Thị trường bất động sản đang chuẩn bị bước vào giai đoạn tăng trưởng mới?
Với những nhà đầu tư đầy lạc quan, có quá nhiều tín hiệu dự báo thị trường địa ốc sẽ chững lại trong ngắn hạn và chuẩn bị sức bật tăng trưởng mới.
Giá bất động sản neo cao, thanh khoản thấp là lo ngại được đặt ra cho kịch bản trầm lắng của thị trường địa ốc. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, diễn biến này chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn hạn, 3-6 tháng. Thị trường sau đó sẽ quay trở lại chu kỳ bắt đầu phục hồi và tăng trưởng.
Lý giải nguyên nhân khiến thị trường địa ốc sẽ đối mặt với thách thức trong thời gian ngắn, ông Trần Khánh Quang cho rằng, do có nhiều yếu tố đã tác động làm điều chỉnh thị trường như siết thuế chuyển nhượng, vấn đề trái phiếu của doanh nghiệp… Động thái điều tiết của Nhà nước từ từ hơn so với thời điểm cách đây hơn 10 năm.
Lẽ ra thị trường bất động sản sẽ phải đối mặt với khoảng thời gian chững lại kéo dài nhưng sự điều chỉnh kịp thời đó đã giảm bớt khó khăn mà lĩnh vực có giá trị vốn hoá này đang trải qua.
Nhìn lạc quan về tương lai, các chuyên gia cho rằng, có rất nhiều tín hiệu dự báo thị trường địa ốc sẽ bước vào chu kỳ tăng trưởng mới.
(Ảnh minh hoạ)
Tín hiệu tích cực từ phân khúc nhà ở xã hội
Đầu tiên chính là nguồn cung nhà ở xã hội cùng với gói hỗ trợ kích cầu. Theo dự báo, nguồn cung phân khúc nhà ở dành cho người có thu nhập thấp sẽ tăng mạnh trong thời gian tới khi một loạt doanh nghiệp địa ốc công bố kế hoạch chiến lược triển khai dự án.
Đơn cử như Vinhomes công bố sẽ cung ứng 500.000 căn nhà ở xã hội tại khu vực vùng ven những đô thị lớn như: TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh…trong 5 năm tới.
Video đang HOT
Viglacera cũng sẽ đầu tư phát triển các dự án mới, có thể kể đến nhà ở công nhân/nhà ở xã hội thuộc khu nhà ở xã hội tại Tiên Dương – Đông Anh (theo chương trình của UBND TP. Hà Nội); khu nhà ở xã hội khu công nghiệp Phú Hà (Phú Thọ); khu nhà ở công nhân khu công nghiệp Tiền Hải (Thái Bình).
Các doanh nghiệp trong miền Nam dự tính sẽ xây dựng khoảng 100.000 căn với giá bán dự kiến dưới 25 triệu đồng/m2 tại TP.HCM và dưới 20 triệu đồng/m2 tại các thị trường Long An, Bình Dương, Đồng Nai.
Đặc biệt, đi cùng với nguồn cung loại hình nhà ở dành cho người thu nhập thấp, gói kích cầu được đưa ra như chính sách cấp trực tiếp 15.000 tỷ đồng cho người thuê mua nhà ở xã hội trong 2 năm, hay quy định hỗ trợ lãi suất 2% cho các đơn vị đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trong gói có quy mô 40.000 tỷ đồng. Nhiều gói hỗ trợ hàng chục nghìn tỷ cũng đang được đề xuất.
Nhìn lại kịch bản thị trường lao dốc giai đoạn 2013, chính nguồn cung nhà ở dành cho người thu nhập thấp và gói hỗ trợ 30.000 tỷ đã góp phần làm ấm lại thị trường. Giao dịch sôi động của loại hình này đã tiếp lửa cho thị trường bất động sản, sau khoảng thời gian dài đóng băng. Và ở hiện tại, sự sôi động của phân khúc nhà ở dành cho người thu nhập thấp trong thời gian tới là tín hiệu dự báo thị trường địa ốc đang chuẩn bị bước vào giai đoạn phục hồi.
Dự án giao thông được đẩy mạnh triển khai
Một tín hiệu khác khiến giới chuyên gia kỳ vọng rằng, bất động sản bước vào thời kỳ tăng trưởng rực rỡ đến từ hàng loạt dự án đầu tư công được triển khai. Tính đến thời điểm hiện tại, rất nhiều công trình giao thông nghìn tỷ tại các tỉnh đang đẩy mạnh thực hiện.
Mới đây, trong phiên họp Quốc hội, đường vành đai 4, vành đai 3 được đề xuất chủ trương đầu tư và nhận được nhiều sự tán thành. Khi 2 tuyến đường này đi vào triển khai, giá đất dọc theo các tuyến đường sẽ nhanh chóng sôi động. Đặc biệt, quy hoạch các khu đô thị ven đường Vành đai sẽ là động lực đẩy thị trường địa ốc tăng trưởng.
Ở thời kỳ năm 2013, hàng loạt dự án giao thông cũng trở thành nhân tố “bẩy” thị trường như dự án đường trên cao Vĩnh Tuy – Ngã Tư Sở và Mai Dịch – Nam Thăng Long với giá trị lên tới gần 6.000 tỷ đồng; tuyến đường Mỹ Đình – Ba Sao – Bái Đính 4.000 tỷ đồng (Hà Nội), tuyến Metro số 5 trị giá gần 900 triệu Euro (TP.HCM)…
Dòng vốn FDI đổ mạnh
Động lực khác cho thị trường địa ốc chính là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục đến với Việt Nam cũng khiến phân khúc bất động sản công nghiệp hưởng lợi.
Trong 4 tháng đầu năm nay, vốn FDI đạt 10,8 tỷ USD (theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư), dù chỉ bẳng 88,3% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn là một con số đầy lạc quan.
Các chuyên gia cho rằng, điều này cũng khiến phân khúc bất động sản văn phòng thêm phần sôi động và đây cũng là xu hướng chung của thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Cách đây 10 năm, dòng vốn FDI tăng mạnh cũng là nguyên nhân góp phần đẩy thị trường phát triển và tăng trưởng.
Mua chung cư là “tiêu sản” nhưng vì sao sau 10 năm nhất định cần phải thay căn hộ mới?
Điều gì khiến nhà đầu tư mạnh tay xuống tiền vào bất động sản dù thị trường biến động?
Mọi biến động trên thị trường và hàng loạt lo ngại như siết tín dụng, siết thuế chuyển nhượng hay ám ảnh về chu kỳ lặp lại... không khiến cho một số nhà đầu tư "chùn nước". Họ lạc quan tin tưởng vào kênh đầu tư bất động sản.
Miệt mài săn đất
Thừa nhận kiếm tiền lời từ bất động sản đã không còn dễ dàng như trước đây nhưng chị Sinh (Hà Nội) vẫn dành thời gian săn tìm lô đất đẹp. Ngoài khoảng thời gian tìm hàng, chị Sinh và đồng nghiệp thường xuyên trao đổi nhận định về thị trường, kinh nghiệm mua bán bất động sản. Mỗi ngày của chị Sinh vẫn bắt đầu rời nhà từ 7 giờ sáng về kết thúc lúc 6 giờ chiều.
"Thời gian này, mình còn bận hơn trước. Ngoài theo đổi một số dự án đang nóng trên thị trường, mình phải dành nhiều thời gian đi tìm hàng. Bất động sản đẹp giờ không có sẵn, nên tìm kiếm khó khăn hơn, nhất là tìm được sản phẩm giá hợp lý, chất lượng", chị Sinh cho hay.
(Ảnh minh hoạ)
Thẳng thắn cho rằng, thị trường bất động sản ngày càng trở nên khó khăn nhưng với chị Sinh, đây vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn. "So với chứng khoán, lúc lên lúc xuống, hay đầu tư tiền ảo cũng rất rủi ro, chỉ có bất động sản mới mang lại giá trị thực và rõ ràng. Bài toán lỗ, lãi hiện ra cụ thể. Ví dụ tôi mua mảnh đất 2 tỷ. Đó là tài sản của tôi, được chứng minh. Sau 2 năm, giá tăng hay giảm, tôi biết chắc chắn. Với đầu tư bất động sản như hiện tại, sẽ cần thời gian lâu dài, chứ không thể ngắn hạn. Nhưng nếu để 5-10 năm thì phần lời là chắc chắn. Suy cho cùng, đây vẫn là kênh đầu tư an toàn".
Trong khi đó, theo anh Nguyễn Duy, dù thị trường có đi xuống thì thực tế, vẫn sẽ có khu vực mang lại lợi nhuận tốt cho nhà đầu tư. Thế nên, thị trường ở hiện tại sẽ khó kiếm lợi nhuận hơn nhưng lại đang dần an toàn hơn vì chính sách kiểm soát của nhà nước.
Nhà đầu tư này chia sẻ, cách đây năm 2009, anh Duy từng bỏ ra hơn 600 triệu đồng để mua lô đất tại Hà Đông. Đến năm 2011, thị trường lao dốc, nhiều người cắt lỗ bán rẻ. Nhưng năm 2012, anh Duy vẫn bán được lô đất này lời 350 triệu đồng. Anh Duy cho biết thêm không chỉ có anh mà một số bạn bè của anh đều bán đất có lời dù ngay trong thời điểm khủng hoảng.
"Thế nên, tôi nghĩ trong bất kỳ hoàn cảnh nào, khó khăn của người này sẽ là cơ hội của người kia. Thị trường bất động sản có chững lại thì cũng sẽ có khu vực phải tăng lên. Cơ hội tìm kiếm lợi nhuận sẽ không bao giờ biến mất nếu nhà đầu tư tìm kiếm được vị trí tốt, giá hợp lý, thanh khoản cao", anh Duy nói.
Bất động sản vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn
Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản được nhận định đang đứng trước nhiều thách thức như nguốn vốn từ ngân hàng co hẹp, giá liên tục tăng cao, siết thuế chuyển nhượng bất động sản. Song, điều này không nghĩa rằng, bất động sản đang mất đi tính hấp dẫn trong đầu tư.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế nhận định, thị trường bất động sản diễn biến không lặp lại tình trạng năm 2009. Thị trường cũng không có bong bóng. Nhu cầu mua nhà ở sau dịch càng cao, vì sau đại dịch Covid-19. Cơ sở hạ tầng và dự án bất động sản đang được đẩy nhanh, mạnh. Đây chính là cơ hội cho các nhà đầu tư.
Còn bàn thêm về khó khăn, ông Hiếu nhận định, vốn vào thị trường bất động sản sẽ chậm lại. Nhưng nhà đầu tư sẽ cẩn trọng và đồng nghĩa rủi ro giảm đi do Nhà nước kiểm soát tốt thị trường, không xảy ra hiện tượng bong bóng.
"Tuy nhiên, đây không phải là điều tệ hại cho thị trường bất động sản vì "đồng tiền khôn ngoan" bao giờ cũng tạo nên lợi nhuận tốt và đóng góp vào sự phát triển ổn định của nền kinh tế và sự phát triển của chính các doanh nghiệp", ông Hiếu nói.
Trên cơ sở đó, ông Hiếu nguyến nghị nhà đầu tư hãy tìm kiểu kỹ tài sản đảm bảo, nắm được giá trị của thị trường, tính thanh khoản và tính pháp lý.
Nhận định bất động sản là kênh đầu tư tốt, Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho rằng, nhu cầu về nhà ở, về giao dịch mua bán trong dân tại Việt Nam vẫn rất lớn, không hề suy giảm vì dịch bệnh. Dù kinh tế khó khăn nhưng nhu cầu nhà ở vẫn luôn cao, điều này sẽ tiếp tục là tiền đề để bất động sản thu hút dòng tiền lớn trong dân.
Cũng theo ông Quốc Anh, có lý do khiến thị trường địa ốc tăng trưởng mạnh đó là hoạt động đầu tư công với hàng loạt dự án quy mô. Giai đoạn 2021 - 2025, tổng vốn đầu tư công 2,87 triệu tỷ đồng, hy vọng đạt giải ngân 95%, cao hơn mức 75% của giai đoạn 2016 - 2020. Hạ tầng phát triển thì bất động sản cũng sẽ được hưởng cú hích từ việc động thái này.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng giám đốc Đại Phúc Land, các nhà đầu tư chuộng bất động sản vì tỷ suất sinh lời cao, ít biến động theo ngày và là kênh đầu tư tương đối an toàn. Tâm lý nhà đầu tư thích giữ tiền trong tài sản dài hạn. So về tỷ suất lợi nhuận, bất động sản là kênh đầu tư hấp dẫn hơn so với những kênh khác.
Thị trường bất động sản đang bất ổn? Thị trường bất động sản đang có các dấu hiệu bất ổn, tiềm ẩn sự rủi ro như tình trạng mất cân bằng, lệch pha cung cầu, phân lô bán nền tràn lan, sốt giá... Thời gian qua, nghịch lý đã xuất hiện trên thị trường bất động sản, nhiều phân khúc có giá tăng mạnh trong khi đó thanh khoản chưa tương...