Thị trấn nơi những cậu bé biến thành ma cô
Rosa mới 17 tuổi khi được một người đàn ông tự xưng làm nghề bán quần áo tán tỉnh, và cô nhanh chóng rơi vào lưới tình với anh ta tại quê nhà – một thị trấn nhỏ ở Mexico.
Gái điếm đứng chờ khách ở thành phố Merced, Mexico. Những tay buôn người ở Tenancingo ép phụ nữ Mexico đi bán dâm khắp những chợ người như ở La Merced hay sang tận New York. Ảnh: AP
Theo CNN, Rosa đi cùng anh ta tới một thị trấn khác có tên Tenancingo, nơi anh này giới thiệu cô với gia đình. Đưa Rosa đi ngắm những ngôi nhà tuyệt đẹp quanh thị trấn, anh ta hứa một ngày nào đó cô sẽ có ngôi nhà của riêng mình nếu chịu đi cùng anh ta sang Mỹ làm việc. Cô đồng ý, và khi tròn 18 tuổi, hai người cùng đi tới thành phố New York.
Khi đến Mỹ, cô mới nhận ra rằng, công việc hứa hẹn kia chưa bao giờ tồn tại mà thay vào đó, tên “bạn trai” ép Rosa đi bán dâm. Mới 18 tuổi, Rosa bị ép buộc phải bán dâm khắp các nhà thổ từ New York đến New Jersey, thậm chí có lúc không được phép rời khỏi phòng trong nhiều tuần lễ.
Những câu chuyện tương tự như của Rosa thường xuyên xảy ra trên đất Mỹ, theo Bradley Mileys, CEO của Polaris – một tổ chức chống buôn người có trụ sở tại thủ đô Washington. Tổ chức này đã mở đường dây nóng chống nạn buôn người ở Mỹ từ năm 2007, và từ đó đến nay, họ biết được khoảng 21.000 vụ nạn nhân bị cưỡng ép bán dâm. Những người sống sót sau khi bị đưa từ Tenancingo sang Mỹ nằm trong số những vụ đau lòng và gây sốc nhất.
Tenancingo là một thị trấn có nền tảng bóc lột. Mạng lưới buôn người vững chắc mở rộng ra ngoài khu vực, nơi mà những cậu bé bước vào nghề ma cô từ khi ít tuổi. Đàn bà và thiếu nữ bị ép bán dâm trên phố, trong các nhà thổ, trực tuyến, và trong những quán rượu nhỏ ở Mỹ và Mexico. Họ và gia đình run rẩy vì đe dọa, bạo lực và dối trá. Họ vùng vẫy trong chế độ nô lệ thời hiện đại, bị mạng lưới tội phạm buôn bán và bóc lột trở nên tinh vi qua nhiều thập kỷ ép làm nô lệ.
Chế độ nô lệ hiện đại sâu, rộng và phức tạp lan truyền khắp xã hội toàn cầu. Theo số liệu của Tổ chức Lao động Quốc tế, ước tính có khoảng 4,5 triệu người là nạn nhân của buôn bán tình dục khắp thế giới, ngành công nghiệp này tạo ra hàng chục tỷ đô la lợi nhuận cho bọn tội phạm mỗi năm.
Thị trấn Tenancingo, Mexico. Ảnh: Flickr
Video đang HOT
Hai tổ chức chống buôn người Polaris và Consejo Ciudadano đã hợp tác, thiết lập đường dây nóng cả ở Mỹ và Mexico. Ngoài ra, họ còn tăng cường tuyên truyền cho người dân hai nước hiểu và ngăn chặn hành vi của bọn buôn người Tenancingo. Chính quyền và các lực lượng thực thi pháp luật, xã hội dân sự được yêu cầu hành động quyết liệt hơn trong công tác chống buôn người, chẳng hạn như tạo công ăn việc làm cho những nạn nhân buôn người, và chấm dứt cội nguồn việc buôn người là thuyết phục đàn ông từ bỏ việc mua dâm từ những nạn nhân của bọn buôn người.
Rosa đã truyền cảm hứng cho nạn nhân và những người cứu giúp cô, khi vượt qua được mặc cảm và được viện tư vấn và chăm sóc nạn nhân buôn người Sanar hỗ trợ, bước đầu xây dựng lại cuộc sống. Cô học Yoga ở viện Sanar, kiếm được việc làm bán thời gian, rồi việc làm toàn thời gian và đang đứng trên chính đôi chân của mình. Cô được chính phủ Mỹ cấp visa T – loại cho phép nạn nhân của bọn buôn người cư trú và làm việc tại Mỹ. Rosa đã tìm thấy tương lai cho cuộc đời mình.
Hồng Hạnh
Theo VNE
IS bán nô lệ giá 10 điếu thuốc lá
Trong căn lều nhỏ, bà Kimy Hassan Sayfo ngửa mặt lên trời và chắp tay cầu nguyện: "Tôi cầu mong địa ngục này mau chấm dứt". Hai người con gái của bà từng bị IS bắt giữ và may mắn trốn thoát, nhưng các cháu gái vẫn nằm trong tay những kẻ cực đoan.
Bà Kimy Hassan Sayfo, người có cả con gái và cháu gái bị IS giam giữ, cầu mong cuộc sống địa ngục này mau chấm dứt. Ảnh: NBC News
Câu chuyện về gia đình người phụ nữ 64 tuổi gợi nhắc hàng loạt bi kịch tương tự trong cộng đồng người Yazidi ở Iraq. Hơn 3.000 phụ nữ và bé gái bị bắt giữ khi phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tấn công các ngôi làng của người Yazidi ở vùng Sinjar, tây bắc Iraq hồi tháng 8 năm ngoái. Theo ban quản lý người Yazidi thuộc chính quyền vùng Kurdistan, gần nửa triệu người đã phải rời bỏ quê hương đến nơi khác.
NBC News dẫn thông tin từ giới chức địa phương cho biết hiện có khoảng 2.000 phụ nữ và bé gái vẫn đang bị mua bán như những món hàng tại khu vực do IS kiểm soát. Các bé gái trở thành nô lệ tình dục, trong khi phụ nữ lớn tuổi hơn bị đánh đập và đối xử như đầy tớ trong nhà.
Aveen, người may mắn trốn thoát, kể rằng khi ngôi làng của cô bị vây hãm, phiến quân nhốt nam giới tách biệt với phụ nữ và trẻ em. Chúng giam phụ nữ và các bé gái trong một trường học và hãm hiếp vào ban đêm.
"Chúng bắt cả những bé gái 7 tuổi, 9 tuổi và 10 tuổi". Aveen kể. Cô gái 23 tuổi trốn thoát sau gần một năm thường xuyên bị đánh đập, hãm hiếp.
Các thành viên của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng thậm chí còn ban hành nhiều văn bản nhằm hợp pháp hóa hình thức chiếm hữu người Yazidi làm nô lệ như chiến lợi phẩm trong chiến tranh.
Aveen trốn thoát sau một năm nằm trong tay IS. Ảnh: NBC News
"Mỗi khi có một người trốn được, chúng ta lại biết IS ngược đãi phụ nữ Yazidi như thế nào", Khider Domle, người từng phỏng vấn hàng chục phụ nữ và bé gái bỏ trốn khỏi vòng vây của IS, cho hay. Phụ nữ, đặc biệt là những người bị đưa đến thành trì của IS ở Syria, thường bị bán hoặc trao đổi 3-4 lần khi phiến quân di chuyển đến nhiều địa điểm khác nhau và để họ ở lại.
"Một số người bị bán để đổi lấy vũ khí, hoặc trở thành món hàng với giá chỉ 10 USD hay 10 điếu thuốc lá", Domle nói. Nhiều kẻ cực đoan còn gửi ảnh của họ cho gia đình hòng đòi tiền chuộc, hoặc đơn giản để chế giễu.
Jeelan cùng con gái 9 tuổi may mắn thoát khỏi tay IS hồi tháng 8 năm nay, nhưng cô con gái 11 tuổi vẫn nằm trong tay chúng.
"Con gái tôi rất xinh. Bọn chúng đòi 25.000-35.000 USD tiền chuộc để đổi lấy tự do cho nó", Jeelan đau buồn nói.
Có một số trường hợp khá hiếm chính quyền Kurdistan sẽ trả tiền chuộc. Nhưng đa số phụ nữ Yazidi chỉ có thể chờ đợi sự giúp đỡ từ một số nhà hoạt động nhân đạo bí mật, lính gác, hoặc vợ của những kẻ cực đoan. Aveen trốn thoát nhờ sự hỗ trợ của vợ một phiến quân. Trước khi tự do, cô đã bị bán cho 6 nhà khác nhau trong khu vực kiểm soát của IS.
Hơn 1.000 phụ nữ và bé gái người Yazidi đã thoát khỏi hang ổ của IS, nhưng cuộc chiến này chưa thể kết thúc một khi chúng quay trở lại. Bắt đầu lại cuộc sống bình thường, họ phải đối mặt với nhiều tổn thương cả về thể xác lẫn tinh thần. Trong khi đó, chính quyền khu vực chỉ có thể hỗ trợ một số dịch vụ chăm sóc y tế và điều trị tâm lý cơ bản.
Reem, người đã trốn thoát IS, và chồng. Ảnh: NBC News
Chuyên gia tâm lý Shahla Hesein cho biết thuyết phục phụ nữ đến khám và điều trị lần đầu tiên không hề dễ dàng, do họ ngại chia sẻ quá khứ tăm tối, ngay cả với người thân.
"Họ không muốn kể với gia đình. Họ cảm thấy xấu hổ", cô nói.
Trong văn hóa bảo thủ của người Yazidi, nạn nhân hiếp dâm thường bị kỳ thị và xa lánh, dù cơ quan chính quyền cao nhất hồi năm ngoái đã ban hành quy định yêu cầu các gia đình và cộng đồng dang rộng vòng tay chào đón họ.
Sau khi trốn thoát hồi mùa hè, Reem, 16 tuổi, về sống cùng mẹ và anh chị em tại trại tị nạn ở Duhok. Tại đây, cô đã gặp Barzan, một thợ xây 22 tuổi. Họ yêu nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên. Hai ngày sau, họ làm đám cưới.
Reem cho hay bây giờ cô đã có Barzan bảo vệ mình. Cả hai người đều không dám tiết lộ tên thật vì sợ gây nguy hiểm cho các thành viên gia đình vẫn còn nằm trong tay IS.
Thùy Linh
Theo VNE
IS từng thiêu sống người phụ nữ vì từ chối tình dục cực đoan Trong một nghiên cứu mới đây, Liên Hợp Quốc cho biết Nhà nước Hồi giáo đã từng thiêu sống phụ nữ vì họ từ chối hoạt động tình dục cực đoan. Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS nổi tiếng với hàng loạt các hành động tàn bạo như giết hại con tin, cướp bóc các cổ vật...nhưng gây sốc nhất có lẽ...