Thị trường bất động sản đều trong trạng thái chờ
Nhà đầu tư ôm nhiều BĐS, sử dụng đòn bẩy tài chính loay hoay tự cứu mình. Trong khi, các nhà đầu tư “mạnh vốn, bạo tiền” thì vẫn chờ thị trường giảm giá sâu hơn nữa; CHỜ tín hiệu nền kinh tế; chờ động thái tiếp theo của cơ quan quản lý nhà nước…
Nói như một chuyên gia trong ngành: tâm lý bao trùm thị trường BĐS hiện nay là “chờ”. Bên cạnh các nhà đầu tư sẵn dòng tiền chờ các động thái từ thị trường mới đưa ra quyết định đầu tư thì các nhà đầu tư non vốn cũng đang cố “gồng” để chờ thị trường phục hồi. Chính động thái chờ này khiến thị trường cuối năm lại càng ảm đạm thanh khoản.
Có thể thấy, về nguồn cung và sức cầu BĐS liên tục ghi nhận giảm mạnh bắt đầu từ giữa quý 2, đến nay thị trường gần như “ngủ đông” ở một số phân khúc nhất là BĐS nghỉ dưỡng, cụ thể là phân khúc condotel. Những phân khúc còn lại sức cầu chỉ bằng 10% – 20% so với đầu năm 2022.
Ghi nhận cho thấy, thị trường BĐS tăng dần hiện tượng cắt lỗ, bán tháo BĐS ở các nhà đầu tư áp lực dòng tài chính. Dĩ nhiên, hiện tượng này không giống giai đoạn khủng hoảng 2011-2-13, nhưng theo một số chuyên gia, xu hướng giảm chưa có dấu hiệu dừng lại nếu tình hình thị trường không có chuyển biến mới. Theo đó, trạng thái “ngủ đông” có thể sẽ tiếp tục lan rộng trên diện rộng hơn.
Giao dịch BĐS trầm lắng, giá nhà đất có xu hướng đi xuống, nhiều nhà đầu tư ôm nhiều nhà đất và sử dụng đòn bẩy tài chính đang loay hoay tìm cách tự cứu lấy mình. Không chỉ vậy, các nhà đầu tư mạnh vốn cũng chưa sẵn lòng xuống tiền ngay mà tiếp tục chờ và nghe ngóng thị trường.
Video đang HOT
Thị trường không còn cảnh mua bán như đầu năm 2022.
Có thể thấy, trước chính sách tín dụng, nhà đầu tư F0 thiếu kinh nghiệm, sử dụng đòn bẩy tài chính ngân hàng là chủ yếu bắt buộc phải đẩy hàng vì không có khả năng cầm cự, cùng với tâm lý sợ thị trường BĐS chững lại và đóng băng thời gian tới. Bên cạnh đó, về phía người mua có tâm lý dè dặt, cẩn trọng chờ diễn biến của thị trường BĐS có tiếp tục xuống giá sâu hơn mới xuống tiền đầu tư. Hiện tượng nhiều người bán, ít người mua và không có thanh khoản trên trị trường sẽ còn kéo dài, thậm chí hết năm 2023.
Do vậy, thách thức mà thị trường phải đối mặt là dấu hiệu giao dịch sụt giảm, thanh khoản chậm. Tâm lý chờ đợi bao trùm thị trường.
“Thị trường bất động sản đang đối mặt với nghịch lý đã xuất hiện nhiều người bán nhưng ít người mua. Hiện nay, những nhà đầu tư, hoặc người có nhu cầu mua thực đang có tâm lý đợi giá giảm sâu hơn khiến thị trường trầm lắng”, một chuyên gia trong ngành nhấn mạnh.
Ông Võ Hồng Thắng, Phó Giám đốc R&D DKRA Vietnam cho hay, chính sách pháp lý dự án là một trong các vấn đề đã tồn đọng quá lâu và kéo dài dẫn đến sụt giảm nguồn cung, gây áp lực lên mặt bằng giá và hiệu quả kinh doanh do thời gian triển khai dự án kéo dài ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Điều quan trọng không kém đó chính là niềm tin của người dân và nhà đầu tư vào chính sách điều hành, quản lý của nhà nước, niềm tin vào tiềm năng của thị trường phải được quan tâm và củng cố.
“Nếu không giữ vững điều này tâm lý chung của thị trường sẽ tiếp tục thận trọng và thị trường sẽ càng khó có cơ hội phục hồi trong ngắn hạn”, ông Thắng nhấn mạnh.
Môi giới BĐS “căng mình” bán hàng: Chỉ cần một khách hàng chịu ngồi nghe tư vấn lúc này đã là may mắn
Xây dựng khung giá đất giúp thị trường bất động sản minh bạch hơn
Các chuyên gia bất động sản (BĐS) cho rằng, việc xác định khung giá đất hiện nay sẽ góp phần thúc đẩy bồi thường và giải phóng mặt bằng, giúp thị trường BĐS minh bạch hơn; đồng thời, giúp cơ quan quản lý Nhà nước có cơ chế kiểm soát bảng giá đất của các địa phương, cũng như xác định các khoản nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất trong quá trình sử dụng.
Khung giá đất phải sát thị trường
Theo Điều 113, Luật Đất đai 2013, khung giá đất là mức giá (cao nhất hoặc thấp nhất) với từng loại đất cụ thể và việc xác định khung giá đất được ban hành định kỳ với kỳ hạn 5 năm. Việc xây dựng khung giá đất, nhằm quản lý giá đất trên thị trường, giúp cơ quan quản lý Nhà nước có cơ chế kiểm soát bảng giá đất của các địa phương và xác định các khoản nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.
Xây dựng khung giá đất giúp thị trường bất động sản minh bạch hơn. Ảnh: TTXVN.
Tuy nhiên, thực tế, khung giá đất hiện hành chưa đáp ứng được mục đích quản lý sử dụng đất tại các địa phương, thậm chí tạo "cơ chế hai giá" gây khó khăn trong công tác quản lý và kéo dài tiến độ các dự án xây dựng do tắc khâu giải phóng mặt bằng. Do đó Nghị quyết số 18-NQ/TW đã đặt ra nhiệm vụ cụ thể khi dự thảo sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 về việc bãi bỏ khung giá đất, xác định lại khung giá đất, đảm bảo phù hợp với cơ chế thị trường.
Bên cạnh đó, việc bãi bỏ khung giá đất đồng nghĩa với việc Nhà nước không áp dụng mức giá tối thiểu hay tối đa đối với từng loại đất, thay vào đó, trước khi ban hành bảng giá đất của từng địa phương, UBND cấp tỉnh, thành phố căn cứ vào các nguyên tắc, phương pháp định giá đất, các quy chuẩn và giá đất, sự biến động về giá đất thực tế trên thị trường để xây dựng bảng giá đất.
Về vấn đề này, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng, giá đất theo giá thị trường chính là sự ước lượng giá trị được trao đổi trên thị trường thông qua các hợp đồng chuyển nhượng. Giá đất theo giá thị trường sẽ được tính theo ngày, theo tuần, theo tháng chứ không phải tính theo 5 năm một lần như hiện nay. Giá bất động sản cũng sẽ được điều chỉnh bằng quy luật cung cầu. Giá nhà đất cao không có người mua sẽ phải hạ xuống và xu hướng hạ giá là tất yếu.
Đồng quan điểm, nhiều chuyên gia BĐS nhận định thêm, việc bãi bỏ khung giá đất khi dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ giúp thị trường trở nên minh bạch hơn, vì tất cả khu đất giải tỏa và cần được đền bù sẽ được định giá phù hợp với giá thị trường, tạo niềm tin hơn cho các nhà đầu tư và người dân; tạo cơ sở để khu đất đó được tính thuế đầy đủ, tránh gây thất thu thuế cho Nhà nước như trước đây.
Bỏ khung giá đất, giá nhà cao nhưng chấp nhận được
Đây là khẳng định của ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam tại Tọa đàm "Giải pháp nào để xác định giá đất tiệm cận thị trường?" mới đây. Khung giá đất lâu nay không tính toán đúng thực chất giá trị tài sản đất đai, nên tiền đền bù cho người dân khi bị Nhà nước thu hồi đất chưa sát giá thị trường. Thực tế này đã và đang dẫn đến nhiều hệ lụy như: Khiếu kiện, khiếu nại, thời gian giải phóng mặt bằng kéo dài, nhiều dự án bị đình trệ hàng chục năm, phải điều chỉnh tổng vốn đầu tư... Do đó, việc bãi bỏ khung giá đất phù hợp với thực tiễn.
Tại Điều 19 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định Nhà nước quyết định giá đất thông qua việc quy định nguyên tắc, phương pháp định giá đất; ban hành bảng giá đất và quyết định giá đất cụ thể. Như vậy, thực chất của bỏ khung giá đất không có nghĩa là bỏ sự quản lý của Nhà nước đối với việc định giá đất ở địa phương, mà chỉ bỏ đi một khâu trung gian có tính chất "tiền kiểm" trong quá trình định giá đất, thay thế bằng "hậu kiểm", nhằm giúp tăng tính chủ động cho mỗi địa phương trong quản lý nguồn lực đất đai.
Ông Nguyễn Văn Đính phân tích thêm, khi giá đền bù thỏa đáng, hiện tượng khiếu kiện giảm sẽ giúp việc triển khai dự án được đẩy nhanh hơn, qua đó chủ đầu tư sẽ chủ động tính toán các phương án đầu tư hiệu quả kinh tế ngay từ đầu. Bỏ khung giá đất có thể giá nhà sẽ cao hơn, nhưng ở mức độ thị trường và nhà đầu tư chấp nhận được.
Còn TS. Nguyễn Bá Long, Viện trưởng Viện Quản lý đất đai và Phát triển nông thôn, Trường Đại học Lâm nghiệp nhận định, khung giá đất quy định trong Luật Đất đai như "chiếc áo quá chật", là nguyên nhân làm bảng giá đất các địa phương thấp. Bởi vì bảng giá đất không thể vượt khung giá, giá đất cụ thể cũng không quá cao so với bảng giá đất, đây là tâm lý chung của lãnh đạo địa phương, hội đồng thẩm định giá đất. Do đó, việc bỏ khung giá, đưa giá đất sát giá thị trường để tạo cơ sở pháp lý cho quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững tài nguyên đất đai và hài hòa quyền và lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư.
"Mục đích của bỏ khung giá đất chính là quan điểm để đưa đất đai về giá thị thực, giá đất được vận động theo quy luật thị trường, xây dựng bảng giá đất, định giá đất sát với giá thị trường hơn (đạt khoảng 70 - 80% so với giá thị trường là thành công). Khi đó, chủ trương phân cấp, phân quyền của Chính phủ cho chính quyền địa phương chủ động, nâng cao trách nhiệm để đảm bảo ban hành bảng giá đất phù hợp đặc điểm, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng tỉnh, còn người dân chấp nhận được", ông Nguyễn Bá Long cho hay.
Nhà cho thuê lên ngôi Trong bối cảnh giá nhà tăng cao, người dân có xu hướng đi thuê thay vì mua nhà, đặc biệt tại các thành phố lớn như TP.HCM và Hà Nội. Ghi nhận thực tế từ chuyên trang Batdongsan cho thấy khoảng 10 dự án đang mở bán tại TP.HCM và các tỉnh lân cận đều có tỷ lệ hấp thụ hầu hết không...