Thị trấn thời Trung Cổ ví như “Atlantis” bị biển nuốt chửng cuối cùng cũng được tìm thấy sau nhiều thế kỷ
Sau nhiều thập kỷ miệt mài tìm kiếm, cuối cùng các nhà khoa học cũng có câu trả lời cho sự mất tích kỳ lạ của thị trấn cổ này.
Tờ Daily Mirror ngày 10/6 đưa tin, các nhà khoa học cuối cùng đã tìm thấy thị trấn cổ được ví như “Atlantis của nước Anh” bị chìm dưới biển cách đây 650 năm. Trị trấn thời Trung Cổ có tên Ravenser Odd, đôi khi còn được gọi là Ravensrodd, nằm ở phía Đông hạt Yorkshire.
Đây từng là một thị trấn cảng thịnh vượng nằm trên bãi cát ở miệng của sông Humber trước khi bị bỏ hoang, sau đó bị phá hủy và bị Biển Bắc (North Sea) nuốt chửng trong trận bão lớn năm 1362.
Thị trấn chìm, được mệnh danh là Atlantis của hạt Yorkshire nói riêng và nước Anh nói chung, từng là nơi dừng chân chính của các tàu đánh cá và tàu chở hàng ở cửa sông Humber.
Các nhà sử học và khoa học tin rằng nó nằm dưới đáy biển cách bờ biển Yorkshire khoảng 1,6 km. Nhưng một cuộc tìm kiếm mới gần bờ hơn đã phát hiện ra những tảng đá và tác phẩm điêu khắc bằng đá chỉ cách mặt nước vài mét.
Ảnh minh họa.
Các nhà khoa học thậm chí còn dùng đến hệ thống sóng âm độ phân giải cao có thể giúp xác định vị trí, các bức tường của thị trấn bị mất tích. Và rồi, sau nhiều năm nỗ lực, công sức của họ đã được đền đáp.
Các chuyên gia cho rằng phát hiện này sẽ mang tính huyền thoại như phát hiện ra Pompeii (thành phố La Mã cổ đại bị chôn vùi bởi tro bụi núi lửa) hoặc giống như khám phá ra chính Atlantis.
Giáo sư Dan Parsons, một nhà khoa học địa chất tại Đại học Hull, hiện đang dẫn đầu cuộc tìm kiếm. “Thật hấp dẫn, thú vị, phấn khích. Vị trí chính xác của thị trấn thời trung cổ này chưa bao giờ được xác định”, ông nói với The Sun. “Bây giờ chúng tôi có các công cụ và công nghệ tân tiến để đi ra ngoài đó và xác định vị trí của nó một lần, cho mãi mãi”.
Bản đồ các thị trấn trên cửa sông Humber bị mất tích ra biển bao gồm Ravenser Odd.
Nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ tìm thấy tất cả tàn tích của thị trấn, bao gồm nền móng, bến cảng và các bức tường chắn sóng biển.
Sau đó, họ sẽ có thể lập bản đồ và tạo bản đồ 3D – được sử dụng để cử thợ lặn xuống thám hiểm.
Các chuyên gia cho biết hiện họ có tất cả dữ liệu cần thiết và sẽ tiến hành phân tích khu vực dưới biển trong những tuần tới.
Nhà sử học Phil Mathison, người đã dành 25 năm cuộc đời để tìm kiếm thị trấn cổ Ravenser Odd, tỏ ra rất hào hứng với phát hiện này. Ông nói: “Thực sự cuối cùng cũng tìm thấy nó, sau một thời gian dài. Cứ như thể hoàn thành công trình của cuộc đời, tôi rất phấn khích”.
Ông Phil cũng giải thích tại sao phát hiện này lại là “một khám phá phi thường”. Ravenser Odd được thành lập vào năm 1235 và gây được tiếng vang lớn, điều này đã được William Shakespeare đề cập đến trong các tác phẩm “Richard II” và “Henry VI”.
Tên gọi của thị trấn bắt nguồn từ “hrafn’s eyr” (có nghĩa là lưỡi quạ trong tiếng Bắc Âu cổ). Thị trấn từng có tầm quan trọng cấp quốc gia với các cầu tàu, nhà kho, một tòa án và một nhà tù, đê chắn sóng và bến cảng.
Xói mòn ven biển dẫn tới sự suy tàn của thị trấn. Năm 1362, miền bắc châu Âu trải qua cơn bão mạnh Grote Mandrenke hay còn gọi là trận lụt Saint Marcellus. Kết quả là thị trấn bị nhấn chìm hoàn toàn dưới làn nước của Biển Bắc.
Video đang HOT
Theo chân Travel Blogger Mynn Lee dạo khắp 'hang cùng ngõ hẻm' cổ trấn Sanxia chỉ trong 1 ngày
Khi bắt đầu lên kế hạch khám phá thị trấn cổ Sanxia, tôi thực sự không biết mình sẽ mong đợi điều gì nhưng cảm giác chộn rộn và hào hứng với viễn cảnh chuyến đi sắp tới chính là động lực thôi thúc tôi lên đường.
Mynn Lee là một Travel Blogger nổi tiếng đến từ Malaysia, đồng thời là người thành lập website "She Walks the World", nơi chia sẻ những kinh nghiệm du lịch hữu ích dành cho các tín đồ xê dịch. Ít ai biết rằng, trước khi trở thành một Blogger du lịch, một nhà sản xuất video chuyên nghiệp, Mynn Lee từng là một DJ radio, vlogger thích vi vu đó đây. Tính đến nay, cô đã ghé qua 36 quốc gia trên thế giới và con số ấy vẫn đang tiếp tục tăng. Hôm nay, chúng ta hãy cùng theo chân cô nàng dạo khắp 'hang cùng ngõ hẻm' thị trấn cổ Sanxia chỉ trong 1 ngày.
Mynn Lee là một Travel Blogger nổi tiếng đến từ Malaysia, đồng thời là người thành lập website "She Walks the World".
Bắt đầu hành trình khám phá thị trấn cổ Sanxia cùng cô nàng Mynn Lee
Khi bắt đầu lên kế hoạch khám phá thị trấn cổ Sanxia, tôi thực sự không biết mình sẽ mong đợi điều gì? Thực sự tôi chưa bao giờ nghe nói về thị trấn này trước đây nên cảm thấy chộn rộn và hào hứng với viễn cảnh chuyến đi sắp tới. Tôi đã nghiên cứu và tìm hiểu về ngôi đền và phố cổ xinh đẹp của thành phố; và cả về thị trấn Yingge gần đó, nơi vốn nổi tiếng với đồ gốm sứ.
Bắt đầu hành trình khám phá thị trấn cổ Sanxia cùng cô nàng Mynn Lee.
Tổng quan về thị trấn cổ Sanxia
Trong thực tế, thị trấn cổ Sanxia (三峽), có nghĩa là 'Ba hẻm núi'. Sanxia nằm tại điểm gặp gỡ của sông Dahan, sông Sanxia và sông Ngang, thuộc phía tây nam của thành phố Tân Đài Bắc. Quận Sanxia được bao quanh bởi 2 ngọn núi hùng vĩ là Wuliaojian và núi Yuan, tạo nên những cung đường đi bộ tuyệt đẹp như mơ cho khách du lịch Đài Bắc.
thị trấn cổ Sanxia là địa điểm du lịch hấp dẫn.
Với đồi núi trùng điệp, vào thời hoàng kim, thị trấn cổ Sanxia là cơ sở hàng đầu cho việc trồng chè bên cạnh việc sản xuất thuốc nhuộm. Giờ đây, những tàn tích của quá khứ chỉ có thể được nhìn thấy ở điểm tham quan nổi tiếng nhất thành phố - Phố Cổ Sanxia.
Cách di chuyển đến Sanxia
Khi đến Đài Bắc, tôi đã vi vu khắp nơi với hành lý của mình nhưng khi đến Yingge, tôi đã để lại toàn bộ đồ đạc trong tủ khóa ở Bảo tàng Gốm sứ Yingge.Vì vậy, sau chuyến thăm Phố Cổ Yingge, tôi đã phải đi bộ trở lại bảo tàng để lấy túi và bắt một chiếc taxi để di chuyển đến khách sạn Fullon Hotel Sanyin, nơi tôi sẽ lưu trú trong quá trình khám phá thị trấn cổ Sanxia. Chi phí đi xe rơi vào khoảng 150 Đài tệ (tương đương 5 đô la Mỹ).
Bạn có thể di chuyển bằng taxi đến Sanxia.
Lưu trú tại khách sạn Fullon Hotel Sanyin
Khi đến thị trấn cổ Sanxia, tôi đã lưu trú tại khách sạn Fullon Hotel Sanyin. Tọa lạc tại khu vực mới của thành phố, chỉ cách Phố Cổ Sanxia nổi tiếng 20 phút đi bộ hoặc 5 phút lái xe và rất gần Đại học Quốc gia Đài Bắc nên xung quanh Fullon Hotel Sanyin có vô số cửa hàng và nhà hàng vô cùng thuận tiện.
Lưu trú tại khách sạn Fullon Hotel Sanyin.
Hôm đó, tôi đã book một Phòng Superior cực kỳ rộng rãi, bên trong có một chiếc giường King cỡ lớn, một phòng trang điểm riêng biệt với một chiếc gương lớn, một phòng tắm, đầy đủ các tiện nghi của thế giới hiện đại.
Phòng bên trong khách sạn Fullon Hotel Sanyin.
Một ngày hoàn hảo của Mynn Lee tại thị trấn cổ Sanxia
Buổi sáng
Để bắt đầu hành trình khám phá thị trấn cổ Sanxia, tôi đã dùng bữa sáng tự chọn của khách sạn ngay tại Hibiscus Room. Ngoài ra, Fullon Hotel Sanyin còn có Nhà hàng Trung Hoa Happy Garden ở gần sảnh đợi phục vụ các món ăn Trung Quốc và dimsum kiểu Hồng Kông và Quán cà phê Arcadia thường phục vụ bữa sáng tự chọn cho khách có nhu cầu.
Tôi đã dùng bữa sáng tự chọn của khách sạn ngay tại Hibiscus Room.
Sau đó, ông Joe, Giám đốc khách sạn Fullon Sanyin đã đề nghị đưa tôi đi tham quan độc quyền quanh Sanxia bằng chiếc xe du lịch của khách sạn.
Buổi chiều
Ăn trưa tại nhà hàng Chi Meatball
Chuyến tham quan thị trấn cổ Sanxia của tôi giờ đây mới thật sự bắt đầu! Để căng tràn năng lượng, tôi đã lựa chọn ăn trưa theo phong cách rất địa phương tại một nhà hàng nhỏ ven đường tên là "Chi Meatball". Quán phục vụ một món ăn rất độc đáo có tên là 肉圓 (rou yuan), có nghĩa là thịt viên - nhưng nó lại không giống với các loại thịt viên mà chúng ta vẫn thường làm đâu!
Ăn trưa tại nhà hàng Chi Meatball.
'Thịt viên' tại Chi Meatball là một khối tròn sền sệt màu trắng có kích thước bằng nắm tay, được làm từ gạo và bột khoai lang, bên trong nhân là thịt lợn, măng và nấm đông cô. Sau đó, nó được phủ đẫy bằng một loại tương ớt ngọt có màu nâu đỏ.
Quả thực, đây là một trải nghiệm ăn uống vô cùng thú vị đối với tôi.
Quả thực, đây là một trải nghiệm ăn uống vô cùng thú vị đối với tôi. Mặc dù khi mới cắn miếng thịt viên có hơi mềm nhưng tôi đã quen với kết cấu và thực sự thích thú với phần nhân và nước sốt. Ngoài món chính là thịt viên, bữa trưa của tôi hôm đó còn có một tô canh ruột heo nấu tiêu ngon khó cưỡng.
Tham quan Đền Sanxia Zushi
Sau bữa trưa tại khu phố cổ, tôi đi men theo bờ sông đến một trong những địa danh mang tính biểu tượng nhất của thị trấn cổ Sanxia - Đền Sanxia Zushi. Ngôi đền được xây dựng lần đầu vào giữa thế kỷ 18 và được tu bổ lại nhiều lần sâu khi bị phá hủy bởi động đất và chiến tranh.
Ngôi đền hiện nay bạn thấy mỗi khi đến thị trấn Sanxia đã được trùng tu sau Thế chiến thứ hai dưới sự chỉ đạo của nghệ sĩ nổi tiếng của Đài Loan Li Mei Shu (người có đài tưởng niệm trong thành phố). Không chỉ là điểm đến nổi tiếng của du lịch Đài Bắc, Đền Sanxia Zushi còn là nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời của Li Mei Shu và nhiều nghệ sĩ khác từ khắp đất nước.
Ngôi đền được xây dựng lần đầu vào giữa thế kỷ 18.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, giờ đây, Đền Sanxia Zushi hoàn toàn lộng lẫy, và mỗi lần có dịp đến đây, bạn sẽ có cảm giác như đang đi qua một phòng trưng bày nghệ thuật. Bởi đây chính là nơi trưng bày các tác phẩm thư pháp tinh xảo; những cột trụ được làm thủ công đẹp mắt cùng phần mái với các tác phẩm điêu khắc thu nhỏ mô tả các thần thoại và truyền thuyết cổ đại.
Dạo quanh Phố cổ Sanxia
Chỉ cần đi xuống con đường từ ngôi đền là Phố Cổ Sanxi nổi tiếng. Toàn bộ con phố này được bao quanh bởi hơn 100 ngôi nhà đậm nét phương Tây khi được lát gạch đỏ có từ những năm 1900 và các mái vòm cùng cột trụ tuyệt đẹp. Trong quá khứ, các cửa hàng nằm dọc theo con phố thường bán các sản phẩm địa phương như thuốc nhuộm và trà. Còn ngày nay, ngay cả khi họ đã chuyển sang bán những thứ như đồ lưu niệm, đồ uống và đồ ăn nhẹ, bút lông thư pháp và các đồ cổ cũ khác thì họ vẫn duy trì diện mạo lịch sử xưa cũ của thị trấn cổ Sanxia.
Phố Cổ Sanxia khá yên tĩnh trong chuyến thăm của tôi vào buổi chiều hôm đó, nhưng người ta bảo rằng nó sẽ trở nên đông đúc và nhộn nhịp nếu bạn đến đây vào cuối tuần. Đặc biệt, khi bạn đi bộ dọc theo Phố Cổ Sanxia, đừng quên thưởng thức món bánh sừng bò Golden Bull Horns (金 牛角) đặc trưng của thành phố. Và đúng như tên gọi, chiếc bánh sừng bò có hình dạng như sừng của một chú bò tót nhưng ăn thì ngon tuyệt cú.
Ghé Sanxia Indigo Dyeing Centre
Trong khi đi dọc theo con phố cổ, tôi tình cờ bắt gặp Trung tâm nhuộm chàm Sanxia. Ngược dòng lịch sử, trở lại thời nhà Thanh, thị trấn cổ Sanxia là trung tâm đầu mối cho ngành công nghiệp nhuộm quần áo của Đài Loan. Và Thuốc nhuộm chàm (xanh lam), là một kỹ thuật nhuộm vải truyền thống của xứ Đài. Vào thời điểm đó, để tạo ra các mẫu vải đẹp, người ta sử dụng thuốc nhuộm màu xanh lam này cùng chỉ và sáp.
Ghé Sanxia Indigo Dyeing Centre.
Còn giờ đây, Trung tâm có các xưởng nhuộm, nơi bạn có thể thiết kế áo phông hoặc khăn tay của riêng mình với giá từ khoảng 400 Đài tệ (13 USD).
Khám phá vườn trà Xiong Kong
Từ trung tâm thị trấn cổ Sanxia đến vùng núi mất hơn nửa giờ lái xe nhưng đến đây, bạn sẽ được nhìn tận mắt và sờ tận tay đặc sản của Sanxia vào thời hoàng kim - trà. Và một trong những nơi tốt nhất để trải nghiệm văn hóa trà của thành phố chính là Tập đoàn Trà Đài Loan: Sanxia Branch's Xiong Kong Tea Garden.
Sau ghi chiêm bái cảnh quan và ghé thăm các đồn điền tại đây, bạn hãy dừng chân tại Phòng trà lịch sử Daliao (大寮 茶 ă91; 馆) ở vùng lân cận. Đây là một tòa nhà lịch sử được xây dựng vào năm 1944 bởi người Nhật Bản (những người điều hành nghề pha trà ngày xưa). Còn bây giờ nó trở thành một bảo tàng nhỏ trưng bày văn hóa trà của địa phương.
Ăn tối tại Kuo-Ma Hotpot
Tối hôm đó, tôi bước ra khỏi khách sạn để tìm một thứ gì đó địa phương để ăn. Tình cờ lướt qua Nhà hàng Lẩu Kuo-Ma Hotpot trên đường đi, và ngay lập tức, tôi bị thu hút bởi cảnh tượng mọi người đang xì xụp dùng bữa trên nồi lẩu nhỏ của riêng mình nên quyết định ghé vào.
Thực đơn của quán bằng tiếng Trung nên tôi gặp một chút khó khăn, nhưng cô chủ thân thiện đã gợi ý cho tôi món thịt bò cùng lẩu nước dùng 'sha cha' (沙茶) (một loại nước dùng trà thảo mộc). Nói không quá, đây chính là bữa ăn ngon nhất của tôi trong chuyến đi đến Đài Loan lần này mà giá chỉ có 140 Đài tệ (tương đương 4,5 đô la Mỹ) - còn đồ gia vị, cơm và đồ uống như soda, trà và slushies, đều miễn phí. Liệu còn gì tuyệt vời hơn thế nhỉ.
Tôi rời Sanxia vào sáng sớm ngày hôm sau và bắt đầu chuyến phiêu lưu tiếp theo quanh thành phố Tân Đài Bắc.
Tôi đã rời thị trấn cổ Sanxia vào sáng sớm ngày hôm sau và bắt đầu chuyến phiêu lưu tiếp theo quanh thành phố Tân Đài Bắc. Hom đó, tôi bắt taxi đến Dingpu, ga tàu điện ngầm gần nhất để về thành phố. Chuyến đi mất khoảng 15 phút và chi phí là 200 Đài tệ (tương đương 6,5 đô la Mỹ). Có một tin vui là trong vài năm nữa sẽ có một chuyến tàu thẳng đến Sanxia nên việc di chuyển đến đây vô cùng thuận tiện.
Nhận diện, phân loại các cảng biển Việt Nam Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt quyết định phân loại cảng biển và công bố danh mục cảng biển Việt Nam. Theo Dự thảo Quyết định công bố danh mục cảng biển Việt Nam phân loại, có 2 cảng biển loại đặc biệt, 11 cảng biển loại I, 7 cảng biển loại II...