Thị trấn thoát ác mộng Covid-19 nhờ vaccine
Sau khi trở thành trung tâm thử nghiệm hiệu quả vaccine Covid-19 trong ba tháng, thị trấn 45.000 dân ở đông nam Brazil đã đến lúc hái quả ngọt.
Trong những tuần gần đây, sau khi hầu hết người trưởng thành của thị trấn Serrana tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa Covid-19, số ca nhiễm và tử vong đã giảm và cuộc sống bắt đầu trở lại bình thường, dù nhiều nơi khác ở Brazil và trên thế giới, đại dịch vẫn hoành hành.
Ở trung tâm thị trấn, trẻ em cười đùa và rượt đuổi nhau khắp quảng trường chính, trong khi nhiều nhóm bạn bè vui vẻ trò chuyện dưới ánh mặt trời chiều dù không đeo khẩu trang.
“Chúng tôi cảm thấy tự do”, Homero Cavalheri, kiến trúc sư nghỉ hưu 68 tuổi, cho biết ông không còn phải ở lì trong nhà vào mỗi buổi chiều. Thay vào đó, ông đi dạo cùng vợ Irene và cháu trai một tuổi của họ.
“Mọi thứ đều mới mẻ với thằng bé”, ông nói khi ôm chặt đứa cháu nhỏ. “Nó nhìn ngắm tất cả cây xanh và chim chóc”.
Vợ chồng ông Homero Cavalheri đi dạo cùng cháu trai một tuổi trên quảng trường chính ở thị trấn Serrana, bang Sao Paulo tuần này. Ảnh: WSJ.
Cuộc thử nghiệm ở Serrana, thị trấn sản xuất đường mía của Brazil, đã mang tới hy vọng cho nhiều quốc gia khác trên khắp thế giới trong cuộc chiến với đại dịch rằng tiêm chủng đại trà có hiệu quả. Nó cũng cho thấy hiệu quả của vaccine Covid-19 của Sinovac, loại vaccine đang được sử dụng ở hàng chục quốc gia đang phát triển từ Ai Cập tới Philippines.
Tất cả người trưởng thành ở Serrana đã được tiêm vaccine CoronaVac trong giai đoạn từ tháng 2 tới tháng 4 theo chương trình thử nghiệm có tên Dự án S. Đây là thử nghiệm tiêm chủng đại trà đầu tiên ở Brazil, được áp dụng với những người trên 18 tuổi, phụ nữ không trong giai đoạn mang thai hay cho con bú, và người không có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Trong số 27.700 người trưởng thành đủ điều kiện, 27.150 (tức 98%) đã được tiêm vaccine.
Viện Butantan, trung tâm nghiên cứu cộng đồng, nơi sản xuất vaccine CoronaVac ở Brazil và điều hành thử nghiệm, từ chối bình luận cho tới khi kết quả đầy đủ được công bố vào cuối tháng này.
Tuy nhiên, những kết quả ghi nhận được đến nay khiến nhiều quan chức và cư dân thị trấn rất vui mừng. Tỷ lệ nhiễm đã giảm 75% kể từ sau khi đạt đỉnh vào tháng 3, trong khi không ghi nhận ca tử vong nào trong nhóm đã tiêm chủng đầy đủ. Kết quả này cho thấy CoronaVac có hiệu quả với biến chủng P.1 đang hoành hành ở Brazil.
Video đang HOT
“Những con số này đã nói lên tất cả”, Léo Capitelli, thị trưởng Serrana, nói. “Nó đã thành công”.
Hiệu quả của CoronaVac cũng có thể được thấy rõ tại phòng chờ khu chăm sóc đặc biệt của thị trấn. “Chỉ ba tuần trước, nơi này đông tới mức mọi người phải đứng”, Lucia Elaine Caldano, người quản lý đơn vị, chỉ vào những hàng ghế trống.
Trong ba tuần qua, người duy nhất phải đặt máy thở là một phụ nữ từ chối tiêm vaccine. “Có rất nhiều khó khăn lúc bắt đầu thử nghiệm, vì nhiều người tin chúng tôi đang trở thành chuột bạch. Nhưng thực tế đó là phước lành”, bà Caldano nói.
Nhưng tại những vùng khác ở Brazil, quốc gia mới tiêm chủng đầy đủ cho 7% dân số, tình hình đại dịch rất khác. Gần 100 người chết mỗi giờ vì Covid-19, trong khi hàng nghìn người đổ về các bệnh viện đông đúc.
Sau khi ghi nhận trung bình 67 ca nhiễm mới một ngày hồi tháng 3, số ca nhiễm mới hiện tại của Serrana chỉ là 17 người mỗi ngày. Tỷ lệ nhiễm trung bình của Brazil cũng giảm khoảng 24% so với đỉnh điểm tháng 3.
Trong tháng 4, Serrana báo cáo 6 người chết vì Covid-19. Trong đó, 5 người mới tiêm liều vaccine đầu tiên. Một nạn nhân khác xuất hiện triệu chứng hai ngày sau khi tiêm mũi thứ hai, cho thấy người này đã bị nhiễm trong khoảng thời gian giữa hai lần tiêm, theo thị trưởng Capitelli.
Quan chức Serrana cho biết một trong những bất ngờ lớn nhất là hầu hết người dân đều đồng ý tiêm chủng. Trong một khảo sát quốc gia hồi tháng 12 năm ngoái, một nửa người trả lời cho biết họ từ chối tiêm vaccine Trung Quốc.
Nghiên cứu của Serrana được cho cung cấp thêm bằng chứng về hiệu quả của CoronaVac trong các nghiên cứu của toàn cầu. Kết quả thử nghiệm giai đoạn mà Butantan thực hiện cuối năm ngoái CoronaVac có thể ngăn chặn 50% triệu chứng bệnh và 100% nguy cơ tử vong. Không giống thử nghiệm giai đoạn 3 của Pfizer, tình nguyện viên tham gia thử nghiệm CoronaVac đều là nhân viên y tế, những người có khả năng nhiễm lượng virus lớn, khiến tỷ lệ hiệu quả có thể thấp hơn, theo nhóm nghiên cứu.
Nằm ở bang Sao Paulo, Serrana được chọn thử nghiệm vì là một thị trấn có tỷ lệ nhiễm trùng và mật độ người đi lại cao. Khoảng 1/4 cư dân rời thị trấn mỗi ngày để đi làm, chủ yếu tới thành phố lân cận Ribeirao Preto.
Sinovac đã cung cấp vaccine miễn phí cho thử nghiệm ở Serrana. Khi đại dịch phần lớn đã được kiểm soát ở Trung Quốc, Bắc Kinh đã tìm tới các quốc gia có tình hình đại dịch nghiêm trọng như Brazil để thử nghiệm hiệu quả vaccine mà họ phát triển.
Hầu hết người dân Serrana đều cảm thấy biết ơn khi họ có cơ hội được tiêm chủng đầy đủ. Jesuel Sacoman, một thợ điện 50 tuổi, nói ông đáng lẽ không đủ điều kiện để tiêm chủng nếu không ở Serrana. Bang Sao Paulo tuần này mới bắt đầu tiêm chủng cho người từ 60-62 tuổi do nguồn cung hạn chế.
“Chúng tôi đang sống trong một cái kén giữa lòng Brazil. Nỗi lo lắng đè nặng tâm trí tôi đã được trút bỏ”, ông nói.
Quan chức thị trấn vẫn yêu cầu người dân tiếp tục đeo khẩu trang và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa khác.
Tuy nhiên, không phải ai cũng bị thuyết phục tiêm vaccine. Silvio Franciscone, 60 tuổi, một người ủng hộ Tổng thống Jair Bolsonaro, người luôn phản đối tiêm chủng, cho biết ông tin bản thân không cần vaccine bởi đã phục hồi sau đợt nhiễm nCoV năm ngoái nhờ uống thuốc kháng sinh và vitamin.
“Một người bạn của tôi cũng tự khỏi bệnh bằng cách để khí nóng từ máy sấy tóc thổi vào mũi và xuống họng, nhưng sau đó vẫn đi tiêm vaccine. Thật ngốc!”, Franciscone nói.
Những thanh thiếu niên tụ tập nói chuyện với nhau tại khu vực trung tâm thị trấn Serrana, bang Sao Paulo tuần này. Ảnh: WSJ.
Serrana hy vọng có thể nhanh chóng phục hồi nền kinh tế, sau khi đại dịch khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 25%. Nhiều công ty gần thành phố Ribeirao Preto đã sa thải nhân viên hoặc đóng cửa. Tuy nhiên, nhiều khách sạn và cửa hàng trong thị trấn đã ghi nhận lượng khách tăng dần kể từ sau khi hầu hết người dân hoàn thành chương trình tiêm chủng.
Jose Ricardo Aranda, 48 tuổi, người sở hữu một khách sạn gần đường cao tốc nối thành phố Sao Paulo với bang Minas Gerais lân cận, nói Serrana đã trở thành một điểm dừng chân yêu thích. “Chúng tôi trở thành điểm dừng chân được lựa chọn nhiều trên tuyến cao tốc này bởi mọi người biết ở đây an toàn hơn”, ông nói.
Sau khi lao đao vì không có khách trong suốt mấy tháng cuối năm ngoái, ông Aranda cho biết công việc kinh doanh dần trở lại bình thường, khi khách đã lấp đầy một nửa trong số 35 phòng của khách sạn.
Flávia Cedrinho, chủ cửa hàng quần áo trên quảng trường chính, nơi những phụ nữ giàu có thường ghé qua, cho biết doanh thu đã giảm 30% so với bình thường nhưng mọi thứ có thể tồi tệ hơn nếu không có Dự án S.
Thị trưởng Capitelli nói một số nhà máy dệt may và công ty khác đã liên hệ với chính quyền để tìm cách thiết lập cơ sở sản xuất và kinh doanh trong thị trấn, nhằm tận dụng nguồn lao động được tiêm chủng. Bởi lực lượng này sẽ giúp họ giảm nguy cơ bị gián đoạn hoạt động vì các đợt bùng phát mới. Trong khi đó, thị trấn cũng tung nhiều ưu đãi tài chính để thu hút các doanh nghiệp và đa dạng hóa nền kinh tế địa phương.
“Thị trấn của chúng tôi sẽ trở thành đứa con vàng của khu vực”, ông nói.
Không tin vaccine, Madagascar ca ngợi dùng thảo dược để ngăn COVID-19
Tổng thống Madagascar Andry Rajoelina cho biết đảo quốc Ấn Độ Dương này đang trong "giai đoạn quan sát vaccine" trước khi khởi động chương trình tiêm chủng do có quá nhiều ghi nhận về tác dụng phụ của thuốc .
Tổng thống Andry Rajoelina uống thảo dược được bào chế từ giống cây artemisia để ngăn COVID-19. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin AFP, Tổng thống Andry Rajoelina tuyên bố ông không có kế hoạch tiêm vaccine ngừa COVID-19 cũng như không cần vội triển khai chương trình tiêm chủng trên diện rộng cho người dân nước này. Thay vào đó, ông khuyến khích mọi người sử dụng một loại thảo dược do địa phương sản xuất .
"Bản thân tôi vẫn chưa được chủng ngừa và tôi không có ý định tiêm vaccine", Tổng thống Andry phát biểu trên truyền hình vào tối 20/3.
Nhà lãnh đạo đã ca ngợi về công dụng ngăn chặn virus SAR-CoV-2 gây ra dịch viêm đường hô hấp COVID-19 của giống cây artemisia trồng tại địa phương. Đặt tên là Covid-Organics hay còn gọi tắt là CVO, thảo dược này được bào chế dưới dạng dung dịch uống. Tuy nhiên, thuốc này chưa từng được thử nghiệm khoa học.
Tổng thống Andry cho biết ông chuyển sang dùng CVO "để bảo vệ bản thân và gia đình".
Khi đề cập đến vaccine ngừa COVID-19, Tổng thống Andry khẳng định ông và đất nước của mình không bài trừ vaccine song quốc gia này vẫn đang trong "giai đoạn quan sát vaccine" vì thuốc có quá nhiều tác dụng phụ.
Nhà lãnh đạo không chỉ rõ tác dụng phụ ông nói ở đây là gì. Một số triệu chứng thường gặp sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 hiện nay là mệt mỏi, đau đầu trong thời gian ngắn. Cũng xuất hiện báo cáo các trường hợp hiếm gặp về cục máu đông ở những người được tiêm vaccine trong số trên 400 triệu liều đã được tiêm trên toàn thế giới. Tuy nhiên, các cuộc điều tra vẫn chưa thể xác nhận mối liên hệ giữa vaccine và triệu chứng máu đông.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định các vaccine hiện hành vẫn an toàn và khuyến khích các chính phủ triển khai tiêm chủng rộng rãi.
Tổ chức Ân xá Quốc tế đã chỉ trích quan điểm của Tổng thống Andry. Tổ chức này cho rằng lập trường của nhà lãnh đạo Madagascar đại diện cho một cuộc tấn công vào quyền được chăm sóc sức khỏe của công dân.
Nhà nghiên cứu Tamara Leger của nhóm nhân quyền nhấn mạnh vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy CVO "hiệu quả trong việc ngăn chặn COVID-19".
Trong một năm kể từ khi bùng phát dịch, Madagascar ghi nhận trên 22.000 ca mắc COVID-19, trong đó có 340 trường hợp tử vong. Tổng thống Andry cho biết quốc gia này đang bước vào làn sóng dịch bệnh thứ hai, đặc biệt là do sự xuất hiện của biến thể virus Nam Phi có khả năng truyền bệnh cao.
Cuba thử nghiệm giai đoạn cuối vaccine Soberana 02 tự sản xuất Ngày 21/3, Cuba thông báo kế hoạch tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho 150.000 nhân viên đang tham gia lực lượng tuyến đầu chống dịch. Cuba thông báo kế hoạch tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho 150.000 nhân viên đang tham gia lực lượng tuyến đầu chống dịch. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Đây cũng là một phần trong giai đoạn cuối của quá trình thử...