Thị trấn nhỏ sát Ai Cập trở thành mục tiêu mới của Israel tại Gaza
Theo các nhóm viện trợ, hơn một triệu người hiện đang trú ẩn ở thị trấn Rafah.
Số lượng dân số tại Rafah tăng gấp 5 lần kể từ ngày 7/10/2023. Ảnh vệ tinh: Planet Labs
Theo những hình ảnh vệ tinh do công ty công nghệ số Planet Labs cung cấp, số lượng lều bạt dành cho người Palestine di tản dựng lên ở Rafah, biên giới phía Nam Gaza với Ai Cập đã tăng đáng kể trong vài tuần qua.
Dân số Rafah gia tăng trong bối cảnh giao tranh dữ dội và Israel mở rộng lệnh sơ tán về phía Bắc. Các tổ chức viện trợ quốc tế đã cảnh báo về những hậu quả nhân đạo tiềm ẩn trước một cuộc tấn công tiềm tàng của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF).
Vào ngày 7/2, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết ông đã yêu cầu IDF chuẩn bị hành động tại thành phố Rafah. Thủ tướng Netanyahu cho rằng thị trấn phía Nam Gaza này là một trong những thành trì cuối cùng còn sót lại của Hamas.
Chỉ sau đó hai ngày, nhà lãnh đạo Israel thông báo yêu cầu quân đội lên kế hoạch sơ tán hàng trăm nghìn người ở Rafah trước một chiến dịch trên bộ sắp tới. Vài giờ sau, các cuộc không kích nhằm vào Rafah của Israel đã khiến ít nhất 44 người Palestine thiệt mạng, trong đó có hơn chục trẻ em.
Ngày 10/2, các nước láng giềng và các nhà hòa giải chủ chốt đã cảnh báo về thảm họa và hậu quả nếu quân đội Israel tiến hành một cuộc tấn công trên bộ vào thành phố Rafah.
Hiện hơn một nửa trong số 2,3 triệu dân của Gaza đang tập trung tại Rafah. Nhiều người đã tháo chạy đến đó sau khi tuân theo lệnh sơ tán của Israel. Không rõ địa điểm trú ẩn tiếp theo của những người này sẽ đi về đâu trong trường hợp Israel sơ tán.
Video đang HOT
Số lượng lều cho người di tản Palestine tại Rafah tăng vọt. Ảnh: Planet Labs
Trong một tuyên bố mới nhất, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry cho biết bất kỳ cuộc tấn công trên bộ nào của Israel vào Rafah sẽ gây ra hậu quả thảm khốc và khẳng định mục đích cuối cùng của Israel là buộc người Palestine rời khỏi vùng đất của họ. Ai Cập cảnh báo bất kỳ động thái nào của người Palestine vào Ai Cập sẽ đe dọa đến hiệp ước hòa bình kéo dài 4 thập kỷ giữa Israel và Ai Cập.
Trong khi đó, Qatar và Saudi Arabia cũng lên tiếng cảnh báo về những hậu quả rất nghiêm trọng. Thậm chí kế hoạch sắp tới của Israel cũng khiến Washington – một đồng minh thân cận với nước này – không hài lòng. Các quan chức Mỹ nhấn mạnh một cuộc tấn công vào Rafah mà không có kế hoạch kỹ lưỡng cho dân thường ở đó sẽ dẫn đến thảm họa. Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock bày tỏ trên X: “Người dân ở Gaza không thể tự biến mất trong không khí”.
Angelita Caredda, giám đốc khu vực của tổ chức nhân đạo NRC, bày tỏ: “Điều kiện ở Rafah vốn đã rất tồi tệ. Một chiến dịch quân sự toàn diện của Israel sẽ dẫn đến nhiều thiệt hại về nhân mạng hơn nữa”.
Trên thực tế, gần như hàng ngày, Israel thực hiện các cuộc không kích ở Rafah. Thị trấn này cũng là một điểm tiếp cận hiếm hoi của thực phẩm và vật tư y tế thiết yếu của Gaza trong khi Israel đang triển khai cuộc chiến trên bộ ở Khan Younis ngay phía Bắc.
Theo tổ chức Bác sĩ Không biên giới, tại Khan Younis, lực lượng Israel đã nổ súng vào bệnh viện Nasser – bệnh viện lớn nhất khu vực, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và 5 người bị thương.
Người phát ngôn Cơ quan Y tế Palestine Ashraf al-Qidra cho biết nhân viên bệnh viện không thể di chuyển giữa các tòa nhà vì các vụ cháy dữ dội. Ông cho biết 450 bệnh nhân và 10.000 người di tản đang trú ẩn ở đó.
Rafah, điểm biên giới duy nhất giữa Gaza và Ai Cập, ngày càng trở nên quan trọng như một nơi ẩn náu cho người dân Gaza chạy trốn chiến sự ở những nơi khác trong vùng đất. Đây được coi là một trong những nơi an toàn cuối cùng của người Palestine trong bối cảnh xung đột đang diễn ra. Dân số tại thị trấn này đã tăng gấp 5 lần kể từ cuộc tấn công của Hamas vào Israel vào ngày 7/10/2023, khơi mào màn đáp trả quy mô lớn từ Israel và nổ ra chiến sự ở Gaza.
Theo Cơ quan Y tế Palestine, số người thiệt mạng tại Gaza đã vượt qua 28.000 người, 67.317 người khác bị thương. Trong khi đó, theo số liệu của IDF, tại Israel, ít nhất 1.200 người đã thiệt mạng và 6.900 người khác bị thương do các cuộc tấn công của Hamas.
Israel sắp tấn công nơi trú ẩn cuối cùng của hơn 80% người Gaza
Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã lên kế hoạch tấn công mặt đất vào Rafah, "nơi trú ẩn cuối cùng" cho người Gaza mà trước đó được coi là "vùng an toàn"
Bài đăng trên nền tảng mạng xã hội X vào cuối ngày 2/1 của Bộ trưởng Quốc phòng Israel, ông Yoav Gallant nói rằng Rafah sẽ trở thành mục tiêu tấn công tiếp theo của quân đội Israel. Ảnh chụp tài khoản X của Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant
Hãng tin Al Jazeera có trụ sở ở Qatar ngày 3/2 dẫn phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Israel, ông Yoav Gallant cho biết Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sẽ nhắm mục tiêu tiếp theo vào Rafah, khu vực phía Nam Dải Gaza, vốn được chính Israel trước đây coi là "vùng an toàn" và yêu cầu thường dân Palestine di tản đến.
Trong một bài đăng trên nền tảng mạng xã hội X vào cuối ngày 2/1, ông Gallant nói rằng Lữ đoàn Khan Younis của tổ chức Hamas đã bị giải tán và quân đội Israel sẽ tiếp tục tới tới Rafah để hoàn thành nhiệm vụ của mình ở đó.
Ông Gallant nhấn mạnh: "Chúng ta sẽ tiếp tục cho đến cuối cùng, không còn cách nào khác".
Các binh sĩ quân đội Israel tác chiến ở thành phố Khan Younis lớn nhất Nam Gaza. Ảnh cắt từ clip của Lực lượng Phòng vệ Israel.
Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Israel được đưa ra trong bối cảnh phần lớn các khu vực ở Dải Gaza bị bắn phá nặng nề và hầu hết người Palestine phải tìm nơi trú ẩn ở Rafah, khu vực nằm ở phía Nam Gaza - dải đất thuộc Palestine.
Điều này đã làm dấy lên nỗi sợ hãi trong số những người phải di dời và lo ngại từ các tổ chức viện trợ toàn cầu khi nơi cuối cùng được quân đội Israel chỉ định là "vùng an toàn" ở Gaza đang bị đe dọa.
Theo thông tín viên Hani Mahmoud của Al Jazeera, "đối với nhiều người, nó làm tăng mức độ hoảng loạn. Họ không có nơi nào khác để đi. Đây là nơi ẩn náu cuối cùng của người Palestine ở Gaza. Ngoài ra, chỉ có biên giới Ai Cập".
Hiện nay, khoảng 1,9 triệu trong số 2,3 triệu người của Gaza bị dồn vào Rafah gần biên giới với Ai Cập. Họ ở trong các tòa nhà dân cư hoặc ngủ trên đường phố mà không được bảo vệ hoặc có cơ sở hạ tầng cơ bản.
Ngày 2/2, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) đã mô tả thị trấn biên giới Rafah ở phía Nam Gaza là "nồi áp suất của tuyệt vọng".
Người phát ngôn của OCHA - ông Jens Laerke chia sẻ: "Tôi muốn nhấn mạnh về những quan ngại sâu sắc của chúng tôi đối với tình trạng leo thang xung đột ở Khan Younis, dẫn đến sự gia tăng số lượng người di tản tìm nơi ẩn náu ở Rafah trong những ngày gần đây. Hàng ngàn người Palestine đã tiếp tục chạy trốn về phía Nam, nơi đang nhận hơn một nửa dân số khoảng 2,3 triệu người của Gaza. ... Rafah là chiếc nồi áp suất của tuyệt vọng, và chúng tôi lo sợ về điều gì sẽ xảy ra tiếp theo".
Trẻ tị nạn Palestine tại một lớp học ở Rafah, Dải Gaza, ngày 24/1. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ New York Times, gần như toàn bộ 2,3 triệu cư dân của Gaza đã phải rời bỏ nhà cửa sau hơn ba tháng Israel không kích và ra lệnh sơ tán. Rafah ở khu vực biên giới với Ai Cập, từng là thành phố với 300.000 dân, nay trở thành nơi ẩn náu chính cho những người phải di dời.
Những người Palestine di tản chen chúc tại Rafah chia sẻ với Al Jazeera rằng họ lo sợ nguy cơ xảy ra tấn công trên bộ nhằm vào thành phố này.
Lý do Israel và Ai Cập có thể bị kéo vào xung đột vì thành phố Rafah Mặc dù trọng tâm giao tranh tập trung vào Khan Yunis, nhưng đáng ngạc nhiên là Rafah lại nổi lên như một cái bẫy phức tạp, vì cuộc xung đột ở đó sẽ đặt ra những thách thức ở nhiều cấp độ. Khói bốc lên sau các cuộc không kích của Israel nhìn từ Rafah, phía Nam Dải Gaza. Ảnh: Reuters Khi Lực...