Thị trường bất động kỳ vọng tăng trưởng nhờ các chính sách mới
Thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam cuối năm 2022, đầu năm 2023 được các doanh nghiệp kỳ vọng “khởi sắc” nhờ tác động từ các chính sách mới liên quan.
Nhận diện thị trường
Báo cáo thị trường BĐS quý III/2022 mới đây của Hiệp hội BĐS Việt Nam cho thấy, những thị trường lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ… đang ghi nhận sự sụt giảm mối quan tâm của người tìm kiếm BĐS từ 14 – 19%, nguồn cung các phân khúc sản phẩm BĐS giảm từ 9 – 50% so với cùng kỳ năm trước.
Nhiều chính sách mới về khung giá đất, đánh thuế BĐS, pháp lý dự án… sẽ tác động lớn đến thị trường BĐS 2023.
Theo ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn (Kênh thông tin dịch vụ BĐS số 1 Việt Nam), việc “nghẽn” nguồn vốn vào thị trường là nguyên nhân hàng đầu của sự sụt giảm. Thực tế, tình trạng khát vốn của các chủ đầu tư đã diễn ra từ đầu năm đến nay, các nguồn vốn chính vào thị trường đều đang bị thu hẹp. Bên cạnh đó, nguồn vốn từ trái phiếu BĐS năm 2022 cũng giảm.
Hiệp hội BĐS Việt Nam dự báo quý IV/2022, thị trường có thể sẽ tăng trưởng, nhưng chỉ tập trung chủ yếu ở loại hình chung cư, khi các chủ đầu tư đang bắt đầu mở bán hàng rầm rộ ở những phân khúc dành cho người mua ở thật. Đất nền dự báo cũng sẽ bớt khó khăn khi nhu cầu nhà đầu tư tìm kiếm tăng cao và tìm kênh “trú ẩn” vốn an toàn, cộng với thời điểm cuối năm Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công và giải ngân. Ngoài ra, trong quý IV, các dòng lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh thường đổ vào BĐS, lượng kiều hối đổ về nước dự kiến năm nay thu hút 14 – 16 tỷ USD là trợ lực dòng tiền giúp thị trường thanh khoản tốt hơn.
Còn những tháng đầu năm 2023, mặc dù còn khó khăn, nhưng thị trường sẽ dần ổn định, nhà đầu tư sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận các phân khúc thị trường, khi chính sách liên quan đến lãi suất tín dụng, tỷ giá được ban hành ổn định. Thị trường cũng sẽ được hỗ trợ bởi chính sách 2% cho doanh nghiệp (gói 25.000 tỷ đồng) và người mua nhà (gói 15.000 tỷ đồng).
Video đang HOT
Ba chính sách mới sẽ tác động đến thị trường BĐS 2023
Những chính sách mới liên quan khung giá đất, đánh thuế BĐS, pháp lý dự án… dự báo sẽ mang đến những tác động lớn với thị trường BĐS 2023.
Thị trường BĐS đang trải qua giai đoạn khó khăn khi nhiều dự án ngừng trệ do thiếu vốn, thanh khoản suy giảm.
Nghị định số 42/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan Nhà nước ban hành ngày 24/6/2022, có hiệu lực từ ngày 15/8/2022 quy định rõ việc sử dụng thông tin dữ liệu thị trường nhà ở. Nghị định nêu rõ hình thức khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường BĐS, gồm: Dữ liệu online từ cổng thông tin của hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường BĐS (đường link: https://www.batdongsan.xaydung.gov.vn) hoặc qua cổng thông tin điện tử của các Sở xây dựng. Nghị định cũng yêu cầu các chủ đầu tư dự án BĐS phải cung cấp thông tin, dữ liệu về dự án, sản phẩm đủ điều kiện giao dịch và lượt giao dịch cho các Sở xây dựng (gồm: Thông tin kê khai, cơ cấu sản phẩm BĐS, điều kiện chuyển nhượng của dự án…), nhằm minh bạch thông tin thị trường, tạo niềm tin cho nhà đầu tư.
Nghị Quyết 18-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao” được Ban Chấp hành Trung ương ban hành ngày 16/6/2022, hướng tới bảo đảm hài hòa lợi ích của người dân, nhà đầu tư và Nhà nước trong quản lý và sử dụng đất, giảm thiểu tiêu cực, lãng phí, tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến đất đai. Qua đó, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước; đồng thời, giúp quyền lợi của người dân được đảm bảo hơn, việc sử dụng đất linh hoạt hơn, tiếp tục thực hiện cơ chế tự thoả thuận giữa người dân và doanh nghiệp trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đô thị, nhà ở thương mại.
Nghị Định 65/2022/ND-CP của Chính phủ ban hành ngày 16/9/2022 sửa đổi bổ sung Nghị định 153/CP về chào bán trái phiếu riêng lẻ, nhằm tăng trách nhiệm của nhà đầu tư khi mua trái phiếu doanh nghiệp, như nhà đầu tư phải đọc bản công bố thông tin và tự ký xác nhận việc tiếp nhận đầy đủ những thông tin doanh nghiệp công bố và chịu trách nhiệm về việc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Nghị định 65/CP còn giúp thị trường trái phiếu trong nước minh bạch thông tin huy động được nguồn vốn trung và dài hạn hiệu quả trên thị trường, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp BĐS có năng lực, uy tín huy động vốn để triển khai các dự án chất lượng, khơi thông nguồn cung.
Thị trường bất động sản cuối năm thanh lọc nhà đầu tư
Theo các chuyên gia xây dựng, các yếu tố như quỹ đất hạn chế, nguồn cung khan hiếm, giá bán cao và quy trình cấp phép các dự án vẫn đang bị siết chặt...
mà thị trường bất động sản (BĐS) đang đối mặt sẽ góp phần thanh lọc nhà đầu tư trong 2 quý cuối năm 2022.
Đối mặt 4 khó khăn lớn
Thị trường bất động sản Việt Nam đang chứng kiến nguồn cầu lớn và động lực tăng trưởng mạnh mẽ đến từ tốc độ đô thị hóa nhanh với tỷ lệ dân số tăng. Tuy nhiên, vẫn những rào cản của thị trường như thủ tục pháp lý, quỹ đất và nguồn vốn đầu tư cũng đang dẫn đến tình trạng lệch pha cung cầu.
Theo ông Neil MacGregor, Tổng giám đốc Savills Việt Nam (Tập đoàn cung cấp các dịch vụ BĐS hàng đầu trên thế giới), tại 2 đô thị lớn nhất của Việt Nam là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang chứng kiến nhu cầu tìm kiếm nhà đất lớn, cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh và tỷ lệ dân số vàng, nhưng do nguồn cung không theo kịp cầu và cần nhiều giải pháp thiết thực để giải quyết tình trạng này, nên giá nhà đất tăng mạnh so với giá trị thật, vượt quá mức thu nhập của đa số người dân.
Thị trường bất động sản cuối năm thanh lọc nhà đầu tư.
Tổng hợp lại những thách thức mà thị trường BĐS đang phải đối mặt, Savills Việt Nam nhận định 4 khó khăn lớn. Các địa phương đang thiếu quy hoạch tổng thể. Năm 2020, khi đó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phê duyệt "Nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050", nhưng đến nay, tiến độ lập quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 khá chậm, khi đến cuối tháng 5/2022 mới có 7/111 quy hoạch được quyết định, phê duyệt. Nguyên nhân là do sự thiếu rõ ràng về quản lý quy hoạch 1/10.000, 1/2.000, 1/500 giữa thẩm quyền của Bộ Xây dựng và UBND các tỉnh, thành phố.
Bên cạnh đó, nhiều bộ luật liên quan đến đất đai, nhà ở, BĐS còn chồng chéo như: Luật Đất đai và Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Đầu tư và Luật Kinh doanh BĐS... gây nên sự khó khăn trong quá trình xin phê duyệt cho các chủ đầu tư trong và ngoài nước. Trong khi đó, Luật Quy hoạch được thông qua từ năm 2017, nhưng quá trình triển khai gặp nhiều vướng mắc do bất cập với thực tế.
Mặt khác, sự thiếu hụt quỹ đất tại các đô thị lớn, dẫn đến nguy cơ bong bóng thị trường, nhất là tình trạng đầu cơ đất đang diễn ra ở nhiều địa phương, giá thị trường nhà ở không hướng tới người mua cuối cùng. Điều này sẽ khiến xã hội và nền kinh tế phát triển không lành mạnh trong dài hạn và quỹ đất tại các đô thị lớn dễ bị thao túng.
Ngoài ra, việc siết tín dụng BĐS và kiểm soát chặt chẽ hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng khiến thị trường ngưng trệ vi thiếu dòng tiền đầu tư, triển hai các dự án dang dở hoặc mới.
Trước thực tế trên, quan điểm của Savills Việt Nam, cũng như của nhiều chuyên gia, các cơ quan quản lý Nhà nước cần sớm sửa đổi, bổ sung các bộ luật liên quan sát thực tế, nhằm tránh sự chồng chéo giữa các quy định khác nhau của khung pháp lý, qua đó hỗ trợ chính quyền các địa phương trong quá trình phê duyệt dự án và cải thiện tình trạng thiếu quỹ đất phát triển nhà ở; xây dựng quy trình đấu giá đất công khai, minh bạch trên cơ sở tham chiếu các quy trình đấu giá đất công tại nước có cách làm hiệu quả và tăng nguồn cung cho phân khúc bình dân, đáp ứng nhu cầu thực của người mua nhà để ở; đồng thời khuyến nghị các doanh nghiệp kinh doanh BĐS đa dạng nguồn vốn huy động đầu tư.
Thanh lọc nhà đầu tư
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, thị trường BĐS nửa đầu năm 2022 đối mặt với không ít khó khăn về nguồn vốn đầu tư, quỹ đất hạn chế, với trạng thái "thăng trầm" liên tục thay đổi trên cả nước. Nguồn hàng khan hiếm, nhu cầu lớn, khi cung vượt cầu sẽ dẫn đến việc giá bất động sản bị đẩy lên cao. Đây là câu chuyện ở nhiều địa phương, nhất là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh nơi không có dự án nhà ở bình dân mới nào thời gian gần đây. Thực tế trên sẽ vẫn tiếp diễn trong nửa cuối năm 2022, khi nguồn vốn tín dụng vào thị trường BĐS bị thắt chặt, nhưng điều này sẽ giúp thanh lọc nhà đầu tư.
Còn theo ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc batdongsan.com.vn (Kênh thông tin dịch vụ BĐS số 1 Việt Nam), 6 tháng đầu năm, trong khi lượng tin đăng mua bán nhà đất có xu hướng tăng 22% so với cùng kỳ, nhu cầu tìm kiếm nhà đất lại giảm mạnh. Điều này cho thấy thị trường đang trong giai đoạn giao dịch không còn dễ dàng như trước. Một trong những nguyên nhân chính là do dòng vốn chảy vào lĩnh vực BĐS từ đầu năm 2022 đến nay hạn chế, khi cả tín dụng ngân hàng lẫn hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp đều bị kiểm soát. Song, điều này sẽ loại bỏ những nhà đầu tư nhỏ lẻ, chụp giật, tạo sóng...
Trước thực tế trên, đại diện các công ty BĐS có thương hiệu hiện nay đều cho rằng, những thách thức thị trường đang phải đối mặt sẽ thanh lọc mạnh mẽ nhà đầu tư theo hướng phát triển bền vững và lành mạnh hơn. Chỉ những chủ đầu tư thật sự có nguồn lực về tài chính và phát triển bền vững sẽ tiếp tục tồn tại, còn những nhà đầu tư phụ thuộc vào vốn vay, không có quy trình phát triển bền vững sẽ gặp nhiều khó khăn. Hai quý cuối năm 2022. thị trường được dự báo sẽ hướng đến các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thực hơn là đầu cơ, lướt sóng.
Về xu hướng mua cuối năm, theo các chuyên gia BĐS, phân khúc được nhà đầu tư ưa chuộng sẽ là đất nền cạnh các khu công nghiệp, nhà phố lân cận trung tâm và các dự án căn hộ. Thị trường đang trong giai đoạn thanh lọc, nên phương án đầu tư an toàn sẽ lên ngôi, nghĩa là các nhà đầu tư sẽ để ý đến các sản phẩm pháp lý rõ ràng, thanh khoản tốt và có thể sử dụng ngay để ở hoặc khai thác kinh doanh.
Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Đại hội nhiệm kỳ V (2022 2027) Hiệp hội Bất động sản (BĐS) Việt Nam (Bộ Xây dựng) sẽ Đại hội nhiệm kỳ V (2022 - 2027) từ ngày 8 - 9/6/2022, với phương châm "Đổi mới - Trí tuệ - Phát triển", hướng đến mục tiêu không ngừng lớn mạnh trong giai đoạn tiếp theo, khẳng định vai trò hỗ trợ trong công tác quản lý và phát triển...