolo, Brazil, ngày 22/5. Ảnh: AFP.
Brazil đến nay ghi nhận hơn 363.000 ca nhiễm nCoV, là nước có số ca nhiễm cao thứ hai thế giới, xếp sau Mỹ. Số ca tử vong là gần 23.000. Giới chuyên gia cho rằng ca nhiễm thực tế có thể cao hơn 15 lần số liệu được công bố do năng lực xét nghiệm hạn chế và dịch bệnh ở Brazil phải đến tháng 6 mới đạt đỉnh.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro là một đồng minh chính trị của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Giống như ông chủ Nhà Trắng, Bolsonaro luôn làm giảm mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Ông nhiều lần so sánh Covid-19 với "cúm nhỏ" và phản đối các biện pháp hạn chế do chính quyền bang áp đặt. Tổng thống Bolsonaro đang kêu gọi các doanh nghiệp mở cửa trở lại.
Covid-19 khởi phát ở Vũ Hán, Trung Quốc, hồi tháng 12/2019, đến nay xuất hiện ở hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ với gần 5,5 triệu ca nhiễm và hơn 346.000 trường hợp tử vong.
Tất cả 50 bang của Mỹ đã nới lỏng phong tỏa ở các cấp độ khác nhau. Tổng thống Mỹ Donald Trump tối 22/5 ban hành lệnh cho phép tụ tập tối đa 10 người ở bất kỳ bang nào, miễn họ duy trì hướng dẫn cách biệt cộng đồng.
Gần 5,5 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu Thế giới ghi nhận gần 5,5 triệu người nhiễm nCoV, trong đó hơn 346.000 người chết, với Nam Mỹ là tâm dịch Covid-19 mới. 213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 5.491.193 ca nhiễm và 346.326 ca tử vong, tăng lần lượt 94.223 và 2.744 trường hợp so với hôm qua, trong đó 2.298.806 người đã bình phục. Tổng ca nhiễm...