Thi trực tuyến tuyên truyền Quy tắc ứng xử
Sở VHTT Hà Nội đang xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc thi trực tuyến “Tuyên truyền Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội” năm 2021.
Cuộc thi dự kiến khởi động vào đầu tháng 7/2021. Cuộc thi gồm 2 phần, thi trắc nghiệm và tự luận, được tiến hành với hình thức trực tuyến.
Trong đó, phần thi trắc nghiệm gồm 20 câu hỏi thuộc Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội do UBND thành phố Hà Nội ban hành ngày 25/1/2017.
Phần thi tự luận gồm 2 câu hỏi trả lời theo hình thức tự luận, tập trung đề xuất ý tưởng, giải pháp thực hiện hệ thống quy tắc ứng xử.
Các thí sinh tham gia dự thi, hoàn thành bài thi trước 17h ngày 31/7/2021. Dự kiến, lễ tổng kết và trao giải sẽ được tổ chức vào tháng 10/2021.
Video đang HOT
Vĩnh Phúc cấm thu tiền chấm bài kiểm tra trực tuyến, phụ đạo học sinh yếu
Ngày 12/5, Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc có văn bản hướng dẫn việc tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh phổ thông học kỳ II, năm học 2020-2021.
Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc yêu cầu Thủ trưởng cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm chỉ đạo điều chỉnh kế hoạch giáo dục nhà trường của đơn vị; Thực hiện tinh giản, sắp xếp, điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với thời gian còn lại của năm học.
Đảm bảo lớp 9, lớp 12 kết thúc chương trình trước ngày 19/5/2021, thời gian còn lại, tổ chức hướng dẫn cho học sinh ôn tập. Các khối lớp còn lại kết thúc chương trình trước ngày 25/5/2021.
Cụ thể, thời hạn đánh giá và xét hoàn thành chương trình Tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trước ngày 25/5/2021. Học sinh học chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông kết thúc chương trình môn học trước ngày 18/5/2021. Các cấp thuộc bậc học phổ thông kết thúc năm học trước ngày 31/5/2021.
Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc đề nghị các nhà trường phối hợp với phụ huynh, tổ chức, bố trí để huy động được tối đa số lượng học sinh tham gia kiểm tra theo hình thức trực tuyến qua các phần mềm kiểm tra như K12Online, Onluyen.vn, LobHok; có thể theo hướng ra đề chung của Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc của trường hay giao quyền chủ động cho giáo viên.
Ảnh minh họa: Lã Tiến
Nội dung kiểm tra đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học, đáp ứng theo mức độ cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình, đồng thời đánh giá đúng được kiến thức, năng lực học sinh. Phạm vi kiểm tra thuộc các nội dung đã giảng dạy trực tiếp. Không ra đề vào phần kiến thức tinh giản, nội dung hướng dẫn học sinh tự học, nội dung dạy học trực tuyến. Tất cả nhằm đảm bảo các học sinh đều được tiếp cận công bằng với phần kiến thức trong đề kiểm tra.
Ngoại trừ môn Ngữ văn và môn Tiếng Việt kiểm tra cuối kỳ theo hình thức tự luận hoặc kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm, các môn học còn lại kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm.
Trong trường hợp học sinh không đáp ứng được việc kiểm tra trực tuyến, các nhà trường phối hợp với phụ huynh tổ chức, lựa chọn hình thức kiểm tra thông qua dự án học tập hoặc vấn đáp trực tiếp qua điện thoại, đảm bảo kịp thời, khách quan, đánh giá được chất lượng thực của học sinh.
Các học sinh được xác định nhiễm SARS-CoV2 đối tượng F0, giáo viên dạy môn học, giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và các mức đạt được từ đánh giá định kỳ về môn học, hoạt động giáo dục, phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi để tổng hợp, đánh giá kết quả giáo dục học sinh.
Riêng đối với cấp tiểu học, nếu học sinh chưa được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học, giáo viên lập kế hoạch, hướng dẫn, giúp đỡ; đánh giá bổ sung để xét hoàn thành chương trình lớp học sau khi học sinh hết thời gian cách li tập trung.
Trường hợp học sinh là đối tượng F1 (nghi nhiễm, đi về từ vùng dịch hoặc tiếp xúc gần với F0), nhà trường phối hợp phụ huynh tạo điều kiện cho học sinh kiểm tra trực tuyến. Bằng không, Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức ôn tập, kiểm tra, đánh giá sau khi học sinh hết thời gian cách li tập trung.
Nghiêm cấm thu tiền tổ chức, chấm bài kiểm tra trực tuyến và phụ đạo học sinh yếu kém
Đặc biệt, văn bản của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc nghiêm cấm các đơn vị thu tiền của học sinh trong việc tổ chức, chấm bài kiểm tra học kỳ II năm học 2020-2021.
Ngoài ra, tuyệt đối không thu tiền phụ đạo học sinh yếu kém đối với lớp 9, 12 vì đây là trách nhiệm của cơ sở giáo dục. Riêng với lớp 12, cần tập trung vào các môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, đảm bảo học sinh có đủ kiến thức tham gia kỳ thi và duy trì, nâng cao chất lượng thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2020-2021.
Bên cạnh việc quy định thời lượng và thời gian dạy học trực tuyến, một nội dung đáng quan tâm khác mà Sở quy định rõ, đó là việc tổ chức dạy thêm, học thêm bằng hình thức trực tuyến, phục vụ ôn thi cho đối tượng học sinh lớp 9 và lớp 12 . Không tổ chức dạy thêm, học thêm cho các khối lớp còn lại.
Theo đó, trước ngày kết thúc năm học (31/5/2021), các trường thực hiện dạy thêm không quá 4 buổi/tuần với lớp 12 không quá 3 buổi/tuần với lớp 9 (mỗi buổi không quá 4 tiết). Sau ngày 31/5/2021 đến trước khi thi tốt nghiệp trung học phổ thông, dạy không quá 5 ngày/tuần, không quá 2 buổi/ngày, không quá 4 tiết/buổi.
Việc dạy thêm học thêm này là hoàn toàn tự nguyện. Cấm bắt ép học sinh tham gia học thêm có thu tiền dưới mọi hình thức. Nhà trường thực hiện việc quản lý, tổ chức, giám sát, đánh giá chất lượng việc dạy - học của giáo viên và học sinh chặt chẽ, đảm bảo đường truyền, chất lượng, hiệu quả học tập.
Việc thu tiền học thêm không vượt quá mức thu được qui định tại Quyết định số 29/2019/QĐ-UBND ngày 16/7/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Phát động cuộc thi tìm hiểu pháp luật về bầu cử Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa phát động hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến "Công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) với ngày hội của toàn dân". Theo đó, đối tượng tham gia dự thi là cán bộ, đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ đang công tác, sinh hoạt trong các cơ quan, đơn vị, DN, ưu tiên thí sinh là CNLĐ trong các DN....